Nhận định vai trò của tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo tại Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo đồng bằng sông cửu long, nghiên cứu điển hình tỉnh tiền giang (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Nhận định vai trò của tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo tại Tiền Giang

Sự tham gia của các tác nhân trung gian (thương lái, nhà máy chế biến) vào trị trường lúa, gạo tại Tiền Giang làm tăng chi phí giao dịch. Cấu trúc quản trị có chi phí giao dịch thấp là Kênh 1, tức là không tồn tại tác nhân trung gian giữa công ty lương thực và nông dân. Tuy nhiên, tác nhân trung gian này cần thiết cho thị trường lúa gạo tỉnh Tiền Giang.

Một mặt, thương lái mang tín hiệu giá cả đến thị trường lúa gạo Tiền Giang. Thông tin về giá cả này là cơ sở để công ty lương thực và nông dân thỏa thuận giá mua bán lúa. Do điều khoản hợp đồng liên kết về giá thu mua là giá thị trường nên cơ sở xác định giá thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nơng dân sử dụng giá lúa thương lái cung cấp để so sánh với giá công ty lương thực đưa ra, và nắm bắt biến động về giá. Đồng thời, các công ty lương thực cũng dựa vào giá thương lái mua lúa trong vùng để định giá lúa trong cánh đồng lớn.

Mặt khác, thương lái đáp ứng tốt nhu cầu của nông dân và cơng ty lương thực. Nhờ tính linh hoạt thương lái có thể thu gom lúa ở những thửa ruộng vùng sâu, vùng xa – nơi cơng

dễ tính trong thương thảo giá. Hơn nữa, tính nhạy bén thị trường giúp thương lái am hiểu nhu cầu thị trường, từ đó kết nối cơng ty lương thực và nông dân.

Thương lái cịn góp phần cho thị trường sơi động. Với tính bất định địa điểm mua, các thương lái có thể thu mua lúa gạo nhiều nơi. Sự hoán đổi địa bàn thu mua giúp cho thị trường lúa gạo tại địa phương sôi động và có nhiều thơng tin thị trường. Thị trường nhộn nhịp hơn cũng nhờ sự đông đúc của thương lái.

Nhà máy chế biến đóng vai trị khác thương lái nhưng cũng rất cần thiết. Nhà máy chế biến vừa chia sẻ gánh nặng về sấy, kho chứa và xay xát lúa, gạo vừa góp phần phát triển ngành chế biến gạo của tỉnh. Năng lực về cơ sở hạ tầng, thiết bị chế biến của công ty lương thực không đủ đáp ứng sản lượng lúa của tỉnh nhất là vào mùa thu hoạch rộ. Chỉ riêng vụ Đông Xuân, sản lượng lúa đạt 541.012 tấn (Cục Thống kê Tiền Giang, 2015). Trong khi đó, năng lực kho chứa của các công ty lương thực trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 256.000 tấn, năng lực bóc vỏ 60 tấn/giờ, lau bóng 582 tấn/giờ (Sở Cơng Thương Tiền Giang, 2011).

Ngành chế biến gạo Tiền Giang sôi động nhờ vào hoạt động sôi nổi của các nhà máy chế biến. Trên địa bàn tỉnh có ba khu tập trung các nhà máy chế biến gạo lớn. Chợ gạo Bà Đắc (hay chợ gạo Cái Bè) là trung tâm giao dịch gạo lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là nơi trung chuyển gạo cả nước và xuất khẩu. Kế đến, khu xay xát lúa Tân Bình (thị xã Cai Lậy) là điểm tập trung nhiều nhà máy bóc vỏ lúa. Cuối cùng, Cụm công nghiệp An Thạnh, cụm công nghiệp chuyên ngành xát trắng, lau bóng gạo.

Cả thương lái và nhà máy chế biến cùng chia sẻ rủi ro bất ổn của thị trường với công ty lương thực. Thị trường lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng bởi thị trường xuất khẩu, với hơn 90% sản lượng lúa của Vùng phục vụ xuất khẩu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017) và khó dự báo. Tham gia sâu vào thị trường lúa gạo, thương lái và nhà máy chế biến chia sẻ với công ty lương thực những bất trắc thị trường, thông qua sự phân công của thị trường. Thương lái và nhà máy chế biến thực hiện công đoạn thu mua lúa và chế biến gạo, cơng ty lương thực đảm nhiệm việc tìm thị trường xuất khẩu gạo. Sự kết hợp này khiến cho các tác nhân này cùng chia sẻ rủi ro về thị trường.

Điều quan trọng hơn, thương lái, nhà máy chế biến là đối tác thu mua lúa của nông dân không tham gia cánh đồng lớn. Các công ty lương thực trên địa bàn tỉnh không ký hợp đồng tiêu thụ liên tục 3 vụ trong năm. Với nhiều lý do khác nhau mà công ty lương thực

chỉ tập trung vào vụ Đông Xn và diện tích nhỏ vụ Hè Thu. Do đó, trong những vụ không thực hiện liên kết, nông dân buộc phải bán cho thương lái, nhà máy. Lúc này, sự tồn tại của thương lái, nhà máy chế biến có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo đồng bằng sông cửu long, nghiên cứu điển hình tỉnh tiền giang (Trang 40 - 43)