Giải pháp đến từ các Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong giai đoạn năm 2008 – 2018 (Trang 74 - 76)

4.1 .Thống kê mô tả, phân tích mô hình

5.1. Giải pháp đến từ các Ngân hàng

Thấy được những hậu quả mà rủi ro thanh khoản và rủi ro mang lại, đứng trước tình hình này, NHNN nói chung và Ngân hàng TMCP luôn phải đưa ra giải pháp để

Giảm lãi suất trần và khuyến khích Ngân hàng lớn hỗ trợ Ngân hàng nhỏ, các Ngân hàng không chạy đua cạnh tranh lãi suất huy động với nhau một cách công khai nhằm mục đích thu hút lượng tiền gửi nhàn rỗi từ cơng chúng và khơng có dấu hiệu suy giảm tiền gửi kể cả các Ngân hàng buộc phải tái cấu trúc.

Tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, thúc đẩy sáp nhập, mua lại (trên thực tế NHNN đã mua lại NH Đại Dương (OCEAN Bank với giá 0 đồng). Đồng thời, mua lại nợ xấu của các NHTM thông qua Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC), góp phần giảm thiểu các rủi ro do nợ xấu mang lại. Đây được coi là giải pháp dùng để khắc phục hậu quả của sự đổ vỡ hệ thống và tạo điều kiện để minh bạch hóa các giao dịch gắn với nợ xấu trong các NHTM. Ví dụ như Sacombank ước tính từ năm 2017-2019 sẽ giải quyết khoảng 65-75% nợ xấu và nhiều tài sản tồn đọng khác, cố gắng để đưa nợ xấu từ 6,81% xuống mức 3%.

Hạn chế lạm dụng quyền lực đối với chi nhánh NH bằng cách tập trung quyền phê duyệt những món cho vay giá trị lớn lên Hội sở chính góp phần hạn chế động cơ xấu của cán bộ NH cho vay dự án của địa phương để lấy thành tích, được bầu vào cấp ủy…

Kiểm tra thường xuyên việc tuân thủ các quy định, luật lệ liên quan tới hoạt động Ngân hàng để đảm bảo luật được thực thi đúng và nghiêm túc theo pháp luật kèm theo đó là các điều khoản xử phạt đối với những trường hợp vi phạm, tăng tính trách nhiệm của các cá nhân tổ chức, hạn chế các khoản cho vay mang tính phong trào hiện nay.

Giảm thiểu RRTD nợ xấu bằng cách:

Tháng 12/2017, Ủy ban Basel công bố văn bản “Basel III: Hoàn thiện các cải cách sau khủng hoảng”, cải cách một sớ tiêu chuẩn để thực hiện tính vớn đới với các loại rủi ro như RRTD, rủi ro điều chỉnh định giá tín dụng hay rủi ro thanh khoản. Ủy ban Basel đã đưa ra một tiêu chuẩn hồn tồn mới khi u cầu thực hiện tính vớn cho rủi ro hoạt động - phương pháp tiêu chuẩn, hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đối với các Ngân

hàng q́c tế. Vì vậy, các Ngân hàng cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

Để quy trình quản trị rủi ro tín dụng được thực hiệu một cách có hiệu quả và chặt chẽ hơn đồng thời hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng thì hệ thớng Ngân hàng cần tăng cường nghiệp vụ quản lý và giám sát trước và sau giải ngân, nâng cao trình độ thẩm định tín dụng cũng như những nghiệp vụ đi kèm, phân tích và thẩm định tín dụng sử dụng mơ phỏng dịng tiền, trao dồi phẩm chất, đạo đức cho đội ngũ cán bộ Ngân hàng, tuân thủ các quy định của luật pháp, không chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà bất chấp rủi ro mang lại sau này.

Tuân thủ quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt đồng kinh doanh, đảm bảo tỷ lệ an tồn trong tiền gửi tại NHTW, tìa sản có tính thanh khoản cao và lượng tiền mặt dự trữ trong Ngân hàng nhằm mục đích đới phó với biến động khơng lường trước đặc biệt là trong điều kiện kinh tế hiện nay, việc duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc là điều khơng thể không làm.

Cơ cấu lại tài sản phù hợp, cơ cấu lại dự nợ, nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường để quản lý RRTK của các Ngân hàng hiện nay nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất: hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay theo lãi suất thị trường; hạn chế nhất tình trạng khách hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong giai đoạn năm 2008 – 2018 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)