.Văn hoá Việt Nam thời sơ sử

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 27 - 39)

Cách đây khoảng 4000 năm; cư dân Việt Nam; từ lưu vực sông Hồng cho đến lưu vực sông Đồng Nai; đã bước vào thời đại kim khí.

Thời kì này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại ba trung tâm văn hố lớn là Đơng Sơn (miền Bắc); Sa Huỳnh (miền Trung) và Đồng Nai (miền Nam).

Văn hố Đơng Sơn (cả giai đoạn tiền Đông Sơn) được coi là cốt lõi của người Việt cổ.

Văn hoá Sa Huỳnh (cả giai đoạn tiền Sa Huỳnh) được coi là tiền nhân tố của người Chăm và vương quốc Chămpa.

Văn hoá Đồng Nai (cả giai đoạn đồng và sắt) lại là một trong những cội nguồn hình thành văn hố Ĩc Eo của cư dân thuộc nhóm Mã Lai- Đa Đảo sinh sống vào những thế kỉ sau công nguyên ở vùng Đông và Tây Nam Bộ. Hiện nay; văn hố Ĩc Eo thường được gắn với vương quốc Phù Nam; một nhà nước tồn tại từ thế kỉ II đến hết thế kỉ VII ở châu thổ sông Cửu Long.

Page 20

Nhiều học giả đã thừa nhận rằng chí ít văn hố Đơng Sơn hình thành trực

tiếp từ ba nền văn hố ở lưu vực sơng Hồng; sơng Mã; sơng Cả. Các nền văn hố Phùng Nguyên- Đồng Đậu- Gò Mun thuộc giai đoạn đồng thau (từ khoảng 2000 đến 700 năm TCN) phân bố ở lưu vực sông Hồng. Trong giai đoạn này con người vẫn sử dụng đá; gỗ; tre; nứa; xương; sừng… để chế tạo công cụ và vũ khí. Đồ gốm đạt độ nung cao hơn; dày và cứng hơn; đa số có màu xanh mốc. Bên cạnh đó; việc xuất hiện của vật liệu mới- đồng; đã gây ra những tác động to lớn đối với kinh tế; xã hội và văn hoá của các cộng đồng người.

Trong thời đại đồng thau ở miền Bắc Việt Nam; đặc điểm văn hoá địa phương cịn khá rõ ràng. Dựa vào đặc điểm; tính chất của di vật; di tích ta thấy có sự phát triển riêng của từng khu vực ở lưu vực sông Hồng; sông Mã; sông Cả. Điều này phản ánh một thời kì tồn tại của các nhóm bộ lạc hay liên minh bộ lạc giữa các vùng. Ở các khu vực nói trên có sự giao lưu văn hố mạnh mẽ thơng qua việc tiếp xúc kinh tế – xã hội (hoạt động trao đổi kinh tế; trao đổi phi kinh tế như trao đổi tặng phẩm; vật phẩm tôn giáo); hoặc quan hệ hôn nhân; quan hệ ngoại giao; xung đột và hoà giải.

Cư dân tiền Đông Sơn là cư dân trồng lúa nước; họ đã biết chăn ni một số gia súc như trâu; bị; lợn gà;…Làng mạc giai đoạn này có diện tích rộng và tầng văn hoá dày. Bên cạnh nơi cư trú hay trong khu cư trú là các di chỉ mộ táng.

Cư dân văn hoá thời đại đồng thau miền Bắc Việt Nam có đời sống tinh thần phong phú. Điều đó thể hiện trong tư duy và sáng tạo nghệ thuật của họ. Đặc biệt; họ đã làm chủ được nghệ thuật nhịp điệu trong ca múa; biểu hiện tính đối xứng chặt chẽ của các mơ típ hoa văn trong trang trí. Họ biết tới nhiều dạng đối xứng khác nhau. Điều này cho thấy sự phát triển nhận thức hình học và tư duy chính xác nhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp và kĩ thuật chế tác đá; đúc đồng.

Vào khoảng thế kỉ VII TCN; các nền văn hố bộ lạc mất dần tính địa phương tiến tới chỗ hoà chung vào một nền văn hố thống nhất- văn hố Đơng Sơn. Đó là lúc các nhóm bộ lạc liên kết lại trong một quốc gia: nước Văn Lang. Tính thống nhất văn hố được hiện rõ trên một vùng rộng lớn từ biên giới Việt- Trung cho đến bờ sơng Gianh Quảng Bình; mặc dù theo các nhà khảo cổ học nhà nước này vẫn có

Page 21

những dáng hình địa phương. Nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng chưa có một văn hố tiền Đơng Sơn nào trước đó lại có phạm vi phân bố rộng như vậy.

Một số sách cổ của Trung Quốc như Thuỷ kinh chú; Giao châu ngoại vực

kí… đã ghi chép về nghề trồng lúa nước của người Việt cổ ở giai đoạn này. Vì thế;

cư dân văn hố Đơng Sơn vẫn là cư dân nơng nghiệp trồng lúa. Họ canh tác trên nhiều loại đất khác nhau. Hình thức canh tác phổ biến là loại ruộng chờ mưa. Thời kì này họ có thể đã có những kĩ thuật trị thuỷ như đắp đê chống lụt. Các loại hình nơng cụ của cư dân Đông Sơn đã khá đa dạng với cuốc; xẻng; mai; thuổng và đặc biệt lưỡi cày bằng kim loại đã tạo nên bước nhảy vọt trong kĩ thuật canh tác.

Nơng nghiệp dùng cày phát triển (có nhiều lưỡi cày đồng; với các chủng loại phù hợp với từng loại đất). Cũng có thể ngay từ thời kì này người ta đã biết làm một năm hai vụ. Bên cạnh trồng trọt là chăn nuôi; việc chăn ni trâu bị đã phát triển; trước tiên là để đảm bảo sức kéo cho nông nghiệp. Trên trống đồng người ta tìm thấy khắc hoa văn hình bị; trong một số di chỉ khảo cổ học cịn tìm thấy tượng đầu gà.

Kĩ thuật đúc đồng thau đạt tới đỉnh cao của thời kì này; với một trình độ điêu luyện đáng kinh ngạc. Số lượng và loại hình cơng cụ; vũ khí bằng đồng tăng vọt. Đặc biệt; người Đông Sơn đã đúc những hiện vật bằng đồng kích thước lớn; trang trí hoa văn phong phú; mà cho tới ngày nay nó vẫn là biểu tượng của văn hố dân tộc. Đó là những trống đồng; thạp đồng Đơng Sơn nổi tiếng; chứng tỏ trình độ kĩ thuật và bàn tay tài hoa của người thợ Đông Sơn.

Kĩ thuật luyện và rèn sắt cũng khá phát triển; đặc biệt ở giai đoạn cuối của văn hố Đơng Sơn. Ngồi những ngành nghề kể trên; người Đơng Sơn cịn biết chế tạo thuỷ tinh; làm mộc; sơn; dệt vải; đan lát; làm gốm; chế tác đá.

Làng xóm thời kì này thường phân bố ở những nơi đất cao; thậm chí ở sườn núi hay trên những quả đồi đất.. nhưng bao giờ cũng nằm gần các sông lớn hay các chi lưu của chúng. Khoảng cách giữa làng và sông thường từ 1 đến 5 km… Việc chọn nơi cư trú như vậy cho thấy người Đơng Sơn đã tìm cách tốt nhất để thích ứng với tự nhiên. Bởi lẽ đất cao sẽ khô ráo mà lại tránh được ngập lụt vào mùa mưa.

Page 22

Làng thời kì này có quy mơ tương đương với xóm hay làng nhỏ ngày nay; có chừng vài trăm người. Ngoài ra; cịn thấy hiện tượng một số làng xóm nhỏ quy tụ thành một vài khu vực cư trú đơng đúc. Đó là hiện tượng thường gặp đối với cư dân nông nghiệp ở những vùng đồng bằng phì nhiêu.

Có lẽ do hiện tượng chiến tranh đã trở nên thường xuyên (thể hiện trong các truyền thuyết; và tỉ lệ cao của các loại vũ khí; đồ dùng cho binh lính) nên chung quanh làng; có những vành đai phòng thủ; mà khả năng lớn là các luỹ tre làng. Cơng trình phịng thủ thực sự với hệ thống thành luỹ quy mô thời Đông Sơn ngày nay người ta mới chỉ biết đến có một; đó là thành ốc Cổ Loa.

Người Đơng Sơn đã có những phong tục; y phục khá phong phú; không phải chỉ biết có ở trần; đóng khổ; mặc vỏ sui như nhiều người thường nghĩ. Dựa trên trang trí trên cán dao găm hình người; hoa văn trên trống đồng và thư tịch cổ; ta biết được ít nhất có bốn kiêủ để tóc. Các tài liệu đều phản ánh lối ăn mặc quần áo theo phương châm giản dị; gọn gàng tới mức tối đa: Ở trần; đóng khố; đi chân đất. Riêng với nữ phổ biến mặc váy thay khố. Tuy vậy cũng có một số áo cánh dài tay; áo xẻ ngực bên trong có yếm. Ngồi ra cịn có một số trang phục lễ hội như váy lơng chim hay lá kết; khố dài thêu…

Người Đông Sơn ưu thích đồ trang sức; họ đeo đồ trang sức ở tay; cổ tay và cả ở chân. Đồ trang sức thường được làm bằng đồng; thuỷ tinh; song không thấy đồ vàng bạc hay đá quý. Khác với cư dân trước đó (ăn gạo nếp là chủ yếu) cư dân Đông Sơn bắt đầu ăn gạo tẻ. Điều này được các nhà nghiên cứu lí giải bằng sự bùng nổ dân số vào giai đoạn đầu của văn hố Đơng Sơn; khiến cho cư dân phải mở rộng diện cư trú đến những vùng đất mới.

Phương thức quảng canh; trồng cấy đại trà ở những vùng đất mới này khơng thích hợp với giống lúa nếp. Từ đó suy ra hệ quả là gạo tẻ trở thành thành phần chính trong cơ cấu lương thực; gạo nếp trở thành quý hiếm; được dùng chủ yếu trong lễ tết cầu cúng.

Ngồi gạo họ cịn ăn các loại hoa màu; rau quả; thuỷ sản. Mơ hình cơm- rau- cá trong cơ cấu bữa ăn của người Đông Sơn chứng tỏ sự hiểu biết thấu đáo và sự

Page 23

hồ hợp cao độ của người Đơng Sơn với môi sinh. Nhà ở của cư dân Đông Sơn được tạo ra bằng những vật liệu dễ bị phá huỷ theo thời gian. Hình dáng nhà có các loại mái cong; mái trịn; và là nhà sàn.

Lựa chọn kiểu kiến trúc nhà sàn cũng là sự ứng xử thông minh trước môi trường của người Việt cổ. Về phương tiện đi lại; chủ yếu là thuyền bè; đường vận chuyển chủ yếu là đường sơng và ven biển. Ngồi ra cịn có đi bộ; gánh gồng mang vác trên vai; trên lưng. Và con người đã biết thuần dưỡng voi; dùng voi để chuyên chở.

Thời kì này là thời kì hình thành những huyền thoại; thần thoại. Hệ thống thần thoại này dù đã bị vỡ ra từng mảnh trong thời kì Bắc thuộc; trước sự tiếp biến với văn hố Hán cũng như với các tơn giáo lớn từ bên ngồi; song vẫn cịn lại ít nhiều qua các ghi chép về sau này của người Việt và dưới dạng sử thi- thần thoại ở các bài mo “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường.

Song nếu đã có một hệ thống thần thoại; thì tính đa thần giáo hẳn còn rõ nét. Những huyền thoại này đã phản ánh quá trình khai phá và chiếm lĩnh các đồng bằng của cư dân Việt cổ; q trình hội nhập các bộ lạc hay nhóm bộ lạc. Qua đó; ta có thể thấy rõ những mối quan hệ của con người thời bấy giờ với tự nhiên và xã hội.

Những nghi lễ và tín ngưỡng giai đoạn này gắn chặt với nghề nông trồng lúa nước. Đó là tục thờ mặt trời; mưa dơng; các nghi lễ phồn thực và những nghi lễ nông nghiệp khác như hát đối đáp gái trai; tục đua thuyền; tục thả diều;…

Đặc điểm nổi bật của thời kì này theo nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước là tư duy lưỡng phân; lưỡng hợp. Đó là một loại tư duy phân loại chia đôi đã tồn tại khá lâu và có ở nhiều vùng trên thế giới. Ở Đông Nam Á và Việt Nam lối tư duy này tồn tại lâu dài tạo thành một đặc điểm khá nổi bật. Người xưa cho rằng thế giới được chia đơi: Có đàn ơng ắt có đàn bà; có đực tất có cái; có âm ắt có dương.

Người Đơng Sơn cịn có tư duy khoa học; điều này thể hiện ở tri thức thiên văn học; khái niệm số đếm; khái niệm lịch pháp…Phong tục tập quán của người Đông Sơn cũng rất đa dạng ví như tục nhuộm răng ăn trầu; xăm mình; ăn đất nung

Page 24

non; uống nước bằng mũi; giã cối làm lệnh; tục ma chay; cưới xin… Các lễ hội: hội mùa với lễ hiến sinh trâu bò; hội cầu nước với lễ hiến tế; hội khánh thành trống đồng.

Nghệ thuật âm nhạc là ngành nghệ thuật quan trọng đã khá phát triển thể hiện đời sống tinh thần của cả cư dân Đông Sơn. Nhạc cụ đáng lưu ý là trống đồng; sau đó là sênh; phách; khèn. Giao lưu văn hố thời kì này rất rộng rãi. Ngồi giao lưu với Sa Huỳnh và Đồng Nai; ở phía Bắc có mối quan hệ và tiếp xúc với các cư dân Nam Trung Hoa; phía Đơng với các hải đảo; phía Tây với lục địa. Các nhà nghiên cứu Việt Nam phần đông đều nhất trí cho rằng đã hình thành một quốc gia Văn Lang và một nhà nước sơ khai trên cơ sở nền văn hố Đơng Sơn.

Dựa trên những chứng cứ về mật độ phân bố và quy mơ của các di tích khảo cổ học (nơi cư trú; mộ táng; cơng xưởng…) trên các địa hình khác nhau từ miền núi; đồng bằng; duyên hải và đảo; của các hiện vật khảo cổ học; các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng có một sự mở rộng các quan hệ giao lưu giữa các công xã. Loại hình cơng xã thời hậu kì đá mới là loại hình cơng xã thị tộc phát triển. Xã hội của người Việt đến đây vẫn hoàn toàn là xã hội nguyên thuỷ.

1.2.2.Văn hoá Sa Huỳnh

Trung tâm hay đỉnh cao của văn hố thời đại kim khí Việt Nam ở miền Trung (từ Đèo Ngang đến Đồng Nai) được gọi tên theo một địa điểm khảo cổ học ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Đó là văn hố Sa Huỳnh.

Nền văn hố này có quan hệ gốc gác với các nền văn hố hậu kì đá mới; sơ kì thời đại đồng thau ven biển như văn hố Bàu Tró; Hoa Lộc; Hạ Long; nhất là văn hố Bầu Tró; có khơng gian phân bố cận kề với văn hoá Sa Huỳnh.

Văn hố Sa Huỳnh tồn tại từ sơ kì thời đại đồng thau (hơn 4000 năm cách ngày nay) cho tới sơ kì thời đại sắt sớm (những thế kỉ 7- 6 TCN tới thế kỉ 1- 2 trước và sau công nguyên). Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là giữa các nhóm di tích của cả ba giai đoạn sơ; trung kì (thời đại đồng thau) và hậu kì (sơ kì thời đại sắt) đều có những đặc trưng chung và văn hoá Sa Huỳnh thời đại sắt hay Sa Huỳnh cổ

Page 25

xưa là bắt nguồn từ những di tích của thời đại đồng thau và chắc chắn có sự tham gia ảnh hưởng của một số yếu tố văn hoá khác.

Về giới hạn dưới hay thời điểm kết thúc của văn hoá Sa Huỳnh; dựa trên những niên đại C14 ở một số khu mộ Chum Hàng Gịn ( Phú Hồ- Đồng Nai); Quế Lộc (Quảng Nam) và những hiện vật văn hoá Hán như tiền Ngũ Thù; Vương Mãng ở di tích Hậu Xá (Hội An- Quảng Nam); có thể chấp nhận niên đại muộn nhất của các di tích là thế kỉ I; II SCN.

Chủ nhân Văn hố Sa Huỳnh có quan hệ cội nguồn với các văn hố hậu kì đá mới; sơ kì đồng thau ven biển. Với cốt lõi là văn hố Bàu Tró mà chủ nhân văn hố trên được các nhà nghiên cứu coi là những người tiền Mã Lai- Pơlinêdi.

Trong q trình hình thành và phát triển của mình; văn hố Sa Huỳnh cịn có những quan hệ cội nguồn hay giao lưu với những văn hố hậu kì đá mới- sơ kì đồng thau của miền cao nguyên Lâm Đồng mà chủ nhân của những văn hoá trên được coi là tiền Mơn- Khơme hay tiền Nam Á. Ngồi ra cịn có những mối giao lưu rộng rãi với các cư dân kim khí Đơng Nam Á hải đảo và lục địa. Qua đó có thể thấy chủ nhân của nền văn hố này nói tiếng Nam Đảo hay Malai- Pôlinêdi với nhiều yếu tố Nam Á.

* Đặc trưng văn hoá:

Một đặc trưng tiêu biểu của văn hố Sa Huỳnh là hình thức mai táng bằng chum gốm suốt từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn (ngoại trừ mộ huyệt đất ở Bình Châu- Quảng Ngãi). Tuy vậy; nguồn gốc của hình thức mai táng này địi hỏi phải có nhiều nghiên cứu tiếp. Trên địa bàn phân bố của văn hố Sa Huỳnh từ gị đồi phía Tây cho đến đồng bằng ven biển và hải đảo phía Đơng; đã phát hiện nhiều khu mộ- những bãi mộ chum rộng lớn; nhiều tầng lớp với những loại hình vị; chum mai táng hình cầu; hình trứng; hình trụ có kích thước lớn nắp đậy hình nón cụt hay lồng bàn; phân bố thành cụm hay lẻ tẻ.

Trong và ngoài chum chứa nhiều đồ tuỳ táng với các chất liệu đá; đá quý; thuỷ tinh; đồng; sắt và gốm. Ngoại trừ một vài chum cịn vết tích xương răng trẻ em (Hậu Xá- Hội An- Quảng Nam; Mỹ Tường- Thuận Hải); hầu như các chum chỉ

Page 26

cịn đồ tuỳ táng; cát trắng và ít than tro. Theo các nhà nghiên cứu có thể do hoả

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 27 - 39)