Bối cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 39 - 40)

2 .Văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc

2.1. Bối cảnh lịch sử

Vào những thế kỉ cuối của thiên niên kỉ TCN; nền văn hoá Việt cổ bắt đầu chịu những thử thách ghê gớm. Quốc gia Văn Lang; sau đó là Âu Lạc và dân tộc hầu như vừa được xác lập và tồn tại chưa được bao lâu đã rơi vào tình trạng bị đơ hộ. Năm 179 TCN; Triệu Đà vua nước Nam Việt đóng đơ ở Phiên Ngung (Quảng

Page 32

Đông- Trung Quốc ngày nay) xâm chiếm nước Âu Lạc; chia Âu Lạc ra thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 TCN; nhà Hán chiếm được nước Nam Việt; đổi vùng đất của Âu Lạc thành châu Giao Chỉ; dưới đó là bảy quận; với chức quan đầu châu là thứ sử; đầu quận là thái thú. Thời kì này kéo dài từ năm 179 TCN (tuy vậy nó được bắt đầu thực sự sau thất bại của khởi nghĩa Hai Bà Trưng; năm 43 sau công nguyên) tới năm 938 với chiến thắng của Ngô Quyền mở đầu cho kỉ nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt. Thời kì này thường được gọi là thời nghìn năm Bắc thuộc; song có lẽ đúng hơn là thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc; vì người Việt chưa bao giờ chịu khuất phục. Tổ tiên ta đã “mất nước”. Bấy giờ khơng cịn một nước Việt cổ đại; và nếu nói như F. Ăngghen thì bấy giờ dân Việt cổ “khơng cịn có một hành động độc lập trong lịch sử ”. Trong diễn trình lịch sử văn hố bên cạnh xu hướng Hán hoá là xu hướng chống Hán hoá mạnh mẽ; giữ gìn bản sắc của dân tộc Việt; văn hố Việt. Cùng với việc xâm lược lãnh thổ; nhà Hán và sau này là các triều đại tiếp theo của phong kiến phương Bắc; đã tiến hành đồng hoá về mặt dân tộc và văn hoá. Nếu như quốc gia; dân tộc và văn hố Âu Lạc trước đó chưa hình thành hoặc chưa đạt tới trình độ phát triển cao; chưa định vị được những bản sắc vững chắc của riêng mình thì chắc chắn với những chính sách cưỡng chế đồng hoá trong suốt hơn 10 thế kỉ; nhà nước Việt; dân tộc Việt; văn hoá Việt đã trở thành một phần lãnh thổ; một bộ phận cư dân; một tiểu khu văn hoá của Trung Hoa đại lục. Song điều đó đã khơng thể xảy ra; trong thời kì này; đặc trưng cơ bản của văn hố Việt là đấu tranh để bảo vệ bản sắc văn hố của mình; bảo vệ dân tộc mình; chống lại chính sách đồng hố; đồng thời vẫn tiếp tục cố gắng phát triển; cố gắng duy trì và nung nấu quyết tâm giải phóng đất nước; giải phóng dân tộc. [Dẫn theo Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, trang 134 – 135]

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)