- Định hƣớng nghiên cứu của luận án:
2.1.2 Đánh giá đất đai trên cơ sở phân loại độ phì tiềm năng FCC:
- Hệ thống phân loại và đánh giá độ phì nhiêu đất FCC là hệ thống phân loại độ phì đất đầu tiên được xây dựng bởi Buol và ctv (1975), Sanchez và ctv (1975),…Hệ thống này đã được sử dụng rộng rãi, đặc biệt FAO đã sử dụng để phân loại, đánh giá độ phì nhiêu đất và khuyến cáo sử dụng đất dựa trên kết quả phân tích lý hóa học. Sanchez và ctv (2003) đã đề xuất hệ thống phân loại khả năng độ phì FCC hồn chỉnh đây là hệ thống sử dụng rất có hiệu quả dựa vào các đặc tính lý hóa học, hình thái phẫu diện đất, xác định các trở ngại độ phì mà chúng hiện có ảnh hưởng đến quản lý nông nghiệp. Hệ thống được Võ Quang Minh (2006) đã ứng dụng, cập nhật và bổ sung cho đánh giá tiềm năng độ phì đất thâm canh lúa Đồng bằng sơng Cửu Long.
- Trong nghiên cứu “Nghiên cứu khả năng ứng dụng hệ thống phân loại tiềm năng độ phì FCC trong đánh giá độ phì nhiêu đất canh tác lúa tỉnh Trà Vinh tỷ lệ 1/100.000”: Hệ thống đã ứng dụng đánh giá cho 25 điểm khảo sát được các loại độ phì khác nhau với các trở ngại chính như đất hơi chua đến chua (a, a-), bị nhiễm mặn từ ít đến nhiều (s, s-), đất phèn hoạt động và có độc chất Fe/Al (c-), sa cấu cát (S), đất bị cố định lân cao (i), thiếu chất hữu cơ (o) ở các độ sâu khác nhau đã cơ bản đánh giá được trong thực tế khả năng bị mặn, bị phèn, thiếu lân. Tuy nhiên vẫn còn một số trở ngại mà các điểm khảo sát chưa được hệ thống đánh giá như thiếu kali (k), phèn tiềm tàng (f), kềm giữ chất dinh dưỡng kém (e). Đã tìm ra được sự tương quan giữa các yếu tố chẩn đoán với các tầng chẩn đốn, đặc tính chẩn đốn, vật liệu chẩn đốn của các loại đất. Bản đồ đất và điểm khảo sát phân tích phẫu diện đất trên cơ sở hệ thống phân loại WRB là điểm cơ bản để tiến hành phân loại độ phì đất. Xây dựng được bản chuyển đởi trên cơ sở mối quan hệ giữa các tầng chẩn đoán, vật liệu chẩn đốn với các đặc tính độ phì FCC cho đất canh tác lúa tỉnh Trà Vinh đã tìm ra được 12 loại độ phì khác nhau với các trở ngại chính là đất chua ít đến chua (a, a-), bị nhiễm mặn từ ít đến nhiều (s, s-), kềm giữ chất dinh dưỡng kém (e), đất phèn hoạt động và có độc chất Fe/Al (c, c-), thiếu lân (p), thiếu kali (k), đất phèn tiềm tàng có khả năng phóng thích độc chất Fe/Al khi khô (f, f-), thiếu chất hữu cơ (o) từ đó đưa ra khuyến cáo sử dụng đất dựa trên các trở ngại đã nêu, đã giúp ích cho các nhà làm công tác quy hoạch nắm được ưu, nhược điểm của độ phì nhiêu đất từ đó đưa ra kế hoạch thích hợp cho các cơ cấu cây trồng trong tương lai đặc biệt là cây lúa.
Từ kết quả trên làm cơ sở tiến hành đánh giá đất đai định lượng môi trường cho huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh trên đất canh tác 2 vụ lúa.
Qua các cơ sở lý thuyết nêu trên, đặc biệt tỉnh Trà Vinh quá trình tác động của con người tới điều kiện tự nhiên cho thấy hiệu quả sử dụng đất đai qua nhiều năm có xu hướng giảm với nhiều hình thức khác nhau chứng tỏ rằng trong đất có khả năng bị suy
thối, tài nguyên ngày càng khan hiếm. Đó là lý do dẫn đến việc thực hiện đề tài: “Đánh giá đất đai định tính, định lượng kinh tế phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện”.