Kỹ thuật ni cá Bóp trong lồng bè trên biển:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tập huấn đến thu nhập hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện kiên hải, tỉnh kiên giang (Trang 28)

2.1 .1-Đánh giá tác động

2.3. Kỹ thuật ni cá Bóp trong lồng bè trên biển:

Đặc điểm sinh trưởng: Cá Bóp hay còn gọi là cá Giò có tên khoa học (Rachycentron canadum) tên tiếng anh (Cobia/Black King fish) phân bố ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng nước ấm của biển ôn đới. Trong tự nhiên, cá Bóp sớng ở vùng nước mặn hoặc nước lợ ven biển, rạn san hô cho đến vùng biển khơi. Cá Bóp thuộc loại cá dữ, ăn thịt động vật, thức ăn tự nhiên gồm cua, tôm, ốc và các loại cá con. Tốc độ sinh trưởng của cá nhanh, có thể đạt cỡ 7 - 9 kg sau một năm ni. Cá Bóp thành thục lần đầu tiên sau 2 năm tuổi, mùa sinh sản của cá Bóp từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.

Do cá Bóp có tớc độ sinh trưởng nhanh, giá thị trường tương đối cao nên được nuôi khá phổ biến ở nhiều tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Phú Yên, Khánh Hồ, Vũng Tàu, Kiên Giang và Cà Mau. Hình thức ni chủ ́u là ni lồng trên biển. Do đặc điểm sinh trưởng của cá bóp nên nơng dân ở huện Kiên hải thường thả nuôi từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, chủ yếu là nguồn cá giống từ khai thác tự nhiên. Thời gian thu hoạch sau 10 đến 12 tháng thả nuôi.

Theo tài liệu tập huấn hướng dẫn kỹ tḥt ni cá bóp trong lồng bè trên biển của Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang (năm 2015) được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Kiên Hải trong thời gian qua với các nội dung chủ yếu sau:

Chọn vị trí đặt lồng: Trong nuôi lồng, do chất lượng nước không thể

kiểm soát được như trong các thuỷ vực, ao đầm mà tuỳ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Vì thế chọn lựa vị trí thích hợp sẽ là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của nghề nuôi. Thông thường, tiêu chuẩn lựa chọn vị trí nuôi ở vùng eo, vịnh hay mặt sau của đảo. Độ sâu phải bảo đảm đáy lồng cách đáy biển ít nhất >1m. Tránh nơi sóng to, gió lớn như sóng cao trên 2m và tớc độ dòng chảy 1m/giây vì có thể làm hư hỏng lồng, trơi thức ăn, làm cho cá hoạt động yếu gây chậm lớn và sinh bệnh. Tốc độ chảy thích hợp từ 0,2-0,6m/giây. Đảm bảo hàm lượng oxy từ 4-6mg/lít, nhiệt độ 25-30 0C, độ mặn từ 27-33 ‰.

Lồng ni: Có 2 kiểu lồng ni phở biến là : lồng gỗ có kích thước từ 27.

Cỡ mắt lưới lồng dùng cho lồng nuôi cá thương phẩm tăng dần theo tăng trưởng của cá, từ 2a = 3 – 7 cm.

Cách chọn giống và thả giống: Cỡ giống thả nên đạt khối lượng trung bình 100g trở lên, chiều dài 18 – 20 cm (70 – 75 ngày tuổi). Giống phải đồng đều, khoẻ mạnh, không bị xây xát và không mang mầm bệnh. Trước khi thả giống phải thuần để cá giống không bị sốc môi trường như nhiệt độ, độ mặn, pH,… khi cá thích nghi với môi trường nuôi thì mới thả. Xử lý cá qua nước ngọt 5 – 10 phút để loại mầm bệnh ký sinh trên cá, nên thả cá vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Cá Bóp có tớc độ sinh trưởng nhanh, khi thu hoạch cá thịt đạt trung bình 5-8 kg/con nên mật độ thả nuôi ban đầu cần dừng ở mức 3 – 6 con/m3. Trong giai đoạn khi cá đạt từ 1 – 3 kg cần phân cỡ cá một số lần để đảm bảo cá lớn đồng đều. Khi cần có thể giảm bớt mật độ cá trong lồng.

Quản lý thức ăn: nguồn thức ăn sử dụng cá tạp để cho cá Bóp ăn cần phải

dùng cá tươi, rửa sạch, cắt nhỏ vừa cỡ miệng của cá. Ngày cho ăn một lần vào buổi sáng. Mỗi lần cho ăn đến no, lượng thức ăn từ 4 – 6 % tổng khối lượng đàn cá nuôi. Hệ số thức ăn sử dụng cá tạp dao động từ 7 – 9 kg cá tạp/1 kg cá thịt.

Bảng 2.1: Chế độ thức ăn Trọng lượng cá

(kg)

Số lần cho ăn (lần)

Lượng thức ăn (% trọng lượng thân)

Thời gian cho ăn (giờ)

< 3 2 7 9 và 17

Quản lý lồng nuôi: Trong quá trình nuôi cần theo dõi tình trạng sức khoẻ

và bệnh tật của cá để kịp thời xử lý. Cần định kỳ vệ sinh và thay lưới lồng mỗi tháng 1 lần hoặc khi kiểm tra lưới bị bẩn để đảm bảo thông thoáng cho lồng nuôi. Định kỳ kiểm tra các bộ phận lồng nuôi (phao, khung, dây neo, lưới…) và kịp thời bảo dưỡng hoặc thay thế để giảm thiểu rủi ro do hư hỏng lồng. Hàng tháng đo mẫu để xác định tăng trưởng của cá (chiều dài và khối lượng cá), để xác định được khối lượng đàn cá trong lồng nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

Trở ngại trong ni cá Bóp lồng, bè trên biển: Trong ni Bóp lồng bè

trên biển, dù có nhiều ưu điểm, song vẫn còn trở ngại như chất lượng nước thay đổi do bị ảnh hưởng mạnh bởi sự thay đởi dòng chảy sóng gió, và các ́u tớ khác như độ mặn, pH, lượng ôxy độc tố do nhiễm bẩn, tảo nở hoa... Vì thế, trước khi nuôi, cần xem xét và chọn vị trí thích hợp.

Một số bệnh thường gặp ở cá Bóp: Cá bóp thả nuôi thường gặp phải một

số bệnh do ký sinh trùng gây ra như: Bệnh sán lá da, bệnh rận cá. Bệnh do vi khuẩn như: Bệnh lở loét, bệnh xuất huyết đường ruột và bệnh hoại tử thần kinh.

Phòng bệnh cho cá bằng cách chọn cá giống khoẻ mạnh, tiệt trùng bằng tắm nước ngọt pha thuốc, hoạt chất loại trừ mầm bệnh. Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống. Thực hiện việc nuôi cá tốt như cung cấp đầy đủ chất dinh cho cá, định kỳ bổ sung chất đề khác bằng cách trộn thuốc, hoạt chất vào thức ăn. Thường xuyên theo dõi đàng cá nhằm kịp thời xử lý khi có dịch bệnh.

Thu hoạch cá sau thời gian nuôi 12 tháng cá đạt trọng lượng 7– 10 kg thì tiến hành thu hoạch, có thể thu tỉa để bán dần và nên thu hoạch bán hết khi có đầu ra để quay vòng chu kỳ nuôi mới.

2.4 Thực trạng về nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện:

Với đặc thù là một huyện đảo nên nền kinh tế – xã hội của huyện Kiên Hải chủ yếu dựa vào khai thác và chế biến thủy sản. Nhưng trong vài năm trở lại đây, tình hình khai thác thủy sản ngày càng trở nên khó khăn do nguồn lợi tự nhiên đang dần cạn kiệt, khan hiếm; ngư trường đánh bắt bị thu hẹp. Vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi trong sản xuất là điều cần thiết và thiết thực.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang, từ sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Huyện ủy, UBND huyện Kiên Hải đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất giống thủy sản để nâng cao chất lượng nguồn giống, bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân và phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản của huyện Kiên Hải.

Thực tế trong 5 năm qua huyện Kiên Hải đã xây dựng, quy hoạch trong vấn đề thủy sản nhằm phát triển kinh tế – xã hội đặc biệt chú trọng đến việc khai thác tiềm năng sử dụng diện tích mặt nước biển của các xã đảo để nuôi các đối tượng thủy sản nước mặn có giá trị kinh tế cao như: cá Mú, cá Bóp, Ốc hương và một sớ lồi hải sản khác, đồng thời từng bước khai thác lợi thế của vùng ven biển theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Qua đó đã tạo động lực phát triển khá toàn diện, khơi dậy tiềm năng của nông hộ, định hướng phát triển sản x́t những mơ hình có chiến lược lâu dài và mang tính bền vững.

Kết quả của chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện trong những năm qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt, sản lượng hàng năm liên tục tăng, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Đặc biệt là các xã đảo trên địa bàn huyện, tình hình nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè đang phát triển khá nhanh vì điều kiện môi trường nước khá tớt, có nhiều đảo che chắn sóng gió nên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn.

Tuy nhiên trong thời gian qua người dân còn thiếu nguồn vốn, chuyên môn kỹ tḥt, con giớng và chưa có nhiều mơ hình kiểu mẫu nên nhân dân chưa mạnh dạn đầu tư để ni các đới tượng thuỷ sản có giá trị cao.

Từ những ́u tớ tḥn lợi và khó khăn trên cho thấy Kiên Hải là huyện có thế mạnh về phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên việc lựa chọn đối tượng thích hợp, có hướng phát triển bền vững và khả thi để nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản là một vấn đề đặt ra hiện nay cho huyện Kiên Hải. Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa dẫn đến

việc cần ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là hết sức cần thiết.

Nghề nuôi cá lồng trên biển của địa phương có những bước phát triển khá nhanh, nơng dân đầu tư mạnh ở những địa bàn có điều kiện thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2015 tồn huyện có 440 hộ nuôi, tăng 27,91%, 808 lồng tăng 37,65%, với 40.896 m3 tăng 45,04% so với năm 2011. Sản lượng nuôi hàng năm tăng mạnh, năm 2015 đạt 601 tấn cá nuôi, tăng 83,63% so với năm 2011. Giá trị sản xuất ước đạt 174,604 tỷ đồng bằng 2,9 lần so với năm 2011

Nghề nuôi cá lồng trên biển của huyện đã dần dần phát huy được tiềm năng lợi thế của huyện, sản phẩm làm ra có giá trị kinh tế cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tỷ trọng nghề nuôi được tăng lên trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản, năm 2011 giá trị sản xuất nghề nuôi trồng chiếm 2,75% (theo giá thực tế) trong cơ cấu, đến năm 2015 tăng lên 5,13% trong cơ cấu ngành thuỷ sản. Trước đây, nghề nuôi cá lồng trên biển chủ yếu phát triển ở xã Nam Du, nhưng từ năm 2011 đến nay đã phát triển rộng khắp trên 4/4 xã của huyện và được người dân quan tâm đầu tư để phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

Bảng 2.2: Kết quả nuôi cá lồng bè giai đoạn 2011-2015

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 (%) 2015/2011 Số hộ 344 410 428 438 440 127.91% Số lồng 587 688 737 746 808 137.65% Thể tích 28,196 32,960 35,240 36,460 40,896 145.04% Sản lượng 328 444 513 420 601 183.23% Giá trị SX 60181 94633 112550 135429 174604 290.13%

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kiên Hải - KG

Cùng với phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên biển, trong giai đoạn 2011- 2015, công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật hỗ trợ cho nông dân được quan tâm

thực hiện, đã tổ chức triển khai được 11 lớp kiến thức nuôi cá lồng bè (cá mú và cá bóp) với 341 học viên tham gia, thời gian tập huấn mỗi lớp 2 ngày trong đó dành một b̉i thực hành chọn vị trí đặt lồng xử lý con giống trước khi thả nuôi. Song song với công tác tập huấn, Trung tâm khuyến nông huyện phối hợp với các xã tổ chức hội thảo nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức cho nông dân, đồng thời đánh giá hiệu quả ứng dụng quy trình kỹ thuật tập huấn vào sản xuất. Qua 5 năm đã thực hiện được 6 cuộc hội thảo trên địa bàn huyện. Thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân, qua 5 năm đã hỗ trợ 534.245.000 đồng. Hình thức hỗ trợ thông qua các mô hình nuôi trình diễn đã góp phần thúc đẩy phát triển nghề ni cá lồng bè trong tồn huyện.

Bảng 2.3: Công tác tập huấn và hỗ trợ nông dân:

Nội Dung 2011 2012 2013 2014 2015 Cộng Hỗ trợ Mô hình 5 3 6 6 4 24 Tập huấn Nuôi cá 1 2 3 3 2 11 Học viên 30 55 92 104 60 341

Hội thảo 1 2 1 2 6

Tổng kết 2 1 1 2 6 Kinh phí H.Trợ 106.650 76.800 144.535 118.760 87.500 534.245

Nguồn: Trung tâm khuyến nông huyện Kiên Hải – KG

Công tác khuyến nông từng bước nâng cao chất lượng, song song với hỗ trợ mô hình nuôi trình diễn trên địa bàn các xã trên địa bàn huyện, công tác tổng kết mô hình và hội thảo được quan tâm. Năm 2015 trung tâm khuyến nông thực hiện khảo sát 4 mô hình trình diễn cho 4 hộ nông dân với 600 con cá giớng (nhóm nơng dân có tập h́n, ứng dụng quy trình kỹ thuật nuôi cá) đồng thời cũng khảo sát nhóm nơng dân cùng địa bàn khơng tham gia tập huấn và không áp dụng quy trình kỹ thuật ni cá, có cùng lượng cá thả ni. Kết quả cho thấy hiệu quả về mặt chi phí giữa nơng dân có hỗ trợ thấp hơn 13.900.000 đồng, trong đó chi phí thức ăn 12.000.000 đồng, chi phí thuốc trị bệnh 3.600.000 đồng. Các khoản chi phí th́c phòng bệnh, chi phí khác nhóm nơng dân được hỗ trợ cao hơn nhưng không nhiều. Hiệu quả về mặt kinh tế hai nhóm nơng dân, đới với nơng dân được

hỗ trợ các chỉ số về mặt kinh tế tốt hơn so với nông dân không được hỗ trợ như sản lượng cao hơn 579 kg, giá thành thấp hơn 10.943 đồng/kg, doanh thu cao hơn 63.690.000 đồng và lợi nhận cao hơn 77.590.000 đồng. Ngoài ra tỷ lệ hao hụt cá giớng của nhón nơng dân được hở trợ thấp hơn nhóm nơng dân khơng được hở trợ 3,8%. Đây là một trong những yếu tố tác động tích cực đến sản lượng cá thương phẩm (Bảng 2.5)

Bảng 2.4: Hiệu quả kinh tế giữa nông dân áp dụng kỹ thuật và nông dân không áp dụng kỹ thuật.

Chỉ Tiêu Đơn vị Nơng Dân có N. Dân khơng Chênh lệch Tính Hỗ trợ (A) Hỗ trợ (B) (A-B) Chi phí cá giống đồng 45.000.000 45.000.000 0 C.P thuốc phòng bệnh đồng 8.700.000 7.500.000 1.200.000 Chi phí thuốc trị bệnh đồng 5.150.000 8.750.000 -3.600.000 Chi phí thức ăn đồng 192.500.000 204.500.000 -12.000.000 Chi phí khác đồng 8.500.000 8.000.000 500.000 Tổng chi phí đồng 259.850.000 273.750.000 -13.900.000 Tỷ lệ hao hụt % 3,5% 7,3% -3,8% Sản lượng Kg 4.746 4.167 579 Doanh Thu đồng 522.060.000 458.370.000 63.690.000 Giá thành đồng 54.751 65.695 -10.943 Lợi Nhuận đồng 262.210.000 184.620,000 77.590.000

Nguồn: Trung tâm khuyến nông huyện Kiên Hải – KG (2015)

2.5. Khung phân tích của đề tài:

Qua tổng quan lý thuyết trên đây và thực tiễn áp dụng ở nhiều nơi, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trong nông nghiệp đã tạo bước phát triển đột phá trong sản xuất nông nghiệp, làm tăng hiệu quả kỹ thuật qua việc sử dụng nhập lượng hiệu quả hơn; từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất, giúp nông dân cải thiện thu nhập. Công nghệ, quy trình và phương pháp mới trong nông nghiệp đến nông dân được thơng qua hoạt động khún nơng, đó là dịch vụ trong nơng nghiệp gồm

các hoạt động chủ yếu: tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, truyền thông và tư vấn. Phương pháp khuyến nông cũng không ngừng đổi mới, đi từ nhu cầu thực tế sản xuất, theo hướng có sự tham gia của nơng dân, thơng qua các mô hình trình diễn mà chính nông dân là người thực hiện.

Như vậy, Chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, đề tài có đặc điểm nghiên cứu là ứng dụng quy trình, kỹ thuật vào thực hành nuôi cá lồng bè trên biển và tác động của nó đến thu nhập của nơng dân. Do đó, đề tài sẽ tập trung phân tích các vấn đề chủ yếu sau đây:

(1) Tác động của chương trình tập huấn hướng dẫn kỹ thuật đối với thực hành và hiệu quả kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên biển của nông dân.

(2) Tác động của chương trình tập huấn hướng dẫn kỹ thuật đối với hiệu quả kinh tế của nông dân ni cá lồng bè trên biển.

Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ứng dụng kỹ thuật nuôi theo tập huấn để làm tăng thu nhập của nông dân nuôi cá lồng bè.

Khung phân tích được thể hiện trong sơ đồ dưới đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tập huấn đến thu nhập hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện kiên hải, tỉnh kiên giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)