KHÁI QUÁT VỀ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 28 - 30)

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

Vị trí địa lý Việt Nam nằm trong khu vực Đơng Nam châu Á thuộc vùng nhiệt đới gió mùa khí hậu nóng ẩm mưa nhiều có mùa nóng, mùa lạnh (ở miền Bắc) và mùa khô mùa mưa (ở miền Nam). Việt Nam có một chiều dài đường biên giới rất lớn, tiếp giáp với nhiều nước, cả trên đất liền lẫn trên biển. Đất nước Việt Nam bao gồm một phần lãnh thổ trên đất liền và một phần là vùng biển và thềm lục địa với diện tích 329.600 km2 dân số trên 80 triệu người, phân bố ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Tất cả các yếu tố này tạo điều kiện rất cơ bản cho khẩu vị của nước ta phong phú, đa dạng, nguyên liệu thực phẩm nhiều, phong phú từ các loại thuỷ hải sản đến các loại động thực vật trên cạn nhiều nguồn gốc châu Á – châu Âu khác nhau. Mặt khác do yếu

tố địa lý và lịch sử cũng làm cho khẩu vị ăn ba miền khác nhau.

1.1.2. Địa hình

Đồi núi chiếm 2/3 diện tích, đồng bằng đa phần bị ngập nước, có nhiều sơng ngịi kênh rạch và bờ biển dài do đó thuận lợi phát triển nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi quy mô nhỏ và ni, đánh bắt thuỷ hải sản.

1.1.3. Khí hậu

Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Khí hậu có mùa nóng, mùa lạnh ở miền Bắc; mùa khơ, mùa mưa ở miền Nam.

Vị trí địa lý và khí hậu như vậy đã tạo điều kiện cho khẩu vị của Việt Nam phong phú, đa dạng: vừa mang đặc điểm của vùng khí hậu nóng, lại vừa mang đặc điểm của vùng khí hậu lạnh; nguyên liệu thực phẩm phong phú, nhiều chủng loại.

1.2. Điều kiện xã hội

1.2.1. Lịch sử văn hố

Việt Nam có lịch sử văn hố hùng mạnh hơn 4000 dựng nước và giữ nước, lại liên tục bị giặc ngoại xâm xâm lược, trong đó sự thống trị của các triều đình phong kiến Trung Quốc nhiều nhất và kéo dài nhất.

Yếu tố lịch sử văn hoá này đã chi phối đến văn hoá ăn uống của Việt Nam rất nhiều. Văn hoá ẩm thực Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá ẩm thực Trung Quốc, văn hoá ẩm thực Pháp và miền Nam chịu ảnh hưởng của văn hoá ăn uống và lối sống Mỹ.

1.2.2. Kinh tế

Nước ta nằm ở vị trí thuận lợi giao thơng đường biển, đường sơng, đường không… là cơ sở phát triển giao lưu bn bán chun chở hàng hố đến các nước trên thế giới. Trước đây, nước ta vốn xuất phát từ nền nông nghiệp trồng trọt lạc hậu, bị thiên nhiên chi phối, năng suất thấp nên nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Nhu cầu ăn uống chỉ là ‘ăn no’ để tồn tại.

Nền kinh tế nước ta dần thốt khỏi sự lệ thuộc và trì trệ, từ năm 1990 xố bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện chính sách cải cách mở cửa nền kinh tế nên đến nay đã có những bước phát triển quan trọng và khai thác được lợi thế vị trí giao thơng thuận lợi. Nếp sống cơng nghiệp được hình thành, thu nhập dân cư ngày càng ổn định và ngày càng được nâng cao, người dân khơng chỉ cần địi hỏi ăn no, mặc ấm mà đã phát triển lên ăn ngon, mặc đẹp, nhu cầu giải trí và đi du lịch tăng cao...

Mặt khác, lượng người nước ngoài từ nhiều quốc gia khác đến Việt Nam đầu tư, làm việc hoặc du lịch ngày càng nhiều. Họ giới thiệu những món ăn và tập quán của họ. Như vậy, sự giao lưu kinh tế, văn hố góp phần tích cực giúp ẩm thực nước nhà có bước phát triển phong phú.

1.2.3. Tơn giáo, tín ngưỡng

đạo Hồ Hảo, đạo Cao Đài...) Trừ những người ít chịu ảnh hưởng của tôn giáo đến ăn uống, những người theo các đạo khác chịu ảnh hưởng nhiều hơn đến khẩu vị và tập quán ăn uống.

Tín ngưỡng: người Việt đa phần theo tín ngưỡng vật linh; các tín ngưỡng đó hầu như chỉ ảnh hưởng đến việc kiêng kỵ, chi phối việc thờ cúng… không ảnh hưởng rõ rệt đến ẩm thực.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)