2.1 .1-Đánh giá tác động
5.2. Các hàm ý về giải pháp
5.2.1 Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật:
Trên thực tế, vai trò của hệ thống khuyến nông thông qua công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật ngày càng khẳng định không thể thiếu được trong việc nhanh chóng nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp, kỹ năng sản xuất cho nông dân.
Trong điều kiện cụ thể nghề nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải là nghề mới phát triển trong những năm gần đây, mặt dù phát triển khá nhanh cả số hộ nuôi lẫn sản lượng, đồng thời công tác tập huấn cũng được tăng cường, tuy nhiên việc ứng dụng quy trình, kỹ thuật theo nội dung tập huấn vào sản xuất ngay cả nơng dân có tham gia tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật vẫn ứng chưa nhiều, nhất là trong khâu theo dõi, kiểm tra nguồn nước; vệ sinh, phòng bệnh và chế độ thức ăn cho cá. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thực hành thả nuôi và hiệu quả kỹ thuật như: Dòng chảy, nguồn nước, phân đàng, chế độ thức ăn, thay lưới, số lần
phòng bệnh, số lần trị bệnh, lượng thuốc trị bệnh và lượng thức ăn. Đây là các yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng, tỷ lệ hao hụt, sản lượng, giá thành sản xuất và đặc biệt có tác động thực sự trong thực tiễn. Do đó tăng cường cơng tác tập h́n, hướng dẫn kỹ thuật cần quan tâm nhiều đến các nhân tớ trên, góp phần tăng thu nhập cho hộ nơng dân nuôi cá.
5.2.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc ứng dụng quy trình, kỹ thuật nuôi cá lồng bè:
Trên thực tế, nông dân áp dụng kiến thức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật vào sản xuất còn thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hiện có, ngay cả nơng dân được tập huấn vẫn chưa áp dụng đầy đủ. Do vậy công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất là thực sự cần thiết.
Hình thức tuyên truyền: bằng nhiều hình thức và phương pháp như: tuyên truyền trên phương tiện truyền thông của huyện; phối hợp với các tở chức đồn thể chính trị tun truyền lồng ghép với sinh hoạt định kỳ của các tở chức đồn thể. Sử dụng có hiệu quả các mơ hình ni trình diễn, theo đó các hộ dân được hở trợ mô hình phải thực hiện nghiêm túc việc ứng dụng quy trình kỹ thuật dưới sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ khuyến nông ở cơ sở. Kết thúc mô hình thực hiện tốt công tác tởng kết rút kinh nghiệm, cần có sự so sánh giữa hộ dân nuôi không áp dụng quy trình kỹ thuật với mô hình trình diễn cùng địa bàn để nông dân thấy được sự khác biệt về hiệu quả kinh tế. Đây là phương pháp tuyên truyền trực tiếp có đới chứng mang lại hiệu quả thiết thực.
5.2.3 Về quy mô và hình thức tổ chức sản xuất:
Qua kết quả khảo sát cho thấy về thực trạng quy mô nuôi cá ở từng hộ nông dân còn nhỏ lẽ, thể tích lồng nuôi trung bình 58,8m3, lượng cá giống thả nuôi trung bình 208 con, mật độ bình quân 3,61 con/m3, thời gian lao động trong ngày bình quân 3,69 giờ, chủ yếu sử dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình, trong 120 hộ, hộ có phương tiện khai thác chiếm khá cao 59,20% (phụ lục số: 2.14; 2.16). Về hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là hộ nuôi cá thể, chưa có sự liên kết, phới hợp giữa các hộ nông dân trong sản xuất cũng như giữa các hộ nuôi cá
với các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thức ăn, con giống, thuốc hoạt chất phòng, trị bệnh và tiêu thụ sản phẩm.
Xuất phát từ thực trạng trên, đối với cấp ủy, chính quyền địa phương, trước mắt cần có giải pháp tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc ứng dụng quy trình kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là các hộ dân nuôi cá cùng khu vực thực hiện tốt việc liên kết hợp tác ở một số khâu như kiểm tra nguồn nước (độ mặn, độ pH, lượng ôxy trong nước) thay vì mỗi hộ có bộ dụng cụ, thiết bị kiểm tra, nếu thực hiện liên kết theo khu vực chỉ cần một hoặc hai bộ thiết bị là đủ để đánh giá nguồn nước cho một khu vực. Liên kết trong vệ sinh thay lưới hoặc di chuyển lồng bè khi cần thiết và hợp tác trong việc quản lý bè cá, thực hiện dưới hình thức đổi cơng sẽ góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất. Về lâu dài cần có giải pháp xây dựng mô hình tổ chức sản xuất hợp tác xã trong lĩnh vực nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện. Xã viên hợp tác xã ngoài những hộ nuôi cá lồng bè cần mở rộng thêm đối tượng là nông dân khai thác đánh bắt hải sản tham gia, để đảm bảo một phần con giống và thức ăn cho hợp tác xã. Trên thực tế, để sử dụng khoa học công nghệ thì người dân phải sản xuất ở một quy mô nhất định hoặc sản xuất tập trung, vì sản x́t ở quy mơ nhỏ lẻ rất khó áp dụng khoa học công nghệ, hoặc nếu áp dụng triệt để thì một số khoản chi phí tăng cao nhất là chi phí máy móc thiết bị, dụng cụ. Tổ chức sản xuất theo mô hình hợp tác xã gắn với phân công lao động hợp lý sẽ tiết kiệm được lao động, vì hiện nay lao động trong lĩnh vực này độ nông nhàn khá cao (thời gian lao động bình quân chỉ đạt 3,69 giờ trong ngày). Do đó để đạt hiệu quả tế thì việc xây dựng mô hình kinh tế hợp tác xã là một trong những giải pháp làm giảm chi phí sản xuất cho nông dân.
5.3 Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong điều kiện có hạn về thời gian và kiến thức của bản thân nên nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định:
Thứ nhất: Vùng nuôi cá lồng bè trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tương đối rộng, tập trung nhiều ở các huyện, thị xã: Hà Tiên, Kiên Lương. Kiên Hải và Phú Quốc. Về điều kiện tự nhiên, môi trường từng nơi khác nhau. Đề tài chỉ thực hiện trên địa bàn các xã thuộc huyện Kiên Hải, đồng thời với cở mẫu 120 hộ dân nuôi cá lồng bè nên kết quả mẫu đại diện khơng phản ánh hết thực trạng của tồn tỉnh.
Thứ hai: Nghiên cứu chỉ dừng lại ở bước so sánh, đánh giá sự khác biệt về hiệu quả kinh tế giữa các hộ nơng dân có tham gia tập huấn và hộ nông dân không tham gia tập huấn mà chưa nghiên cứu đến các yếu tố tác động đến hiệu quả của công tác tập huấn (Năng lực của cán bộ khuyến nông; chất lượng công tác tập huấn…).
Thứ ba: Đề tài chỉ nghiên cứu một đối tượng nuôi (Cá bóp thương phẩm), chưa đánh giá hết tình hình ni trồng hải sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Kiên Hải nói riêng. Trong khi đó tỉnh Kiên Giang có nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng hải sản với nhiều đối tượng phù hợp với nhiều vùng khác nhau như cá mú, ốc hương, sò, dẹm xanh, hào...
Thứ Tư: Việc phân tích, kiểm định biến thu nhập bỏ qua các ́u tớ có thể tác động như: chi phí nhập lượng đầu vào, chi phí vận chuyển (tiêu thụ sản phẩm) giá bán, làm giảm tính thuyết phục của vấn đề nghiên cứu.
Những hạn chế trên đây của nghiên cứu có thể là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Tiếng Việt
1. Báo cáo tổng kết chuyên đề về phát triển nông lâm, ngư nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội Lần VII Đảng bộ huyện Kiên Hải số 91/BC-PNN&PTNN ngày 19/10/2014 của Phịng nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kiên Hải.
2. Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông các năm 2011,2012,2013,2014 của Trung tâm khuyến nông huyện Kiên Hải.
3. Bộ Khoa học công nghệ, 2004. Quyết định số 21/2004/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ về ban hành tiêu chuẩn Việt Nam.
4. Colman và Young, 1989. Nguyên lý Kinh tế nông nghiệp-Thị trường và giá cả
trong các nước đang phát triển. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Lê Ngọc
Dương và Trần Công Tá.1994. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.
5. Dhollander, Sofie, 2007. Phát triển kỹ thuật có sự tham gia –Hướng dẫn thực
hành (nhân viên khuyến nông và nông dân). Biên dịch: Huỳnh Trấn Quốc và
cộng tác viên. Tp.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Nơng nghiệp.
6. Dương Vĩnh Hảo, 2009, Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mơ hình ni tôm sú thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ.
7. Đặng Hoàng Xuân Huy và Võ Đình Quyết, 2009, “Đo lường hiệu quả lợi nhuận cho các ô nuôi tôm sú thương phẩm tại tỉnh Phú n” tạp chí khoa học cơng nghệ, đại học Nha Trang.
8. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp: Lý thuyết và thực tiễn, nhà xuất
bản thống kê
9. Đinh Phi Hổ và Đoàn Ngọc Phả (2011), Sản xuất lúa gạo theo công nghệ mới,
hiệu quả kinh tế và gợi ý chính sách, Tạp chí Phát triển kinh tế số 253.
10. Đinh Phi Hổ và Lê Thị Thanh Tùng, 2001, „Phát triển nông nghiệp bền vững: Nền tảng lý thuyết và xu hướng của Việt Nam‟, Tạp chí Phát triển
Nhà xuất bản Thống kê.
12. Đinh Phi Hổ, 2008. Kinh tế học nông nghiệp bền vững. Cà Mau: Nhà xuất bản Phương Đông.
13. Field, Bary và Olewiler, 2002. Kinh tế môi trường. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch: Phạm Khánh Nam, Phan thị Giác Tâm, Bùi Dũng Thể, Võ Đức Hoàng Vũ, 2005. Thành phố Hồ Chí Minh: Chương trình Kinh tế và mơi trường Đông Nam Á (EEPSEA) –Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.
14. Guell, C.Robert, 2008. Những chủ đề Kinh tế học hiện đại: Kinh tế vi mô. Dich từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Văn Dung, 2009. Đồng Nai: Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai.
15. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích Dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
16. Lê Văn Thu, 2015, Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Tp. HCM.
17. Lê Xuân Sinh và ctg, 2006, „Tác động về mặt xã hội của các hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn lợ ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long‟, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, quyển 2, trang 220-234.
18. Ngơ Đức Cát, 2001. Phân tích sản xuất và tiêu dùng nông sản. Trong Giáo trình Phân tích chính sách nơng nghiệp, nơng thơn; Chủ biên: Ngơ Đức Cát
và Vũ Đình Thắng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Chương II.
19. Ngô Văn Thạo, 2006, Các nhân tố tác động đến nghề nuôi tôm sú công nghiệp của tỉnh Bến Tre, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Tp HCM.
20. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh –thiết kế và thực hiện. Hà Nội: Nhà Xuất bản Lao động Xã hội.
21. Nguyễn Duy Cần và Nico Vromant, 2009. Đánh giá sự chấp nhận của Phương pháp phát triển kỹ thuật có sự tham gia (PTD) trong chuyển giao công nghệ ở Đồng bằng Sơng Cửu Long, Tạp chí Khoa học-Trường Đại học Cần thơ 2009:12 trang 123-133.
kỹ thuật mơ hình ni tơm sú thâm canh rải vụ ở Sóc Trăng”, Tạp chí
Khoa học, trường Đại Học Cần Thơ số 14, trang 222-232.
24. Niên giám thống kê các năm 2011,2012,2013,2014,2015 của Chi cục thống kê Huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang.
25. Phùng Cẩm Hà, 2007, Các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để phát triển nuôi
tôm trên vùng ngập mặn tại 2 huyện Nhơn Trạch và Long Thành tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ, Đại học Mở Tp. HCM.
26. Thái Thanh Hà, 2005, “Ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đối với kết quả ni tơm của các hộ gia đình huyện Phú Vàng, Thừa Thiên Huế”, Tạp chí
Khoa học, Đại học Huế số 26, trang 75-80.
27. Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang, 2005. Tài liệu tập huấn kỹ thuật ni cá bóp (Giị) thương phẩm.
28. Võ Thị Thúy An, 2012. Đo lường chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại-vận dụng thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Chi nhánh Đà Nẳng. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 256, trang 8-17. 29. Vũ Đình Thắng, 2011. Chính sách khoa học cơng nghệ. Trong: Ngơ Đức Cát-
Vũ Đình Thắng, hiệu đính. Giáo trình Phân tích chính sách nơng nghiệp,
nơng thơn. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Chương VII.
Tiếng Anh
1. Adger, W Neil; Brown, Katrina; Fairbass, Jenny; Jordan, Andrew; Paavola, Jouni; Rosendo, Sergio; Seyfang, Gill; 2003. Governance Sustainability: towards a "thick" analysis of environmental decisionmaking. Environmental
and Planning A 2003, Volume 35, pages 1095-1110.
2. Africare, Oxfarm African, WWF-ICRISAT Project, 2010. More Rice for
People, More Water for the Planet, WWF-ICRISAT, Hyderabat, India [pdf].
Available at:
3. Alston, Julian M. et al., 2000. A Meta-Analysis of Rates of Return to R&D: Ex
Karanja, 2010. Quality Rice Seed Production Manual. Uganda: National Crops Research Institute (NaCRRI) and CABI Africa. [pdf] . Available at <http://r4d.dfid.gov.uk/PDF/Outputs/ResearchIntoUse/riu2011quality-rice- production-manual.pdf>
5. Galarraga, Ibon, Abadie, M. Luis and Ansuategi, Alberto, 2013. Economic
Efficiency, Environmental Effectiveness and Political Feasibility of Energy Efficiency Rebates: The Case of Spanish of Energy Efficiency "Renove" Plan.
BC 3 working paper Low carbon Programme [online]. Available at: http://www.bc3research.org/list publications.html
6. Kutting, Gabriela, 2000. Distinguishing between Institutinal and Environmental Effectiveness in International Environmental Agreements: The Case of The Mediterranean Action Plan. The International Journal of Peace Studies. Volume 5, Number 1 [online]. Available at:
7. Leeuw, Frans & Vaessene, Jos, 2009. Impact Evaluations and Development- NONIE Guidance on Impact Evaluation, Washington: NONIE-The Networks
on Impact Evaluation [pdf]. Available at:
8. Swanson, E. Burton, 2008. Global Review of Good Agricultural Extension and Advisory Service Practices, Food and Agricultural Organization of
United Nations, Rome 2008 [pdf] Available at:
9. White, Howard, 2006. Impact Evaluation-The Experience of Independent Evaluation Group of The World Bank. World Bank September 2006
10. Wilson, Gordon and Richard Heeks, 2000. Technology, poverty and development. In: Tim Allen and Alan Thomas, eds. Poverty and
Development into the 21st Centurry. Oxford: The Open University in
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kiến thức thực hành và hiệu quả nuôi cá Năm 2016 huyện Kiên Hải Tỉnh Kiên Giang
PHẦN KIỂM SOÁT
Mã số bảng câu hỏi:_________ Ngày phỏng vấn:___-___-2016 Xã:…………….…., huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang.
Thưa Ơng/Bà,
Tơi là học viên lớp Cao học Quản lý kinh tế 2015-2016, của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đang thực hiện nghiên cứu “Tác động của tập huấn
đến thu nhập của hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang”
Bảng phỏng vấn này được thực hiện nhằm phục vụ nghiên cứu. Tôi cam kết những nội dung mà Ơng/Bà cung cấp thơng qua bảng phỏng vấn chỉ được dùng để thực hiện nghiên cứu trên và không dùng cho bất kỳ mục đích nào khác. Các thơng tin cá nhân cũng sẽ được giữ kín.
Rất mong Ơng/Bà ủng hộ và hồn thành bảng phỏng vấn.
I-Thơng tin chung của chủ hộ ( người trực tiếp nuôi cá)
1- Giới tính: Nam , nữ 2-tuổi……….
3- Trình độ học vấn: không biết chữ , tiểu học , trung học cơ sở , trung học phổ thông , trung cấp , cao đẳng , đại học
4- số nhân khẩu trong hộ…………..
5- tổng số lao động chính trong hộ:…,( Nam từ 15 đến 60 tuổi; nữ từ 15 đến 55 tuổi) 6- số lao động trực tiếp nuôi cá:…………
7- Số giờ lao động trong ngày…………
(Số giờ laođdộng = Số LĐ trực tiếp x số giờ LĐ)
8- ơng bà có tham dự tập huấn “Kiến thức ni cá lồng bè” không ? Có không
10-Tổng số lồng ni……….. lồng, tổng thể tích……. m3
11- Hộ gia đình ơng/bà có phương tiện hành nghề khai thác hải sản Có không II. Thực hành thả ni và chăm sóc đàn cá:
12- Có ứng dụng kỷ thuật từ chương trình tập huấn. a- Độ sâu của lồng cá: ….. mét
b- Kiểm tra dòng chảy của nước: Có không
c- Kiểm tra nguồn nước (độ mặn; độ P/H, lượng ơxy) Có không * Nếu có: số lần kiểm tra trong một tháng: (lần)
Độ mặn Độ pH Lượng ôxy
* Nếu không: lý do không kiểm tra: Đánh dấu (X) vao ô tương ứng