Ảnh hưởng của quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trường hợp các công ty niêm yết tại TP hồ chí minh (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3 Ảnh hưởng của quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trong khi mối quan hệ giữa quản trị cơng ty và hiệu quả tài chính hay hiệu quả hoạt động đã nhận được sự chú ý, thì mối quan hệ giữa quản trị công ty (CG) với CSR là một vấn đề được nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu quản trị quan tâm đến ảnh hưởng của cơ chế quản trị công ty như cấu trúc sở hữu và hội đồng quản trị đến CSR (Johnson &Greening, 1999; Waddock & Graves, 1997). Một số tác giả nghiên cứu sở hữu lập luận rằng sở hữu định chế, sở hữu kiểm soát thường chú trọng đến lợi luận ngắn hạn, lợi nhuận quý chẳng hạn, do vậy có xu hướng cắt giảm chi phí cho các hoạt động CSR (Coffey & Fryxell, 1991). Một số khác cho rằng các sở hữu định chế có xu hướng gắn bó lâu dài với cơng ty do vậy chi nhiều hơn cho CSR (Neubaum & Zahra, 2006). Vì vậy Johnson & Greening (1999) lập luận rằng cổ đơng định chế khác nhau thì quan tâm đến những chỉ số hiệu quả khác nhau, có thể nhóm này hướng đến lợi nhuận ngắn hạn, nhóm khá lại chú ý đến lợi nhuận dài hạn, chú ý đến CSR. Liên quan đến thành viên hội đồng quản trị độc lập và chi phí cho CSR. Nhiều tác giả cho rằng thành viên độc lập bên ngoài sẽ chú ý đến các tác nhân bên ngồi, như mơi trường tự nhiên và điều kiện thể chế, nghĩa là làm tăng các chi phí CSR (Johnson & Greening (1999). Tuy nhiên Coffey & Wang (1998) lại cho rằng thành viên bên ngoài quan tâm đến quyền của cổ đơng nên có xu hướng cắt giảm các khoản từ thiện.

Một nghiên cứu gần đây đã bắt đầu khám phá mối quan hệ giữa CG và các khía cạnh cụ thể của CSR như hiệu quả môi trường. Stuebs và Sun (2010) phát hiện, quản trị cơng ty có quan hệ tích cực với thế mạnh mơi trường của cơng ty. Stuebs và Sun (2015) tìm thấy mối quan hệ giữa CG và CSR. Earnhart (2002), quyền sở hữu tập trung giúp cải thiện hiệu quả môi trường, nghĩa là sở hữu tập

trung tạo ra cơ chế quản trị mạnh mẽ và cơ chế này giúp quản lý chi phí tốt hơn, bao gồm cả chi phí quản lý mơi trường.

Do đó, luận văn này dựa vào nghiên cứu Stuebs và Sun (2015) để điều tra mối quan hệ giữa CG và CSR trên nhiều phương diện cho các công ty niêm yết Việt Nam thông qua hai giả thuyết sau đây:

H1: CG có tác động tích cực đến CSR.

H2: CG hiện tại có ảnh hưởng tích cực đến CSR trong tương lai.

Tóm tắt chương:

Luận văn này dựa vào cách phân loại CSR của Amran (2015). CSR gồm 4 phần chính: (i) trách nhiệm với mơi trường; (ii) trách nhiệm với người lao động; (iii) trách nhiệm với cộng đồng; và (iv) trách nhiệm với sản phẩm đồng thời sử dụng dữ liệu thứ cấp để định lượng chỉ số CSR bằng cách sử dụng BCTN và BCBV thơng qua phương pháp phân tích nội dung, với các xếp hạng tài chính, dữ liệu thứ cấp cung cấp một cách tiếp cận bổ sung cho CSR vì chúng đều được dựa trên các hoạt động thực tế của cơng ty mà khơng có sự đánh giá từ các cơ quan khác.

Nguyên tắc của OECD (2004) về CG sẽ được xem xét xuyên suốt trong luận văn này vì định nghĩa được sử dụng bởi các nguyên tắc của OECD (2004) tồn diện và bao qt tồn bộ khn khổ quản trị cơng ty. Theo đó, cơng ty khơng chỉ kiểm soát và hướng vào mối quan hệ giữa các cổ đông, nhà quản lý và hội đồng quản trị, mà cịn có trách nhiệm đối với tất cả các bên liên quan. Các nguyên tắc CG của OECD (2004) là cơ sở để đo lường và chấm điểm chất lượng hoạt động của CG thông qua bảng câu hỏi thực hành CG, thường được sử dụng ở các nước phát triển. Chỉ số thực hành CG gồm 5 thành phần chính: (i) Quyền của cổ đơng; (ii) Đối xử bình đẳng đối với cổ đơng; (iii) Vai trị của các bên liên quan; (iv) Công bố thông tin và minh bạch; (v) Trách nhiệm của hội đồng quản trị. Luận văn này sử dụng các nguyên tắc OECD, trên cơ sở cách tiếp cận nội dung (content analysis) để xây dựng chỉ số quản trị công ty cho toản bộ hoạt động quản trị công ty cũng như những thành phần của quản trị công ty.

Các công ty không chỉ đặt vấn đề quyền lợi của các nhà đầu tư nói chung lên trên hết, mà cịn là việc hướng tới các dự án đầu tư với sự liên hệ tốt giữa lợi nhuận và yếu tố CSR. Điều này đã được thực tế chứng minh, những cơng ty phát triển thì càng phải chứng tỏ được họ có kế hoạch rõ ràng và đường lối chiến lược trong việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tất cả tạo nên giá trị của một chiến lược thực hiện CSR để tạo nên yếu tố cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Có thể thấy CG và CSR đã cùng nhau tạo thành các mục tiêu hoạt động đồng thời cũng là các thách thức mà doanh nghiệp phải đối diện. Các cơng ty có một hệ thống CG tốt thường có xu hướng bảo vệ tốt quyền lợi của nhà đầu tư nói chung và thực tế cho thấy các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR thường cũng là các doanh nghiệp được tôn trọng và phát sinh lợi nhuận nhiều hơn. Từ đó có thể thấy mối quan hệ tích cực giữa CG và CSR, sẽ tạo thành khả năng cạnh tranh vượt trội của doanh nghiệp đó trên thị trường.

Do đó, quản trị cơng ty hiệu quả đóng một vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả thực hành CSR, vì quản trị cơng ty tốt sẽ duy trì sự tín nhiệm của các bên liên quan đối với các hoạt động CSR của công ty. Stuebs và Sun (2015) tìm thấy mối quan hệ giữa CG và CSR. Do đó, luận văn này dựa vào nghiên cứu Stuebs và Sun (2015) để điều tra mối quan hệ giữa CG và CSR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trường hợp các công ty niêm yết tại TP hồ chí minh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)