Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố hà nội (Trang 79 - 86)

7. Cấu trúc của luận án

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án

2.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

2.4.2.1. Phương pháp điều tra xã hội học

Nghiên cứu sử dụng một bảng khảo sát bao gồm hai phần A-B với các câu hỏi đặt ra cho người trả lời suy nghĩ về khoảng thời gian 06 tháng gần nhất tính tới thời điểm khảo sát. Ở phần A gồm các câu hỏi về thông tin khối lớp, tuổi, giới tính, mức sống của gia đình (tự xác nhận), việc hỏi ý kiến gia đình khi gặp khó khăn, kết quả học kỳ gần nhất và tình trạng đình chỉ học (nếu có). Ở phần B gồm các câu hỏi làm rõ về hành vi sai lệch tham gia cùng nhóm phi chính thức với 09 loại hành vi khác nhau, và về việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh ở các khía cạnh về kiểu nhóm, mục đích khi tham gia nhóm, cách thức tham gia nhóm, quy định trong nhóm, tương tác trong và ngồi nhóm, hoạt động thơng thường làm cùng nhau trong nhóm, mức độ nhóm giao lưu với các nhóm khác, và ứng xử của nhóm với thành viên có hành vi sai lệch.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Khối 10 Khối 11 Khối 12 Chung theo giới Chung theo khối lớp

Nam, 79.2 Nam, 43 Nam, 26.1 Nam, 48.9 Nữ, 20.8 Nữ, 57 Nữ, 73.9 Nữ, 51.1

2.4.2.2. Phương pháp tổng quan tài liệu

Tác giả tìm kiếm, tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan tới nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của người chưa thành niên nói chung và của học sinh THPT nói riêng theo chủ đề: (i) nhận diện việc tham gia nhóm phi chính thức của người chưa thành niên; (ii) mối liên hệ của nhóm phi chính thức với hành vi của người chưa thành niên; (iii) hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông. Đây được xem là phương pháp quan trọng trong q trình phân tích và viết luận án. Việc tham khảo các nghiên cứu có liên quan, kể cả của các tác giả trong nước cũng như tác giả nước ngồi, khơng chỉ giúp cho nghiên cứu sinh biết được những gì người đi trước đã làm, những gì họ chưa làm được, những gì đã làm nhưng chưa thỏa đáng, ở cả hai phương diện là nội dung và phương pháp nghiên cứu, để xác định hướng nghiên cứu của mình cho phù hợp.

2.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn sâu với 05 giáo viên chủ nhiệm (01 giáo viên ở mỗi trường khảo sát), 10 phụ huynh và 10 học sinh THPT có tham gia khảo sát (02 phụ huynh và 2 học sinh ở mỗi trường khảo sát). Nội dung phỏng vấn định tính tập trung tìm hiểu rõ thêm về động cơ của hành động, ý nghĩa của thái độ, nhận thức của các khách thể gắn với hai vấn đề nghiên cứu là việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh và hành vi sai lệch cùng nhóm của các em. Qua đó, phương pháp định tính nhằm mục đích có được những thơng tin sâu cần thiết bổ sung và giải thích cho kết quả khảo sát định lượng.

2.4.2.4. Kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng

Các số liệu từ bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Các phép phân tích được dùng trong nghiên cứu này bao gồm phân tích tương quan với phép kiểm định Chi bình phương (X2) hoặc kiểm định Cramer’s V, và phân tích hồi quy binary logistic.

2.4.2.5. Các biến số nghiên cứu

Kết quả khảo sát của luận án được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ của các khía cạnh gắn với việc tham gia nhóm phi chính thức tới hành vi sai lệch của học sinh THPT bằng việc xây dựng mơ hình nghiên cứu với 1 biến phụ thuộc và 7 biến độc lập, cùng 3 biến kiểm soát (xem Chương 3-4). Bảng 2.2 cung cấp mô tả cụ thể về các biến nghiên cứu.

iến số phụ thuộc

Trước hết biến phụ thuộc là biến nhị nguyên biểu thị cho khả năng học sinh THPT được đo lường có khả năng cùng nhóm phi chính thức thực hiện hành vi sai lệch hay khơng.

iến số độc lập

Các biến độc lập là những khía cạnh cơ bản của việc tham gia nhóm phi chính thức, bao gồm kiểu nhóm, quy định trong nhóm, mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác, mục đích khi tham gia nhóm, cách thức tham gia nhóm, việc nhóm quay lưng với thành viên có hành vi sai lệch, và việc nhóm có giúp đỡ thành viên có hành vi sai lệch.

- Kiểu nhóm: biến định danh, biến này thể hiện kiểu nhóm phi chính thức của học sinh THPT được xác định theo điều kiện chính hình thành nên nhóm. Biến này nhận giá trị =1 cùng môi trường sống; =2 cùng lợi ích; =3 cùng niềm tin; =4 cùng sở thích. Mỗi dạng điều kiện hình thành nên nhóm phi chính thức phản ánh một khía cạnh tương đồng hoặc gần gũi khác nhau khiến cho thành viên có thể có sự gắn kết và hứng thú với các hoạt động nhất định, trong đó có các hành vi sai lệch. Biến này kỳ vọng tương quan nghịch với biến phụ thuộc.

- Quy định trong nhóm: biến định danh, cho biết sự hiện diện của những

nguyên tắc ràng buộc nhất định giữa các thành viên trong nhóm. Biến này nhận giá trị =1 về vai trị trưởng nhóm; =2 về tương tác trong nhóm; =3 về tương tác ngồi nhóm. Khi các thành viên trong nhóm có những giới hạn đặt ra trong mối quan hệ tập trung trong nhóm nhiều hơn sẽ có khả năng giúp mỗi thành viên hạn chế được

tốt hơn việc tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm. Biến này kỳ vọng tương quan thuận với biến phụ thuộc.

ảng 2.2. Tóm tắt các biến nghiên cứu STT

Tên biến Đặc tính Thang đo Dấu kỳ

vọng iến phụ thuộc

1 Hành vi sai lệch của học sinh THPT

Giá trị

định danh =0 khơng có; =1 có thực hiện

iến độc lập

2

Kiểu nhóm Giá trị định danh

=1 cùng môi trường sống; =2 cùng lợi ích; =3 cùng niềm tin; =4 cùng sở thích

- 3

Quy định trong nhóm Giá trị định danh =1 về vai trị trưởng nhóm; =2 về tương tác trong nhóm; =3 về tương tác ngồi nhóm + 4 Mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác Giá trị định danh

=1 chưa bao giờ; 2 = hiếm khi; 3= thỉnh thoảng; 4= thường xuyên

+ 5

Mục đích khi tham gia nhóm

Giá trị

định danh =1 giúp đỡ trao đổi, =2 khẳng định bản thân, =3 tìm lợi ích + 6 Cách thức tham gia nhóm Giá trị định danh =1 cùng tạo nhóm; =2 tự

tham gia; =3 được rủ vào - 7 Nhóm quay lưng với

thành viên có hành vi sai lệch Giá trị định danh =0 khơng có; =1 có thực hiện + 8 Nhóm giúp đỡ thành viên có hành vi sai lệch Giá trị định danh =0 khơng có; =1 có thực hiện +

Biến kiểm sốt

9

Giới tính Giá trị định danh =1 nam; =2 nữ - 10 Khối lớp học Giá trị thứ bậc =1 khối 10, =2 khối 11, =3 khối 12 - 11 Mức sống của gia đình được học sinh tự xác nhận Giá trị thứ bậc

=1 nghèo hoặc cận nghèo, =2

trung bình, = 3 khá, = 4 giàu -

- Mức độ nhóm giao lƣu với nhóm khác: biến thứ bậc, cho biết mức độ

giao lưu, tương tác giữa nhóm phi chính thức của học sinh THPT với các nhóm khác. Biến này nhận giá trị =1 chưa bao giờ; =2 hiếm khi; =3 thỉnh thoảng; =4 thường xuyên. Việc nhóm PCT có sự gắn kết với các nhóm khác có thể sẽ tạo ra và

chia sẻ nhiều hơn không chỉ thông tin, giá trị xã hội, mà cả cảm xúc và tâm lý cùng với nhau, do đó có thể dẫn tới khả năng có hành vi sai lệch nhóm cao hơn. Biến này kỳ vọng tương quan thuận với biến phụ thuộc.

- Mục đích khi tham gia nhóm: biến định danh, biến này thể hiện lý do

chính của học sinh THPT tham gia với nhóm phi chính thức. Biến này nhận giá trị =1 giúp đỡ trao đổi, =2 khẳng định bản thân, =3 tìm lợi ích. Đánh giá về giá trị sẽ đem lại cho thành viên khi tham gia trong nhóm phi chính thức có thể dẫn đến sự tính tốn, cân nhắc khi tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm. Biến này kỳ vọng tương quan tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc.

- Cách thức tham gia nhóm: biến định danh, thể hiện mức độ chủ động

tham gia vào nhóm. Biến này nhận giá trị =1 cùng tạo nhóm; =2 tự tham gia; =3 được rủ vào. Với sự chủ động càng cao trong việc tham gia vào nhóm có thể khiến cho một thành viên kiểm soát được tốt hơn sự tham gia của bản thân trong hành vi sai lệch cùng nhóm. Vì vậy biến này kỳ vọng tương quan tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc.

- Việc nhóm quay lƣng với thành viên có hành vi sai lệch: biến định danh,

xem xét nhóm phi chính thức có phản ứng tiêu cực như tẩy chay, bỏ mặc trong trường hợp có thành viên thực hiện hành vi sai lệch. Biến này nhận giá trị 0 nếu khơng có phản ứng quay lưng như vậy, nhận giá trị 1 nếu nhóm thực hiện điều đó. Cân nhắc việc nhóm có phản ứng khơng đồng tình một cách tiêu cực sẽ khiến thành viên có nhiều hơn khả năng tham gia hành vi sai lệch nếu là cùng nhóm. Biến này kỳ vọng tương quan thuận với biến phụ thuộc.

- Việc nhóm giúp đỡ thành viên có hành vi sai lệch: biến định danh, xem

xét nhóm phi chính thức có phản ứng tích cực như gặp gỡ trao đổi riêng, họp nhóm bàn cách hỗ trợ, hoặc trao đổi với người lớn khi có thành viên thực hiện hành vi sai lệch. Biến này nhận giá trị 0 là không thực hiện và nhận giá trị 1 là có thực hiện cách phản ứng tích cực đó. Đánh giá việc nhóm có phản ứng giúp đỡ tích cực trước tình huống có sai lệch có thể đặt thành viên ở lựa chọn có cao hơn trong tham gia

hành vi sai lệch cùng nhóm. Biến này kỳ vọng tương quan tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc.

Bên cạnh đó các biến kiểm soát là một số đặc điểm thuộc về cá nhân, gia đình và nhà trường của học sinh THPT, bao gồm giới tính, khối lớp, mức sống của gia đình được học sinh tự xác nhận.

- Giới tính: biến định danh, biến này mơ tả giới tính của học sinh THPT tham

gia trả lời khảo sát. Biến có giá trị 1 là nam giới, giá trị 2 là nữ giới. Nếu gắn với quan điểm văn hóa truyền thống ở Việt Nam, học sinh nam được cho là nghịch và hiếu động nhiều hơn học sinh nữ, tức là có khả năng cao hơn trong tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm. Theo đó biến này kỳ vọng tương quan nghịch với biến phụ thuộc.

- Khối lớp: biến thứ bậc, biến này thể hiện độ tuổi của học sinh THPT tương

ứng với khối lớp đang theo học. Biến này nhận giá trị 1 là khối lớp 10, nhận giá trị 2 là khối lớp 11, và nhận giá trị 3 là khối lớp 12. Học sinh ở độ tuổi bé hơn tương ứng với việc học lớp nhỏ hơn có ít hơn các trải nghiệm và sự chín chắn trong suy nghĩ nên có thể có khả năng tham gia nhiều hơn vào hành vi sai lệch cùng nhóm phi chính thức. Do vậy biến này kỳ vọng tương quan nghịch với biến phụ thuộc.

- Mức sống của gia đình đƣợc học sinh tự xác nhận: biến thứ bậc, cho biết

mức tự đánh giá của học sinh THPT về tình trạng mức sống của gia đình mình trong 06 tháng gần nhất ở thời điểm được hỏi. Biến này nhận giá trị =1 nghèo hoặc cận nghèo, =2 trung bình, =3 khá, =4 giàu. Bản thân học sinh nhìn nhận mức sống của gia đình mình ở một mức sẽ cho thấy cơ hội tiếp cận nguồn lực và áp lực đặt ra trong học tập và sinh hoạt, với mức độ hạn chế hơn có thể khiến học sinh đó có ít điều kiện phát triển bản thân một cách tích cực và dễ dàng tham gia nhiều hơn hành vi sai lệch cùng nhóm. Biến này kỳ vọng tương quan tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 đã trình bày hệ thống cơ sở lý luận trong nghiên cứu về việc tham gia nhóm phi chính thức và mối liên hệ với hành vi sai lệch của học sinh THPT. Các khái niệm công cụ đã được diễn giải và mô tả một cách khái quát, bao gồm khái niệm về trường trung học phổ thông và học sinh trung học phổ thông; khái niệm nhóm phi chính thức và việc tham gia nhóm phi chính thức; khái niệm hành vi sai lệch.

Tiếp đó các lý thuyết xã hội học chính bao gồm lý thuyết hệ thống sinh thái xã hội, lý thuyết kết giao khác biệt, và lý thuyết tương tác xã hội được trình bày làm rõ định hướng tiếp cận và vận dụng của đề tài trong tìm hiểu và phân tích thực tiễn về việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch ở học sinh trung học phổ thông. Người nghiên cứu đã điểm qua những đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức – pháp luật và đảm bảo phát triển toàn diện cho học sinh trong nhà trường trung học phổ thơng, góp phần tạo nên cơ sở pháp lý của nghiên cứu.

Với việc phân tích cơ sở lý luận khơng chỉ giúp chúng ta hiểu, nắm bắt một cách tổng quát về nhóm xã hội và hành vi sai lệch vốn là những khái niệm rất phổ biến trong các nghiên cứu xã hội học nhưng được đặt vào xem xét với khách thể là học sinh ở lứa tuổi trung học phổ thông; đồng thời tạo nền tảng và tiền đề để làm cơ sở cho sự so sánh giữa lý thuyết với những công việc thực tế về giáo dục và bảo vệ học sinh trung học phổ thơng và thanh thiếu niên nói chung trong các mối quan hệ với nhóm phi chính thức trước những hành vi sai lệch. Những phân tích đó cũng là cơ sở nhằm xem xét việc xây dựng một mơ hình cụ thể và phù hợp cho việc nắm bắt và khai thác tích cực những ảnh hưởng từ việc tham gia nhóm phi chính thức đối với hành vi sai lệch của học sinh THPT, như sẽ được làm rõ trong hai chương 3-4 kế tiếp.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG THAM GIA NHĨM PHI CHÍNH THỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố hà nội (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)