- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích
2. Phương pháp gia cơng mặt định hình
CHƯƠNG 12: GIA CÔNG BÁNH RĂNG Mã chương: MH 21
Mã chương: MH 21 - 12
Giới thiệu:
“ Gia công bánh răng”Là phương pháp gia cơng cắt gọt địi hỏi có độ
chính xác cao, nội dung chính của chương là giới thiệu các thơng số cơ bản của bánh răng và một số phương pháp gia công bánh răng.
Mục tiêu:
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật của bánh răng;
- Nêu lên được các phương pháp gia công bánh răng, ưu khuyết và phạm vi sử dụng của từng phương pháp;
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
Nội dung:
1. Khái niệm, phân loại và các yêu cầu kỹ thuật.
Mục tiêu:
- Nhận biết đúng các thông số và các dạng bánh răng; - Biết được chức năng các loại bánh răng;
- Có tính hứng thú, tích cực trong hoạt động nhóm.
Bánh răng nói chung là những chi tiết dùng đế truyền lực và truyền chuyển động giữa các trục, cơ cấu trong các máy khác nhau.
Theo dạng truyền động, các chì tiết dạng bánh răng có thể chia thành các loại: + Bánh răng hình trụ dùng để truyền động giữa các trục song song, gồm: bánh răng trụ răng thẳng và răng nghiêng.
+ Bánh răng côn dùng để truyền động giữa hai trục không song song, thưịng là hai trục vng góc nhau, bao gồm bánh răng côn răng thẳng, răng nghiêng và răng xoắn.
+ Bánh vít ăn khớp với trục vít dùng đế truyền động giữa hai trục vng góc có tỷ số truyền lớn.
+ Thanh răng ăn khớp với bánh răng là chi tiết dùng để truyền từ chuyến động quay sang chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.
Dựa theo kiếu ăn khớp, có các loại bánh răng ăn khớp trong và ăn khớp ngoài. Dựa theo hình dạng kích thước có các loại bánh răng liên trục, bánh răng có lỗ với các kích thước lớn, trung bình và nhỏ.
Về độ chính xác, tuỳ theo cơng dụng mà bánh răng có độ chính xác khác nhau. Theo tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN), bánh răng được chia thành 12 cấp chính xác, từ cấp 1 (cấp cao nhất) đến cấp 12 (cấp thấp nhất). Trong ngành chế tạo máy dùng nhiều bánh răng từ cấp 1 đến cấp 4 và cấp 5.
Trong TCVN cũng đưa ra các chỉ tiêu đánh giá độ chính xác của bánh răng sai lệch về góc quay truyền động xuất hiện trong một vòng quay được đánh giá qua sai số bước vòng và sai lệch khoảng pháp tuyến chung..
+ Để ổn định khi làm việc: Đánh giá mức độ ồn khi làm việc do sự thay đổi tốc độ quay.
+ Độ chính xác tiếp xúc: Đánh giá mức độ, diện tiếp xúc của hai mặt răng ăn khớp qua vết tiếp xúc của biên dạng răng.
+ Độ chính xác khe hở cạnh răng: Đánh giá mức hở giữa hai biên dạng răng ở phía khơng làm việc để tránh hiện tượng kẹt răng và độ chính xác truyền động khi đảo chiều quay.
Thông thường trên bản vẽ chế tạo, các thông số công nghệ của bánh răng gồm: số răng, mơđun, góc ăn khớp, biến dạng răng, góc nghiêng răng (bánh răng nghiêng), hệ số dịch chỉnh, chiều cao răng, bề dày răng, chiều dài khoảng pháp tuyến chung, độ cứng của bánh răng (yêu cầu về nhiệt luyện nếu cần)...
Môdun (m) theo tiêu chuẩn gồm: 1; 1,25; 1,5; 1.75; 2; 2,25 ; 2,5; 2,75; 3; 3,5; 4; 4,5; 5; 5,5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 14; 16...
Biên dạng răng được xác định bởi biên dạng của thanh răng tiêu chuẩn: Góc ăn khớp: = 200
Chiều cao đỉnh răng: a = m Chiểu cao chân răng: b = a + c
Khe hở chân răng: c = ( 0,2 – 0,3). m Chiều cao răng: h = a + b
Ngồi ra trên bản vẽ cịn đưa ra các yêu cầu kỹ thuật khác tuỳ theo yêu cầu và mục đích sử dụng:
Với bánh răng có lỗ: Độ chính xác kích thước và dung sai của đường kính lỗ có thể tới cấp 7 hoặc 6, độ nhám của lỗ và bề mặt răng, độ không đồng tâm của lỗ so với đường kính ngồi, độ khơng vng góc của lỗ so với mặt đầu.
Với các bánh răng liền trục: Ngoài yêu cầu độ nhám bề mặt và độ chính xác kích thước, cịn yêu cầu về độ đồng tâm giữa đường kính vịng chia của bánh răng so với các cổ trục.
Vật liệu để chế tạo bánh răng được chọn tuỳ theo yêu cầu sử dụng. Các bánh răng chịu tải trọng lớn (ô tô, máy kéo..) thường chế tạo từ các loại thép hợp kim của crôm, măng-gan, môlipđen như 20X, 12XH3A, 18XlT...sau khi thấm cacbon, tôi đạt độ cứng 58 - 62 HRC, các bánh răng chịu tải trung bình (dùng trong máy công cụ, máy công tác..) thường chế tạo từ thép 40X, 45 và tôi cao tần; các bánh răng cẩn truyền động êm, tải trọng nhỏ (dùng trong máy dệt, máy in...) thường chế tạo từ nhựa, phíp..; các bánh răng khơng cần độ chính xác cao (máy tuốt lúa, các cơ cấu quay tay..) có thể đúc từ gang.