Những điểm chung về chi phí giao dịch của các Kênh giao dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo đồng bằng sông cửu long, nghiên cứu điển hình tỉnh tiền giang (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Vai trò của các tác nhân trung gian trong thị trường lúa, gạo tại Tiền Giang

3.3.1. Những điểm chung về chi phí giao dịch của các Kênh giao dịch

Bảng 3. 1. Mô tả về giao dịch và chi phí giao dịch lúa, gạo tỉnh Tiền Giang Kênh giao dịch Mơ tả về giao dịch Chi phí giao dịch

Kênh 1 Nông dân  công ty lương

thực

Chi phí giao dịch của bán lúa (nơng dân) + chi phí giao dịch của bên mua

lúa (công ty lương thực)

Kênh 2 Nông dân  nhà máy chế

biến  cơng ty lương thực

Chi phí giao dịch mua, bán lúa (giữa

nông dân và nhà máy) + Chi phí giao

dịch mua, bán gạo (giữa nhà máy và

công ty lương thực)

Kênh 3 Nông dân  thương lái 

cơng ty lương thực

Chi phí giao dịch mua, bán lúa (giữa

nông dân và thương lái) + Chi phí

giao dịch mua, bán gạo (giữa thương

lái và công ty lương thực) Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc, 2011 và thông tin khảo sát của tác giả

Điểm chung đầu tiên ở cả ba kênh, là chi phí giao dịch của bên bán lúa bằng nhau. Các loại chi phí mà nơng dân chịu bao gồm: chi phí thương thảo, chi phí hao hụt, chi phí bảo quản lúa, chi phí bốc xếp, chi phí vận chuyển đến điểm tập kết, chi phí tổn thất do hợp đồng bị hủy, trong đó, chi phí thương thảo, chi phí hao hụt, chi phí bảo quản lúa, chi phí tổn thất do hợp đồng bị hủy khơng lượng hóa được, do sự thuận tiện của nơng dân, sự mơ hồ về lượng hao hụt và tính phi thị trường.

Sự thuận tiện của nông dân thấy rõ nhất ở việc thương thảo, bên mua lúa tìm đến tận cánh đồng để mua, nơng dân có thể thương thảo giá bán lúa trong lúc lao động tại thửa ruộng của họ. Do vừa lao động vừa thương lượng, mà không mất thời gian và công sức cho việc này, nên không phát sinh chi phí thương thảo.

Trong q trình thu hoạch lúa chắc chắn xảy ra hao hụt, đó là lượng lúa rụng trên ruộng, nhưng không xác định được tỷ lệ, do đó, tác giả khơng tính tốn được chi phí hao hụt của

nơng dân. Theo ý kiến của những hộ trồng lúa, khi lúa chín quá mức (từ địa phương gọi là chín rục) sẽ rụng nhiều hơn và ảnh hưởng đến sản lượng. Tuy nhiên, họ không xác định được mức hao hụt là bao nhiêu và cũng khơng có căn cứ để định lượng. Ngược lại, khi thu hoạch lúa chưa đạt độ chín cũng ảnh hưởng đến chất lượng và tỷ lệ thu hồi. Nhưng theo ý kiến của các bên mua lúa, khó định lượng, phân tách hao hụt do lúa xanh non. Định mức thu hồi sau khi sấy, bóc vỏ tùy thuộc vào sản phẩm đầu ra, ví dụ: bóc vỏ lúa ra gạo lức định mức thu hồi là 75%-85%, lúa chế biến ra gạo trắng 5% tỷ lệ thu hồi là 65%, lúa chế biến ra gạo 15% tỷ lệ thu hồi là 70%. Hơn nữa, tỷ lệ thu hồi này còn phụ thuộc vào chất lượng lúa và giống lúa. (Nguyễn Văn Tám, 2017).

Tính phi thị trường thể hiện rõ nhất ở chi phí bảo quản lúa. Nông dân chỉ bảo quản lúa trong trường hợp bên mua không nhận lúa ngay sau thu hoạch, buộc họ phải bảo quản chờ giao lúa. Điều đáng chú ý là nông dân không thuê mướn mà tự tổ chức giữ lúa và chỉ mất thời gian một đêm. Riêng chi phí tổn thất khi bị hủy hợp đồng chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến động của thị trường nên tác giả khơng lượng hóa được cụ thể. Trường hợp công ty lương thực hủy hợp đồng thì nơng dân được lợi ở điểm khơng phải trả chi phí hỗ trợ kỹ thuật, trường hợp thương lái, nhà máy chế biến hủy hợp đồng thì nơng dân khơng phải trả lại tiền đặt cọc, do đó, trước mắt là nơng dân không chịu tổn thất. Tuy nhiên, tổn thất của nông dân lại xảy ra khi giá lúa sau khi hợp đồng bị hủy giảm hơn giá đã thỏa thuận với bên mua trước đó. Mức giảm này tùy thuộc vào giá thị trường nên tác giả khơng lượng hóa được. Tổng chi phí giao dịch của nông dân ở mức từ 86.428 đồng/tấn đến 235.000 đồng/tấn (Phụ lục 3.1).

Điểm chung thứ hai là chi phí giao dịch ở phía Đơng (các huyện Gị Cơng Tây, Gị Cơng Đơng, thị xã Gị Cơng) cao hơn ở phía Tây (các huyện Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy), do hai nguyên nhân (Hình 3.1, Phụ lục 3.2).

Hình 3. 1. So sánh chi phí giao dịch ở các huyện Phía Tây và Phía Đơng

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào thơng tin phỏng vấn

Thứ nhất, chi phí giao dịch phụ thuộc vào giá dịch vụ thực hiện các giao dịch. Mức giá dịch vụ sấy ở phía Đơng cao gấp đơi phía Tây với mức chênh lệch là 120.000 đồng/tấn. Mặc dù, mức chênh lệch giá dịch vụ xay xát thấp hơn dịch vụ sấy – phía Đơng chỉ cao gấp rưỡi phía Tây nhưng xét về số tuyệt đối thì mức chênh lệch này khá cao 110.000 đồng/tấn. Dịch vụ bốc vác chênh lệch 17.500 đồng/tấn. (Phụ lục 3.3).

Thứ hai, chi phí giao dịch chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm địa hình. Ở phía Tây nhờ có nhiều kênh lạch nên thuận tiện cho việc vận chuyển lúa bằng ghe với trọng tải từ 20 tấn trở lên. Ngược lại, ở phía Đơng, chủ yếu vận chuyển lúa bằng đường bộ với trọng tải xe tải 15 tấn. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển đường bộ cao gấp ba chi phí vận chuyển đường thủy. Mức chi phí vận chuyển đường bộ trung bình 200.000 đồng/tấn, mức chi phí vận chuyển đường thủy trung bình 75.000 đồng/tấn (Phụ lục 3.4). Hơn nữa, ở phía Tây, các cánh đồng nằm cặp kênh, lạch nên nơng dân chỉ tốn chi phí vận chuyển lúa lên bờ ruộng, cịn ở phía Đơng phát sinh thêm chi phí vận chuyển lúa đến điểm tập kết (điểm thuận tiện cho xe tải trọng 15 tấn) với mức chi phí 100.000 đồng/tấn.

Ở Kênh 2 và Kênh 3 có mức chênh lệch do yếu tố địa lý là 571.072 đồng/tấn, tương đương 59% chi phí giao dịch cùng Kênh ở phía Tây. Mức chênh lệch này ở Kênh 1 là 252.503 đồng/tấn, tương đương 39% chi phí giao dịch Kênh 1 ở phía Tây.

3.3.2. So sánh chi phí giao dịch của các Kênh giao dịch

3.3.2.1. So sánh chi phí giao dịch giữa Kênh 1 và Kênh 2

Bảng 3. 2. Mô tả về giao dịch và chi phí giao Kênh 1, Kênh 2 Kênh giao

dịch Mơ tả về giao dịch Chi phí giao dịch

Kênh 1 Nông dân  công ty lương thực

Chi phí giao dịch bán lúa (nơng dân) (1) + chi phí giao dịch mua lúa (công ty lương thực) (2)

Kênh 2 Nông dân  nhà máy chế biến

 công ty lương thực

Chi phí giao dịch mua lúa (1) + chi phí giao dịch bán lúa (2) + chi phí

giao dịch bán gạo (3) + chi phí giao dịch mua gạo (4)

Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc, 2011 và thông tin khảo sát của tác giả

Hình 3. 2. So sánh chi phí giao dịch giữa Kênh 1 và Kênh 2

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào thơng tin phỏng vấn

Chi phí giao dịch Kênh 1 thấp hơn Kênh 2 từ 316.284,3 đồng/tấn đến 634.852,7 đồng/tấn (Phụ lục 3.5), do ba nguyên nhân. Thứ nhất, số giao dịch nhiều hơn kéo theo chi phí giao dịch cao hơn. Trong khi Kênh 1 thực hiện một giao dịch với hai đối tác tham gia giao dịch, thì Kênh 2 thực hiện hai giao dịch với ba đối tác tham gia giao dịch. Do đó, Kênh 2 phát sinh lặp lại chi phí giao dịch thương thảo, chi phí vận chuyển, chi phí bốc vác, quản lý, chi phí sấy và lau gạo. Tổng các chi phí giao dịch này là 156.300 đồng/tấn, chiếm đến 49,4% mức chi phí giao dịch chênh lệch giữa Kênh 1 và Kênh 2. Tuy nhiên, mức chi phí này thấp hơn chi phí tổn thất hợp đồng ở Kênh 2 (chiếm 79% mức chi phí giao dịch chênh lệch).

Thứ hai, chi phí tổn thất hợp đồng là chi phí do các đối tác tham gia giao dịch thỏa thuận, nên mỗi Kênh có mức chi phí khác nhau. Chi phí tổn thất do khơng thực hiện hợp đồng ở Kênh 2 cao hơn Kênh 1. Nhà máy chế biến đặt cọc bình quân 2 triệu đồng/ha, tương đương 250.000 đồng/tấn (năng suất bình quân 8 tấn/ha). Trong khi đó, chi phí tổn thất hợp đồng của công ty lương thực, được xác định là chi phí ngày cơng lập biên bản hủy hợp đồng. Với diện tích 3.150 ha, chi phí hủy hợp đồng là 1.072,4 đồng/tấn.

Tuy nhiên, thực tế nhà máy chế biến khơng mất chi phí hủy hợp đồng, nghĩa là khơng mất tiền đặt cọc (Lê Văn Tèo, 2017). Trường hợp giá lúa tăng cao hơn giá đặt cọc, họ vẫn mua theo giá đặt cọc. Ngượi lại, giá lúa giảm hơn giá đặt cọc, thì họ sẽ tìm cách ép nơng dân bán với giá thấp hơn, hoặc chỉ mua đủ số tiền đặt cọc. Chỉ khi nào giá lúa giảm quá sâu, thì thương lái mới bỏ cọc. Nhưng trường hợp này rất hiếm xảy ra, thậm chí chưa từng xảy ra (Nguyễn Văn Việt, 2017).

Thứ ba, so với Kênh 2 thì Kênh 1 phát sinh nhiều loại chi phí giao dịch mới. Các chi phí tìm kiếm, thương thảo hợp đồng, chi phí theo dõi, giám sát, chi phí điều hành, quản lý rủi ro, chi phí pháp lý, chi phí cơ hội (đầu tư đầu vào khơng tính lãi), là các chi phí chỉ có ở Kênh 1. Ngoại trừ chi phí cơ hội, các chi phí khác đều giảm nếu cánh đồng lớn đáp ứng điều kiện liền thửa và quy mô lớn. Tuy nhiên, nếu quy mô cánh đồng lớn vượt quá ngưỡng tối ưu của nhân tố sản xuất, thì chi phí tìm kiếm, thương thảo hợp đồng, chi phí theo dõi, giám sát, chi phí điều hành, quản lý rủi ro, chi phí pháp lý, sẽ tăng thêm giao dịch (Huỳnh Hữu Hịa, 2017). Chi phí cơ hội của việc đầu tư giống bình qn là 8.807,6 đồng/tấn. Chi phí này tính dựa vào tiền lãi ngân hàng trong vịng 4 tháng, với mức lãi tiết kiệm năm 2016 là 7%/năm, tương ứng với số tiền mua giống lúa bình quân trên tấn.

3.3.2.2. So sánh chi phí giao dịch giữa Kênh 1 và Kênh 3

Bảng 3. 3. Mơ tả về giao dịch và chi phí giao dịch Kênh 1, Kênh 3 Kênh giao dịch Mô tả về giao dịch Chi phí giao dịch

Kênh 1 Nơng dân  cơng ty

lương thực

Chi phí giao dịch bán lúa (nơng dân) (1) + chi phí giao dịch mua lúa (công ty lương thực) (2)

Kênh 3 Nông dân  thương lái

 cơng ty lương thực

Chi phí giao dịch mua lúa (1) + chi phí

giao dịch bán lúa (2) + chi phí giao dịch

bán gạo (3) + chi phí giao dịch mua gạo (4)

Hình 3. 3. So sánh chi phí giao dịch giữa Kênh 1 và Kênh 3

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào thơng tin phỏng vấn

Cũng như Kênh 1 so với Kênh 2, chi phí giao dịch Kênh 1 thấp hơn từ 316.284,3 đồng/tấn đến 634.852,7 đồng/tấn so với Kênh 3 (Phụ lục 3.6). Điểm khác đặc biệt giữa Kênh 2 và Kênh 3 ở tính cố định của các chi phí giao dịch. Chi phí giao dịch Kênh 2 có thể thấp hơn Kênh 3, và linh hoạt hơn nhờ vào lợi thế của các nhà máy chế biến so với thương lái.

Thương lái phụ thuộc vào nhà máy chế biến, do đó đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Do khơng đầu tư thiết bị chế biến gạo, nên những chi phí giao dịch của thương lái phụ thuộc ít nhiều vào các nhà máy chế biến gia công. Khi giá gạo đang tăng hoặc giảm, các nhà máy sẽ ưu tiên chế biến gạo của họ, nên có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian gia công cho thương lái. Như vậy, các thương lái phải chịu thêm chi phí bảo quản và hao hụt. Chi phí này được tính gộp vào chi phí của đợt hàng chứ khơng phân tách ra (Nguyễn Thị Lài, 2017).

Phương thức tổ chức thu mua giữa nhà máy và thương lái khác nhau, kéo theo chi phí giao dịch Kênh 2 và Kênh 3 có khả năng khác nhau. Các nhà máy có thể khơng đến tận ruộng mua lúa mà giao khoán hay thuê thương lái mua lúa. Mức giao khoán chỉ từ 30.000 đồng/tấn đến 40.000 đồng/tấn (Nguyễn Thị Lài, 2017). Nếu mua lúa theo hình thức này thì chi phí giao dịch của Kênh 2 (nhà máy chế biến), được trừ bớt chi phí tổn thất do hủy hợp đồng (250.000 đồng/tấn), và cộng thêm chi phí hoa hồng tối đa 40.000 đồng/tấn. Như vậy, chi phí giao dịch Kênh 2 cao hơn Kênh 1, nhưng có thể thấp hơn Kênh 3. Trường hợp nhà máy chế biến mua lúa từ thương lái, thì thương lái là trung gian thứ hai trong Kênh tiêu thụ này (Nông dân  thương lái  nhà máy  công ty lương thực). Tuy nhiên, cho rằng bán

lúa cho nhà máy không lời như kỳ vọng, hoặc sẽ bị ép giá, nên hầu hết các thương lái chọn hình thức mua lúa và bán gạo (thực hiện theo Kênh 3) (Lê Quốc Vũ, 2017).

Tóm lại, chi phí giao dịch Kênh 1 thấp hơn chi phí giao dịch Kênh 2 và Kênh 3 trên phạm

vi tồn tỉnh. Ngun nhân do: (i) chi phí tổn thất do hủy hợp đồng của Kênh 2, 3 cao hơn

Kênh 1; (ii) Kênh 2, 3 phát sinh lặp lại các chi phí giao dịch vận chuyển, bốc vác, chi phí thương thảo, quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo đồng bằng sông cửu long, nghiên cứu điển hình tỉnh tiền giang (Trang 30 - 36)