Kích thước viên thức ăn Khối lượng tôm M
(gam) STT
+ Đóng gói, bảo quản: thức ăn thành phẩm được đóng gói và bảo quản trong bao bì kín, cách ẩm theo từng kích cỡ hạt.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
+ Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010 + Địa điểm nghiên cứu: quá trình nghiên cứu được tiến hành tại:
- Phòng thí nghiệm chế biến thức ăn thủy sản - Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường ĐH Nha Trang.
- Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học - Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường - Trường ĐH Nha Trang.
- Nuôi thử nghiệm tôm hùm được thực hiện tại bè nuôi tôm hùm thuộc dự án KC.06.23/06-10 đặt tại Vịnh Bình Ba, xã Cam Bình, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu điều tra
Điều tra về tình hình nuôi và thức ăn cho tôm hùm tại Phú Yên trong các năm từ năm 2006 đến năm 2009. Số liệu được thu thập thông qua hai nguồn:
- Nguồn thông tin thu thập và chọn lọc từ các báo cáo hàng năm của các cơ quan chuyên môn như Phòng Nông nghiệp các huyện, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh Phú Yên.
- Nguồn thu thập trực tiếp từ các chủ lồng nuôi thông qua phiếu điều tra.
2.3.2. Phương pháp phân tích hóa học
- Xác định độ ẩm theo tiêu chuẩn TCVN 5777 - 1994.
- Xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Kjeldal theo tiêu chuẩn TCVN 4328 - 2001.
3 3,5 1,5 – 2,0 – 2,5
- Xác định hàm lượng tro tổng số bằng phương pháp nung theo tiêu chuẩn TCVN 4588 - 1988.
- Xác định hàm lượng DHA và EPA trong mẫu thức ăn bằng phương pháp phương pháp ester hoá và phân tích bởi sắc ký khí (GC).
- Xác định hàm lượng lipid bằng phương pháp Folch (1957).
- Hàm lượng NH3, NO2, H2S được xác định theo phương pháp so màu bằng thuốc thử Nessles trên máy HACH.
2.3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm tổng hợp cho các nội dung nghiên cứu thể hiện ở hình 2.8.
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn đến sự phát triển của tôm hùm xanh giai đoạn giống và thương phẩm
Xác định ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn đến sự phát triển của tôm
hùm xanh giai đoạn giống
Xác định ảnh nh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn đến sự phát triển của tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm
Thí nghiệm 1: bổ sung protein Selco với các hàm lượng: NT1: 1,42%; NT2: 2,13%; NT3: 2,84%; NT4: 3,55%. Thí nghiệm 2: bổ sung dầu mực/dầu đậu nành với các tỉ lệ khác nhau: NT1: 3/0; NT2: 3/1; NT3: 2/1; NT4: 1/1. Thí nghiệm 3: bổ sung protein Selco với các hàm lượng: NT1: 1,66%; NT2: 2,33%; NT3: 3,00%; NT4: 3,66 %. Thí nghiệm 4: bổ sung dầu mực/dầu đậu nành với các tỉ lệ khác nhau: NT1: 4/1; NT2: 2/1; NT3: 3/2; NT4: 1/1.
Đánh giá: thành phần sinh hóa của thức ăn; Các chỉ tiêu sinh trưởng của tôm hùm: (KLC; WG; DGC), tỉ lệ sống (SR); Hệ
số chuyển đổi thức ăn (FCR)
Hình 2.8. Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm tổng hợp các nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại hệ thống bè nuôi tôm hùm thuộc dự án KC.06.23/06-10 có diện tích 720m2 ở Bình Ba, vịnh Cam Ranh (Vĩ độ
11050’42.59N, kinh độ: 109013’25.55E) (Hình 2.9 và 2.10).
Hình 2.9. Hình ảnh chụp từ vệ tinh vị trí đặt lồng nuôi tôm hùm a) Vịnh Cam Ranh; b) Vị trí đặt hệ thống lồng thí nghiệm
Hình 2.10. Hình ảnh về lồng thí nghiệm nuôi tôm hùm
Độ sâu mặt nước biển trung bình khoảng 20m. Phía trên bề mặt của mỗi lồng thí nghiệm có hình vuông bao gồm 4 thang gỗ có đường kính 0,15m, được liên kết
với nhau bằng bu lông đai ốc và đặt trên 6 phi nhựa có đường kính mỗi phi 0,5m, phía dưới có khung sắt hình vuông kích thước 4 x 4m để định hình và làm căng bề mặt dưới.
Lồng thí nghiệm có hình khối, kích thước 2x2x4m. Lưới màu xanh, thành lưới có mắt lưới 2a = 5mm, đáy lưới có mắt lưới 2a = 1mm. Phần lưới không ngập nước được buộc chắc vào thanh gỗ (cách mặt nước biển 0,3m). Hệ thống lồng thí nghiệm được đặt gần nhau để thuận tiện việc chăm sóc, quản lý và tạo được sự đồng nhất về môi trường. Lồng thí nghiệm được che kín bằng lưới màu đen để tránh ánh sáng mặt trời (Hình 2.10). Chi phí xây dựng mỗi lồng khoảng 5,5 triệu đồng.
Chất lượng môi trường nước tại vùng nuôi: kết quả khảo sát của chúng tôi về các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan, NH3-N, N-NO3-, P- PO43- tại khu vực nuôi thử nghiệm vào các thời điểm trong năm cho thấy điều kiện môi trường thích hợp cho nuôi tôm hùm xanh, với khoảng dao động của nhiệt độ tầng mặt: 27,7 – 28,10C; độ mặn: 34,00 - 34,50‰; pH: 7,74 - 8,08; DO: 6,78 - 8,10 mg/lít; NNH3 <0,03mg/L; NNO3: 0,5038 - 0,5216µg/L và P-PO43-: 0,7421- 0,7633 µg/L [3].
+ Thí nghiệm 1: nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn bổ sung protein Selco đến sự phát triển của tôm hùm xanh giai đoạn giống
Tôm thí nghiệm
Tôm hùm giống mua tại Phú Yên, sau đó được nuôi thuần dưỡng cho quen với điều kiện môi trường tại nơi thí nghiệm trong thời gian 2 tuần. Trong tuần đầu, tôm được cho ăn thức ăn tươi, tuần thứ 2 tôm được tập cho ăn dần TĂCB ở dạng viên. Trước khi bố trí thí nghiệm, tôm được cân riêng từng nhóm khối lượng và được tính khối lượng trung bình. Sau đó được bố trí ngẫu nhiên vào các lồng thí nghiệm theo sơ đồ phụ lục 2, với mật độ 10con/lồng. Tôm có khối lượng trung bình 3,58 g ± 0,41g. Mỗi nghiệm thức thức ăn thí nghiệm được bố trí 3 lần lặp lại, thời gian thí nghiệm từ ngày 11/4/2010 đến ngày 8/6/2010, tổng thời gian thí nghiệm là 56 ngày.
Hình 2.11. Hình ảnh về tôm hùm giống Thức ăn thí nghiệm
04 nghiệm thức (NT) có bổ sung hàm lượng dầu làm giàu DHA và EPA là protein Selco với các mức: 1,42% (NT1); 2,13% (NT2); 2,84% (NT3); 3,55% (NT4) (% so với trọng lượng của tổng các nguyên liệu trong thành phần thức ăn) để đạt được các mức tỉ lệ DHA/EPA tương ứng với mỗi nghiệm thức là: 1,70%/0,27% (NT1); 1,80%/0,25% (NT2); 1,90%/0,23% (NT3); 2,00%/0,21% (NT4) (% so với hàm lượng Lipid có trong thành phần thức ăn). Thành phần nguyên liệu đối với các nghiệm thức thức ăn chế biến (TĂCB) được trình bày theo bảng 2.3. Một nghiệm thức để so sánh bằng TĂT bao gồm cua, ghẹ cỡ nhỏ, cá tạp được mua từ chợ Bình Ba, thành phần sinh hóa của một số loại TĂT được trình bày ở Phụ lục 1. Thức ăn ở dạng vi ên khô, độ ẩm 11 – 12%, kích thước đường kính Φ = 2,0mm, chiều dài l = 0,5; l=1,0; l= 1,5(cm) tùy theo từng giai đoạn phát triển của tôm.
Bảng 2.3. Thành phần nguyên liệu của tổ hợp thức ăn trong thí nghiệm 1