Chiến lược quản lý tổng hợp mầm bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng thực khuẩn thể phòng trừ bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum trên cây hoa Cúc (Chrysanthemum spp.). (Trang 47 - 48)

Chương 2 : Tổng quan tài liệu

2.3 Khái quát về thực khuẩn thể trong phòng trừ sinh học

2.3.8 Chiến lược quản lý tổng hợp mầm bệnh

Một số cách tiếp cận đã được sử dụng để kết hợp biện pháp xử lý bằng thực khuẩn thể vào một phần của chiến lược quản lý tổng hợp các bệnh do vi khuẩn thực vật. Tanaka et al. (1990) đã làm giảm bệnh héo xanh trên cây

thuốc lá gây ra bởi R. solanacearum bằng cách áp dụng một dịng khơng gây độc của R. solanacearum và TKT của nó để kiểm soát bệnh. Kết quả tỷ lệ cây bị héo khi áp dụng một dịng khơng độc và TKT của nó thấp hơn nhiều so với các nghiệm thức chỉ xử lý dòng TKT một mình.

Gần đây, một cách tiếp cận khác về ứng dụng TKT cũng được báo cáo. Các khảo nghiệm ngoài đồng đã được thực hiện với các loại TKT có phổ ký chủ rộng đối với vi khuẩn E. amylovora và một cách kết hợp TKT với vi khuẩn P. agglomerans trong các thử nghiệm sinh học trên cây Lê - một tác nhân kiểm soát sinh học của vi khuẩn E. amylovora được sử dụng để phóng thích và duy trì mật số TKT. Biện pháp tổng hợp kết hợp hai tác nhân kiểm soát sinh học này (tức là các TKT và P. agglomerans) đã đạt được hiệu quả kiểm soát bệnh cháy lá (fire blight) tương đương với xử lý streptomycin (Svircev et al., 2006). Một hướng tiếp cận mới đang được quan tâm để hướng đến phát triển các chiến lược bền vững hơn để giảm bệnh đốm lá vi khuẩn (bacteria spot) trên cà chua là sự kết hợp của các tác nhân kiểm soát sinh học, bao gồm các dòng vi khuẩn vùng rễ thúc đẩy tăng trưởng thực vật (PGPR), các vi khuẩn đối kháng, TKT và các chất kích kháng lưu dẫn SAR được so sánh trong các thí nghiệm ở nhà lưới (Obradovic et al., 2005). Nghiên cứu về quản lý tổng hợp trong đó kết hợp TKT và tác nhân kiểm sốt khác như chất kích kháng (SAR) (Louws et al., 2001, Qui et al., 1997), vi khuẩn vùng rễ kích thích cây trồng tăng trưởng PGPR (Ji et al., 2006, Byrne et al., 2005, Wilson

et al., 2002) để tăng hiệu quả kiểm soát bệnh đốm lá vi khuẩn trên cà chua.

Khi TKT được áp dụng cho các cây trồng mà trước đó đã được xử lý chất kích kháng lưu dẫn (SAR), kết quả khả năng kiểm soát bệnh của TKT đã cải thiện đáng kể. Sự kết hợp của chất kích kháng lưu dẫn (SAR) và TKT làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của bệnh so với chỉ dùng SAR đơn độc (Obradovic et al., 2004, 2005). Việc áp dụng các TKT đặc hiệu đối với vi khuẩn ký chủ có thể là một sự thay thế hiệu quả thuốc hóa học trong phịng trị bệnh do vi khuẩn trên cây trồng (Jones et al., 2007).

2.3.9 Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng thực khuẩn thể trong kiểm soátmầm bệnh do vi khuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng thực khuẩn thể phòng trừ bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum trên cây hoa Cúc (Chrysanthemum spp.). (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w