Thống kê mô tả biến và kiểm tra tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của độ bất ổn trong các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

4.2. Thống kê mô tả biến và kiểm tra tương quan

Bảng thống kê mô tả các biến đặc thù doanh nghiệp sử dụng trong phân tích được trình bày trong Bảng 4.1. Cụ thể, bảng trình bày số quan sát, các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn (SD), P25, P50 và P75 của các biến số đặc thù của doanh nghiệp. Giá trị trung bình của tỷ lệ đầu tư trên vốn cho thấy trung bình các cơng ty đầu tư khoảng 5% trên tổng tài sản. Độ lệch chuẩn cho thấy doanh thu trên tổng tài sản rất phân tán so với các biến còn lại (0.67138), độ lệch chuẩn chi phí lãi vay trên tổng tài sản có độ phân tán thâp nhất (0.01933) trong các biến của công ty.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến

Biến N Trung bình SD P25 P50 P75 I/K 770 0.05371 0.06464 0.01350 0.03070 0.06884 B/K 770 0.27025 0.20522 0.06554 0.26159 0.43629 RB/K 770 0.01898 0.01933 0.00325 0.01342 0.02915 S/K 770 1.21187 0.67138 0.75282 1.08873 1.51157 GS 770 0.14275 0.33996 -0.00644 0.10165 0.23440

(Nguồn: Kết quả tính tốn từ phần mềm Stata)

Ghi chú: Bảng trên trình bày số liệu thống kê mô tả về biến đặc thù của công ty. Tác giả định nghĩa đầu tư (I) là tiền chi mua tài sản cố định hữu hình. Tổng nợ (B) của cơng ty được tính bằng tổng của tổng nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty trong năm. RB thể hiện cho tổng chi phí nợ, là chi phí trả lãi vay của cơng ty. Doanh thu

(S) là tổng doanh thu của một công ty trong một năm. Tất cả các biến ngoại trừ biến tốc độ tăng trưởng doanh thu (GS) đều được chuẩn hóa bằng tổng tài sản của công ty.

Giá trị của nợ trên tổng tài sản chiếm trung bình 27%, độ lệch chuẩn tương đối thấp so với các biến khác (0.20522). Chi phí lãi vay chiếm bình qn 1.9% trong tổng tài sản doanh nghiệp với mức độ biến động thấp nhất (0.01933). Doanh thu công ty chiếm bình quân 1.21187 so với tổng tài sản với độ lệch chuẩn biến động lớn nhất so với các biến cịn lại. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của tốc độ tăng trưởng doanh thu lần lượt là 0.14275 và 0.33996.

Bảng 4.2 cung cấp thống kê mô tả cho các biến không chắc chắn của đặc thù doanh nghiệp và kinh tế vĩ mô. Từ bảng ta có thể thấy rằng có sự khác biệt về độ lệch chuẩn của sự không chắc chắn đặc thù doanh nghiệp luôn cao hơn biến không chắc chắn kinh tế vĩ mô, độ lệch chuẩn biến kinh tế vĩ mơ có tính ổn định hơn so với biến khơng chắc chắn đặc thù doanh nghiệp. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của biến rủi ro đặc thù của doanh nghiệp dựa trên độ lệch chuẩn tích lũy tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản của các công ty lần lượt là 0,22733 và 0,15017.

Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến không chắc chắn

Biến N Trung bình SD P25 P50 P75

µcpi 770 0.00015 0.00010 0.00009 0.00011 0.00015

µipi 770 0.13194 0.06638 0.07302 0.13244 0.17976

φsales 770 0.22733 0.15017 0.12667 0.19163 0.29297

φresid^2 770 0.06740 0.18653 0.00368 0.01671 0.05923

(Nguồn: Kết quả tính tốn từ phần mềm Stata)

Ghi chú:

- µcpi đại diện cho sự khơng chắc chắn kinh tế vĩ mô dựa trên phương sai điều kiện của CPI.

- µipi đại diện cho sự không chắc chắn kinh tế vĩ mô dựa trên phương sai điều kiện của IPI.

- φsales đại diện cho sự không chắc chắn cụ thể công ty dựa trên độ lệch chuẩn tích lũy của phần dư thu được sau khi chạy mơ hình hồi quy AR(1).

- φresid^2 đại diện cho bình phương phần dư thu được sau khi chạy mơ hình hồi quy AR(1).

Trong bảng 4.3, tác giả biểu thị mối tương quan giữa biến không chắc chắn đặc thù doanh nghiệp và kinh tế vĩ mô. Bảng này cho thấy hệ số tương quan của các biến là rất thấp và cũng khơng có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa chấp nhận được (1%, 5%, 10%). Do đó, tác giả nhận định rằng các biến này không tương quan nhau và đây là các rủi ro mà các cơng ty có thể gặp phải trong suốt q trình hoạt động, đầu tư và ra các quyết định tài chính.

Bảng 4.3: Tương quan giữa các biến khơng chắc chắn

Biến không chắc chắn đặc thù doanh nghiệp

φsales φresid^2 Biến không chắc chắn kinh tế vĩ mơ µcpi 0.0504 0.0505 P-value 0.1628 0.1615 µipi 0.0071 -0.0524 P-value 0.8439 0.1465

(Nguồn: Kết quả tính tốn từ phần mềm Stata)

Trong bảng 4.4, tác giả thấy được sự tương quan cơ bản giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập với p-value trong phân tích thực nghiệm. Hệ số tương quan giữa bình phương đầu tư trên tổng tài sản cao hơn đáng kể so với các hệ số tương quan biến khác. Các biến tương quan thuận chiều với tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản lần lượt là

bình phương của tỉ lệ đầu tư trên tổng tài sản, tổng nợ trên tổng tài sản, doanh thu trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng, phần dư thu được từ mơ hình AR(1); tuy nhiên, chỉ có bình phương đầu tư trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng doanh thu có ý nghĩa thống kê (p-value < 1%). Các biến tương có quan âm với tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản là biến chi phí lãi vay (RB/K), µipi

, φsales , các tương quan này đều khơng có ý

nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa chấp nhận được. Tuy nhiên, để phân tích chính xác hơn về mức độ ảnh hưởng của hai loại rủi ro lên quyết định đầu tư công ty, tác giả sẽ sử dụng mơ hình chặt chẽ hơn kết hợp các biến đặc thù doanh nghiệp liên quan (biến trễ).

Bảng 4.4: Tương quan giữa các biến độc lập và biến giải thích

Biến Hệ số

tương quan P-value

(I/K)2 0.9128 0.0000 B/K 0.1467 0.0000 RB/K -0.0268 0.4583 S/K 0.0130 0.7194 GS 0.1180 0.0010 µcpi 0.0510 0.1578 µipi -0.1116 0.0019 φsales -0.0153 0.6712 φresid^2 0.0188 0.6023

(Nguồn: Kết quả tính tốn từ phần mềm Stata)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của độ bất ổn trong các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)