So sánh chi phí giao dịch ở các huyện Phía Tây và Phía Đơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo đồng bằng sông cửu long, nghiên cứu điển hình tỉnh tiền giang (Trang 32 - 33)

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào thơng tin phỏng vấn

Thứ nhất, chi phí giao dịch phụ thuộc vào giá dịch vụ thực hiện các giao dịch. Mức giá dịch vụ sấy ở phía Đơng cao gấp đơi phía Tây với mức chênh lệch là 120.000 đồng/tấn. Mặc dù, mức chênh lệch giá dịch vụ xay xát thấp hơn dịch vụ sấy – phía Đơng chỉ cao gấp rưỡi phía Tây nhưng xét về số tuyệt đối thì mức chênh lệch này khá cao 110.000 đồng/tấn. Dịch vụ bốc vác chênh lệch 17.500 đồng/tấn. (Phụ lục 3.3).

Thứ hai, chi phí giao dịch chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm địa hình. Ở phía Tây nhờ có nhiều kênh lạch nên thuận tiện cho việc vận chuyển lúa bằng ghe với trọng tải từ 20 tấn trở lên. Ngược lại, ở phía Đơng, chủ yếu vận chuyển lúa bằng đường bộ với trọng tải xe tải 15 tấn. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển đường bộ cao gấp ba chi phí vận chuyển đường thủy. Mức chi phí vận chuyển đường bộ trung bình 200.000 đồng/tấn, mức chi phí vận chuyển đường thủy trung bình 75.000 đồng/tấn (Phụ lục 3.4). Hơn nữa, ở phía Tây, các cánh đồng nằm cặp kênh, lạch nên nơng dân chỉ tốn chi phí vận chuyển lúa lên bờ ruộng, cịn ở phía Đơng phát sinh thêm chi phí vận chuyển lúa đến điểm tập kết (điểm thuận tiện cho xe tải trọng 15 tấn) với mức chi phí 100.000 đồng/tấn.

Ở Kênh 2 và Kênh 3 có mức chênh lệch do yếu tố địa lý là 571.072 đồng/tấn, tương đương 59% chi phí giao dịch cùng Kênh ở phía Tây. Mức chênh lệch này ở Kênh 1 là 252.503 đồng/tấn, tương đương 39% chi phí giao dịch Kênh 1 ở phía Tây.

3.3.2. So sánh chi phí giao dịch của các Kênh giao dịch

3.3.2.1. So sánh chi phí giao dịch giữa Kênh 1 và Kênh 2

Bảng 3. 2. Mô tả về giao dịch và chi phí giao Kênh 1, Kênh 2 Kênh giao

dịch Mơ tả về giao dịch Chi phí giao dịch

Kênh 1 Nông dân  công ty lương thực

Chi phí giao dịch bán lúa (nơng dân) (1) + chi phí giao dịch mua lúa (công ty lương thực) (2)

Kênh 2 Nông dân  nhà máy chế biến

 công ty lương thực

Chi phí giao dịch mua lúa (1) + chi phí giao dịch bán lúa (2) + chi phí

giao dịch bán gạo (3) + chi phí giao dịch mua gạo (4)

Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc, 2011 và thông tin khảo sát của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo đồng bằng sông cửu long, nghiên cứu điển hình tỉnh tiền giang (Trang 32 - 33)