Phẩ n 4 : Chìm nổi của văn hóa cổ điển
8. Thành đạt về thiên văn học
Thời kỳ vưmig triều Antoine ở thế kỷ 2 sau công nguyên, đế quốc La Mã bước vào thời kỳ đỉnh cao, ở thời đại hoàng kim này, mặc dù nền vãn hóa La Mã đã lên đến đỉnh và bắt đầu suy thoái, nhưng về khoa học kỹ thuật vẫn tiếp tục phát triển.
Claudio (khoảng năm 85 - 168 sau công nguyên), sinh ở Ai Cập, cả đời học tập và nghiên cứu học thuật ở thành phố Alexandre, ơng có một vốn kiến thức uyên bác về thiên văn, địa lý, hình học, quang học, lịch học, v.v... Ngoài sự thành đạt lớn về Thiên văn học thì “địa lý học”, “quang học” của ơng cũng có những vai trị nổi bật, nhưng vai trò của “thiên văn học” có ảnh hưởng lớn nhất. Người Ả rập đã gọi đó là “Chí đại luận”, một thành tựu tổng kết thiên văn học cổ đại Hy Lạp, là một bộ bách khoa toàn thư về thiên văn học, tổng số có 13 quyển, phát huy nền văn học cổ điển, dùng hình học để miêu tả vận động của thiên thể mặt trời, quả đất, mật trăng và quy luật các hành tinh khác, cung cấp cho đời tới 1022 bảng vị trí hành tinh và độ sáng của hành tinh, đó là một bản đồ về hành tinh hoàn thiện nhất thời cổ đại. Ơng cịn miêu tả trạng thái nhật, nguyệt thực,
phương pháp tính lịch theo quy luật hành tinh, giới thiệu cách làm các khí tài thiên văn học, tác dụng của nó, tổng kết lại lồn bộ thành tựu về thiên vãn học cổ đại.
Nhưng ông lại vẫn có luận điểm như các nhà khoa học khác về “thuyết trung tâm địa cầu” vì vậy mà hệ thống vũ trụ học của ông có một chỗ khuyết cơ bản và phi khoa học. ôn g đã thiết tưởng ra một hệ thống kết cấu hình học thiên thể phức tạp, đưa ra những căn cứ để suy luận tính tốn vị trí hành tinh và mặt trăng mặt trời, cơ bản là gần với thực tế trắc địa có được, như vậy vơ hình dung lại làm cho chỗ sai của “thuyết địa tâm” càng được lưu truyền rộng rãi hơn.
Thể hệ Claudio đã phản ánh nhận thức của con người thời trẻ với ihế giới, nhưng vào kỳ trung thế kỷ, thể hệ này bị giai cấp phong kiến thống trị lợi dụng trở nên một trong những trụ cột tinh thần của thống trị thần học. Mãi cho đến thời kỳ phục hưng, sau khi được Nicolas Copecnicus đưa ra “thuyết trung tâm mặt trời” thì thuyết của Claudio mới được sửa chữa.
“Địa lý học” của ơng cịn gọi là “Khái luận hình trạng địa cầu” cũng có hàng loạt xu thế thống kê tính toán thắng lợi, với 6 quyển trong 8 quyển đầu, ông đã giới thiệu tổng số 8100 địa danh, có thống kê liên quan tới toàn bộ các lĩnh vực trên thế giới, ơng chia nó ra thành 82 khu vực, như: Island, British, tiểu Asia, v.v... nơi xa nhất là Ân Độ. Ceylon (tức tên cũ của Xirilanca
thuộc Á châu), ông xác định vị trí kinh vĩ độ của hơn 8000 địa danh này. và có bản đồ phụ chú kèm theo, ơn g cịn vẽ ra cả một bản đồ thế giới, có Âu, Á. Phi trong đó vị trí của Trung Quốc ơng cũng phác họa ra trên bản đồ đó. Chứng tỏ rằng, từ thời thế kỷ 2 cơng ngun đó. châu Âu đã có khái niệm nhận biết về Trung Quốc. Trong những thống kê xác định kinh vĩ độ thì chỉ có một số ít là được trắc nghiệm thực tế, phần lớn còn lại chưa đủ điều kiện trắc nghiệm, kết hợp giữa quan sát thiên văn và số liệu trắc nghiệm có được vĩ độ mà chưa có kinh độ, nhưng dù sao hệ thống “địa lý học” của ông vẫn là một khảo sát với số liệu khoa học mà thế giới phải biết đến đồng thời có những ảnh hưởng sâu sắc cho nền tảng địa lý thiên văn sau này.