2 .Văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc
2.2 .Thành tựu văn hoá
Từ trong các xóm làng cổ; người Việt thời Bắc thuộc vẫn bảo tồn và phát huy
cái vốn liếng văn hố bản địa; nội sinh tích luỹ được qua hàng nghìn năm trước. Đành rằng trong suốt thời kì dài đằng đẵng đó; nhân dân ta phải sống cảnh “cá chậu chim lồng” trong một cơ cấu văn minh ngoại lai. Nhưng xã hội bao giờ cũng là xã hội của nhân dân; nhân dân vẫn; trong một môi trường sinh thái cụ thể và quen
Page 33
thuộc; không ngừng đấu tranh để phát triển sản xuất và văn hoá. Bất cứ lực lượng xã hội nào; bất cứ bạo lực chính trị nào cũng không ngăn cản được sự phát triển kinh tế; văn hoá tự mở lấy đường đi.
Nét hằng xun của văn hố Việt Nam là sự “khơng chối từ” việc tiếp thu; tiêu hoá và làm chủ những ảnh hưởng văn hố của nước ngồi. Qua con đường giao lưu văn hoá; trào lưu di cư của một số sĩ phu và bần dân Hán tộc xuống Giao Chỉ; trên trường kì lịch sử chịu ảnh hưởng của một đế chế lớn và tạm thời (cái tạm thời nhiều thế kỉ của lịch sử!) nằm trong phạm vi của đế chế ấy; nhân dân ta đã vay mượn khá nhiều vốn liếng của nhân dân Trung Quốc về văn hoá vật chất cũng như về văn hoá tinh thần.
2.2.1.Văn hoá vật chất
Ngay trong khi vay mượn; nhân dân ta vẫn thể hiện được tinh thần sáng tạo. Về văn hoá vật chất; từ chỗ tiếp thu được kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc; nhân dân ta đã biết tìm tịi; khai thác ngun liệu địa phương (gỗ trầm; rêu biển) để chế tác những loại giấy tốt; chất lượng; có phần hơn giấy sản xuất ở miền nội địa Trung Hoa. Trong khi chịu ảnh hưởng của kĩ thuật gốm sứ Trung Quốc; ta vẫn sản xuất ra các mặt hàng độc đáo như sanh hai quai (Trung Quốc chỉ có chảo); ống nhổ; bình con tiện đầu voi; bình gốm có nạm hạt đá ở chung quanh cổ tựa như loại “iang”của đồng bào Mơnơng gần đây.
2.2.2.Văn hố tinh thần
Chủ thể mang truyền thống văn hoá ngàn xưa và sáng tạo nền văn hoá mới
trong khi không ngừng hấp thu và hội nhập những yếu tố văn hoá ngoại sinh là người Việt cổ. Đấu tranh văn hoá; trước tiên là sự đấu tranh thường xuyên chống âm mưu đồng hoá của kẻ thù để bảo tồn nòi giống Việt.
Biểu hiện rõ rệt của sự bảo tồn giống nịi và văn hố Việt đặng chống đồng hoá là sự bảo tồn tiếng Việt; tiếng mẹ đẻ; tiếng nói của dân tộc.
Tiếng nói là một thành tựu văn hố; là một thành phần của văn hoá. Tiếng Việt thuộc nhóm ngơn ngữ được xác lập từ xưa ở miền Đơng Nam Á và điều đó chứng tỏ cái gốc tích lâu đời; bản địa của dân tộc ta trên dải đất này.
Page 34
Khi bị đế chế Trung Hoa chinh phục và kiểm soát chặt chẽ; tiếng Hán- và chữ Hán- được du nhập ồ ạt vào nước ta. Song nó khơng thể tiêu diệt được tiếng Việt bởi một lí do rất đơn giản là chỉ một lớp người thuộc tầng lớp trên học. Nhân dân lao động trong các xóm làng Việt cổ vẫn sống theo cách sống riêng của mình; cho nên họ duy trì tiếng nói của tổ tiên; tiếng nói biểu hiện cuộc sống và tâm hồn người Việt.
Cố nhiên; dưới ách thống trị lâu năm của người ngoài; trong cuộc sống đã xảy ra những biến đổi về vật chất và tinh thần; đã nảy sinh những nhu cầu mới. Cho nên tiếng Việt cũng phải biến đổi và phát triển. Trải qua nhiều thế kỉ; tiếng Việt ngày càng xa với trạng thái ban đầu của nó. Nó đã hấp thu những yếu tố ngôn ngữ Hán. Tiếng Việt có nhiều từ gốc Hán.
Người ta thấy nhiều từ gốc Hán ngay cả trong vốn từ vị cơ bản và trong các hư từ. Nhưng nhân dân ta đã hấp thu ảnh hưởng của Hán ngữ một cách độc đáo; sáng tạo; đã Việt hoá những từ ngữ ấy bằng cách dùng; cách đọc; tạo thành một lớp từ mới mà sau này người ta gọi là từ Hán- Việt. (Có một q trình ngược lại; nhiều từ Việt được hội nhập vào Hán ngữ và tạo nên một lớp từ Việt- Hán).
Trước và trong thời Bắc thuộc; tiếng Việt cũng tiếp thu nhiều ảnh hưởng của ngôn ngữ Mã Lai; Tạng- Miến; và nhất là Ấn Độ (các từ chỉ cây trồng như mít; lài.. và đặc biệt là các từ thuộc về Phật giáo như Bụt; bồ đề; bồ tát; phù đồ; chùa; tháp; tăng già…). Điều đó khiến vốn từ tiếng Việt thêm phong phú.
Từ thời Hùng Vương; đã có một nền phong hố riêng của người Việt cổ tuy cịn giản dị; chất phác. Bọn đơ hộ cố sức đưa vào xã hội Việt cổ nhiều thứ lễ giáo Trung Hoa (chủ yếu là lễ giáo của đạo Nho). Điều đó; nhất định ảnh hưởng đến phong hố Việt Nam. Đó là điều khơng tránh khỏi. Và nhân dân ta có khả năng thích ứng vơ hạn với mọi loại tình thế trong khi những truyền thống dân tộc và dân gian của nền phong hoá Việt Nam vẫn được giữ gìn và phát triển.
Nếu một mặt lễ giáo Trung Hoa ít nhiều đã tăng cường sự áp chế trong gia đình và củng cố chế độ phụ quyền (từ đầu cơng ngun trở về trước;tính chất phụ quyền trong gia đình Việt cổ cịn mờ nhạt) thì mặt khác nó khơng thể ngăn cản
Page 35
được sự củng cố ở một mức nhất định những truyền thống tích cực của xã hội làng xóm của ta; ví như lịng tơn kính và biết ơn đối với cha mẹ tổ tiên (có ý kiến cho rằng sự thờ cúng tổ tiên nảy sinh ở khu vực Đông Nam Á trước khi Nho giáo được truyền bá tới miền này).
Nét đặc biệt; là lịng tơn trọng phụ nữ của phong hoá Việt cổ. Lễ giáo Trung Hoa có đặc trưng là sự khinh miệt phụ nữ; cố sức thắt chặt họ vào cỗ xe “tam tịng; tứ đức” nhưng vẫn khơng ngăn cản được truyền thống dũng cảm đánh giặc và lãnh đạo nhân dân đánh giặc của Hai Bà Trưng; Bà triệu…Vai trị của phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội vẫn được đề cao.
Cùng với phong tục dùng trống đồng; nhiều tục lệ cổ truyền khác vẫn được giữ vững như tục cạo tóc hay búi tóc; xăm mình; chơn cất người chết trong quan tài hình thuyền hay thân cây khoét rỗng; tục nhuộm răng; ăn trầu cau…Cố nhiên; trong diễn trình lịch sử; nhiều phong tục tập quán đã thay đổi. Từ tập quán giã gạo bằng chày tay (hình ảnh khắc trên trống đồng); từ đầu công nguyên trở về sau; người Việt chuyển sang lối giã gạo bằng cối đạp (theo hệ thống đòn bẩy). Từ tập tục ở nhà sàn; dần dần người Việt chuyển sang ở nhà đất bằng…
Từ thời Hán; nền văn học nghệ thuật Trung Quốc đã đạt đến trình độ cao và có ảnh hưởng lớn ở vùng Đơng Á. Nền văn học nghệ thuật ấy cũng dần dần được du nhập vào nước ta. Do du nhập bằng con đường nơ dịch; với mục đích nơ dịch nên mức độ truyền bá cũng chậm và mức độ tiếp thu của ta cũng hạn chế nhiều. Nhưng dù sao nó cũng để lại dấu ấn trên sự phát triển của nền văn hoá Việt. Thời Văn Lang; Âu Lạc; ta chưa có một nền văn học chính thức và thành văn tuy vẫn có một đời sống văn hố khá cao.
Nét đặc trưng của nó là văn hố ngơn từ (chứ khơng phải chữ nghĩa sách vở) với phương thức thơng tin truyền miệng. Nền văn hóa dân gian của ta khá giàu có và tiếp tục phát triển dưới dạng các huyền thoại; huyền thích hay cao dao; tục ngữ. Cuộc sống của nơng dân cịn hạn chế trong khn khổ xóm làng; vùng địa phương; với những điều kiện còn chật hẹp; cho nên sự sáng tạo về nghệ thuật cịn mang tính chất giản dị. Sự du nhập nền văn học nghệ thuật Trung Quốc đã có một tác dụng
Page 36
tích cực nhất định đối với đời sống văn hoá Việt Nam; nhất là ở một số trung tâm chính trị và bn bán tập trung như Luy Lâu; Long Biên…
Cho đến một hai thế kỉ sau cơng ngun; văn hố Đơng Sơn và nghệ thuật Đông Sơn vẫn tiếp tục tồn tại tuy đang trên đà suy thoái mạnh. Dựa vào những hiện vật phát hiện được trong các mộ gạch cổ thuộc các thế kỉ I- VI; người ta hay nói đến sự nảy sinh một nền văn hố nghệ thuật Hán – Việt trong thời gian này.
Về âm nhạc; bên cạnh một số nhạc cụ có chịu ảnh hưởng Trung Hoa như khánh; chuông…chịu ảnh hưởng Ấn Độ và Trung Á như trống cơm; hồ cầm; vẫn tồn tại những nhạc cụ độc đáo của nền nhạc Việt như trống; khèn; cồng chiêng… Phần cốt lõi của văn hoá tinh thần; là tư tưởng mà ngày trước thường biểu hiện chủ yếu dưới hình thức tơn giáo; tín ngưỡng…
Phong tục tập quán thời các vua Hùng dựng nước nhìn chung cịn thuần hậu; chất phác. Đó là phong hố tín ngưỡng của một cư dân sống trong khung cảnh một nền văn minh nông nghiệp lúa nước đang phát triển.
Phong hoá Giao Chỉ cho đến đầu cơng ngun cịn rất khác với văn minh Hán. Đứng trên phương diện thể chế chính trị và cơ cấu xã hội hạ tầng; có thể nói; trong thời Bắc thuộc; người Việt mất nước chứ không mất làng. Bởi vậy; như một tác giả phương Tây đã nhận xét; qua Bắc thuộc; nước Việt như một toà nhà chỉ bị thay đổi “mặt tiền” mà không bị thay đổi cấu trúc bên trong.
Đó là một hạn chế rất lớn của nền văn hoá Bắc thuộc và cũng là một lợi thế quan trọng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống đồng hoá; giành lại độc lập dân tộc.
Nền đô hộ của phong kiến Trung Quốc trong thời Bắc thuộc chỉ có bề dài của thời gian; chứ thiếu bề rộng trong khơng gian và càng thiếu hẳn bề sâu trong lịng cấu trúc của xã hội nước ta. Nền đô hộ ấy bạo ngược và thâm độc; song vẫn có phần hờt hợt và chỉ có tác động trên bề mặt của xã hội Việt Nam.
Page 37
Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc; hai mặt đối lập và đấu tranh quyết liệt đó chi phối tồn bộ cuộc sống Việt Nam và tiến trình lịch sử Việt Nam trong khoảng chục thế kỉ.
Trong cuộc đấu tranh đó; nền văn hố cổ truyền của người Việt bị đặt trước một thử thách lớn lao. Nền văn hoá Hán được du nhập và truyền bá vào đất Việt; có mặt ơn hồ qua một số di dân Trung Quốc; song mặt chủ yếu là mang tính chất cưỡng bức qua bàn tay bọn đô hộ như một cơng cụ nơ dịch và đồng hố. Trong sự hỗn dung văn hoá cưỡng bức theo mưu đồ Hán hố của chính quyền đơ hộ; nền văn hố Việt tránh sao khỏi những mất mát và ảnh hưởng. Văn minh Đông Sơn vào khoảng những thế kỉ đầu công nguyên đã bị suy thoái; bị giải thể cấu trúc và những mảnh vụn được bảo lưu của nó hồ tan vào nền văn hố dân gian.
Về khách quan; nền thống trị của bọn thống trị phương Bắc “một công cụ vơ ý thức của lịch sử”; nói theo cách nói của C. Mác; đã buộc người Việt phải phá vỡ một số truyền thống cũ của chế độ tù trưởng bộ lạc và công xã. Cái trớ trêu của lịch sử là chế độ đơ hộ của phong kiến Trung Quốc đã đóng vai trị một cơng cụ vơ thức góp phần phá vỡ những tổ chức bộ lạc và thế lực cát cứ địa phương. Xoá bỏ cơ cấu bộ lạc; giữ lại và củng cố cơ cấu xóm làng; tăng cường sự cố kết dân tộc; thích ứng với cơ cấu quận huyện là một tổ chức có tính chất hành chính- địa vực; đó là những chuyển biến lớn của xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc.
Mặt khác; nhân dân ta biết bảo tồn và phát huy những tinh hoa của văn hoá cổ truyền; nhưng cũng biết hấp thu có chọn lọc những nhân tố văn hố ngoại lai để làm phong phú cho nền văn hoá dân tộc và tăng thêm tiềm lực cho mọi mặt của đất nước.
2.2.4.Giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc
Trên cơ sở văn minh nơng nghiệp và xóm làng; nhân dân ta tiếp thu một số yếu tố văn hoá Trung Quốc; Ấn Độ và vùng biển phương Nam như giống cây trồng mới (kê; cao lương; một số loại đậu…); kĩ thuật nơng nghiệp mới (bón phân bắc; guồng nước…); kĩ thuật thủ công (dệt lụa gấm; làm đồ sứ; làm giấy…); và cả một số tập quán trong ăn; mặc; ở; cách đặt tên họ…
Page 38
Nền văn hoá Việt Nam không co lại để tự vệ một cách bảo thủ và cơ lập. Nó khơng chối từ những đóng góp của những yếu tố bên ngồi; mà cịn tỏ ra có khả năng thu nạp và dung hố mạnh những cái hay; cái đẹp của nền ngoại lai; kể cả các nước đang xâm lược và đơ hộ mình.
Đáng lưu ý là trong văn hoá Trung Quốc được truyền bá xuống phương Nam có những yếu tố vốn là của Bách Việt được người Hán hấp thu; hệ thống và nâng cao thêm; nên nó được người Việt tiếp nhận khá dễ dàng để đấu tranh chống lại cái Trung Hoa tàn bạo; thấp hèn của đế chế Hán – Đường.
Như vậy; trong diễn trình văn hố Việt Nam thời Bắc thuộc có hai khuynh hướng đối lập:
– Khuynh hướng Hán hoá là mưu đồ có ý thức của bọn bảo hộ và tay sai; phần nào có tác động gần như vơ thức về phía dân gian.
– Khuynh hướng Việt hoá nhằm giữ lại và phát huy những tinh hoa văn hoá cổ truyền đã được định tính và định hình từ thời đại dựng nước; hấp thu; hội nhập những yếu tố văn hố bên ngồi theo u cầu của cuộc sống; sắp xếp; cấu trúc lại trên nền tảng Việt.
Dĩ nhiên khuynh hướng thứ hai là chủ đạo và trên cơ sở đó; trong cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc; đất nước ta không bị diệt vong; dân tộc ta khơng bị đồng hố; mà còn lớn lên về mọi mặt để có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần chiến thắng chủ nghĩa bành chướng Đại Hán; giành lại độc lập dân tộc.
2.2.5.Phát triển văn hóa
Đối lập lại chủ nghĩa “bình thiên hạ” của kẻ thù; nhân dân ta ra sức khắc phục tư tưởng bộ lạc; khuynh hướng tản mạn trong lòng xã hội cũ; phát huy mạnh mẽ những tư tưởng lớn của Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước; ý chí độc lập tự chủ;
tinh thần tự lập tự cường.
Đối lập với bộ máy Nhà nước đế chế và tổ chức chính quyền đô hộ theo quận; huyện; nhân dân ta lo bảo tồn và củng cố cộng đồng xóm làng; biến thành những pháo đài xanh chống đồng hoá; chống Bắc thuộc; dựa vào làng và xuất phát từ làng mà giành lại nước.
Page 39
Đối lập với sức mạnh của một đế chế lớn mạnh; đông dân; nhiều của; đông quân; nhân dân ta đã tạo lập nên sức mạnh vơ định Việt Nam là sức mạnh đồn kết toàn dân. Khởi nghĩa chống Bắc thuộc là khởi nghĩa nhân dân; có tính quần chúng rộng rãi; mau chóng phát triển thành chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc. Nhờ đó; trong cuộc đấu tranh trường kì chống Bắc thuộc; lực lượng dân tộc về mọi mặt tư tưởng; chính trị; xã hội; kinh tế; văn hố…đều trưởng thành. Và cuối cùng; thế kỉ X với chính quyền tự chủ họ Khúc; họ Dương; với chiến thắng lịch sử Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo; cuộc đấu tranh lâu dài; bền bỉ của nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang. [Dẫn theo Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, trang 135 – 149]