Bảng 3.1. Bảng các loại thức ăn trong nuôi tôm hùm

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của tỉ lệ DHA EPA TRONG THỨC ăn đến sự PHÁT TRIỂN của tôm hùm XANH GIAI đoạn GIỐNG và GIAI đoạn THƯƠNG PHẨM (Trang 52 - 55)

bệnh các hộ không xử lý mà vứt bừa bãi tại vùng nuôi nên dễ phát sinh dịch bệnh.

Quản lý môi trường khu vực nuôi

Đa số các hộ không quan tâm đến việc kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, chưa có ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nuôi và phòng chống dịch bệnh.

Quản lý sức khỏe tôm nuôi

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: 1lần/ ngày, bằng cách lặn xuống lồng, kiểm tra thức ăn thừa, tôm bệnh, thu gom thức ăn thừa, loại bỏ con tôm chết.

3.1.2. Tình hình sử dụng thức ăn trong nuôi tôm hùm 3.1.2.1. Các loại thức ăn được dùng trong nuôi tôm hùm

Tình hình sử dụng các loại thức ăn trong nuôi tôm hùm tại Phú Yên như sau: thức ăn cho tôm hùm chủ yếu là TĂT, bao gồm giáp xác (cua, ghẹ, tôm tít, …); cá tạp (các loại cá nhỏ có giá trị kinh tế thấp); nhuyễn thể (ngao, sò, hàu, vẹm,…) (Hình 3.5). Qua khảo sát thực tế, các loại thức ăn, nguồn gốc, tỉ lệ sử dụng nuôi ở giai đoạn giống và thương phẩm của các vùng nuôi được trình bày theo bảng 3.1.

Hình 3.5. TĂT dùng cho nuôi tôm hùm Bảng 3.1. Bảng các loại thức ăn trong nuôi tôm hùm

Vùng nuôi Loại thức ăn Nguồn gốc

Phú Yên Đối với: cá, tôm Cá tạp Quảng ngãi

Bình định

10-20% -Thức ăn được tập kết bằng

xe đông bảo ôn và được Huyện Sông Cầu Cua, tôm Sò, hàu Phú Yên Bình Thuận 70 – 80% 10-20% muối đá. -Người nuôi đánh giá độ tươi của thức ăn bằng cảm quan thông qua màu, mùi.

ghẹ : còn sống. -Cua, Ninh Thuận -Sò, hàu: còn sống C u a

60% Thức ăn được người dân

Huyện Tuy An Tôm dăm Cá Hầu Phú Yên 20% 10% 10%

đánh bắt và thu mua tại chổ, cho ăn ngay nên thức ăn có độ đạm cao và tươi

Như vậy hiện tại Phú Yên, người nuôi tôm hùm lồng vẫn thường sử dụng thức ăn tự nhiên để nuôi tôm nên nguy cơ ô nhiễm lớn. Vì thế việc nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp để nuôi tôm hùm là cần thiết.

3.1.2.2. Khẩu phần và phương pháp cho ăn

Thức ăn cho tôm hùm được thay đổi theo bữa trong ngày và trong tuần. Trong suốt thời kì nuôi, thức ăn là cá tạp chiếm tỉ lệ cao (70%) các loại thức ăn khác (30%). Vào những tháng cuối của chu kì nuôi, thành phần thức ăn là giáp xác và nhuyễn thể (tôm, cua, ghẹ, sò, ốc, vẹm,…) được phối hợp tăng lên và giảm lượng cá tạp.

Tùy theo kích cỡ tôm mà số lần cho ăn khác nhau, đối với tôm có khối lượng nhỏ hơn 100g cho ăn 3 - 4 lần/ngày, đối với tôm có trọng lượng 100 - 200g cho ăn từ 2 - 3 lần/ngày, còn tôm có trọng lượng lớn hơn 200g cho ăn 2 lần/ngày. Sau mỗi bữa ăn, lượng thức ăn thừa được loại bỏ để hạn chế ô nhiễm môi trường tại khu vực nuôi.

Tôm thường được cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, nếu buổi sáng thời tiết bị biến động thì cho tôm ăn vào buổi chiều và ngược lại.

3.1.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn

Theo điều tra của Lại Văn Hùng (2010), để sản xuất ra được 1 kg tôm hùm thương phẩm cần phải sử dụng tới 26,0 kg cá tạp các loại và lượng chất thải rắn (vỏ cứng của các loài giáp xác, thân mềm) thải ra ngoài môi trường là 19,50kg [3]. Mặt khác, thức ăn trong giai đoạn tôm hùm còn nhỏ ăn thường phải băm hoặc xay nhuyễn nên dễ lọt qua mắt lưới ra ngoài, đồng thời chất ngấm ra tan vào môi trường nước gây lãng phí và ô nhiễm.

Hơn nữa, hiện nay nguồn thức ăn cá tạp đang dần khan hiếm và giá thành cao, bảo quản không đảm bảo chất lượng, tốn nhiều công lao động cho việc cho ăn thu dọn thức ăn thừa,.... Nên việc sử dụng thức ăn cá tạp để nuôi tôm hùm thương phẩm mang lại hiệu quả không cao. Qua thực tế điều tra cho thấy 100% người dân nuôi tôm hùm đang rất cần thức ăn công nghiệp thay thế cho TĂT hiện nay. Một mặt, thức ăn công nghiệp sẽ làm cho người nuôi ít nhọc công hơn, giảm chi phí cho nhân công. Đồng thời thức ăn công nghiệp sẽ giúp cho người nuôi tránh được hiện trạng không chủ động được nguồn thức tươi như hiện nay và góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường nước.

3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ DHA/ EPA TRONG THỨC ĂN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM HÙM XANH GIAI ĐOẠN GIỐNG VÀ THƯƠNG PHẨM

3.2.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn đến sự phát triển của tôm hùm xanh giai đoạn giống

3.2.1.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn bổ sung protein Selco đến sự phát triển của tôm hùm xanh giai đoạn giống

* Thành phần sinh hóa của thức ăn khi bổ sung protein Selco

Thức ăn thí nghiệm sau khi chế biến, lấy mẫu phân tích một số thành phần sinh hoá cơ bản của thức ăn. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thành phần sinh hóa thức ăn bổ sung protein Selco Các chỉ tiêu 1,42 (NT1)

Mức bổ sung protein Selco (%)

Ẩm Tro Protein

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của tỉ lệ DHA EPA TRONG THỨC ăn đến sự PHÁT TRIỂN của tôm hùm XANH GIAI đoạn GIỐNG và GIAI đoạn THƯƠNG PHẨM (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w