Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của độ bất ổn trong các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

4.6. Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Tóm tắt kết quả nghiên cứu:

Bảng 4.12: Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Yếu tố ảnh

hưởng Tên biến Dấu kỳ vọng

Kết quả nghiên cứu

(I/K) it-1 Độ trễ của đầu tư + + (I/K)2 it-1 Bình phương độ trễ

của đầu tư + +

(B/K)it-1 Tổng nợ vay - -

(RB)it-1 Chi phí lãi vay - -

(S/K)it-1 Doanh thu + +

GSit-1 (biến bổ sung)

Tốc độ tăng trưởng

doanh thu +

φit-1 Biến không chắc chắc

đặc thù doanh nghiệp - - µt-1 Biến không chắc chắn - -

Yếu tố ảnh

hưởng Tên biến Dấu kỳ vọng

Kết quả nghiên cứu

kinh tế vĩ mô

Thảo luận về kết quả nghiên cứu:

- Độ trễ của đầu tư trên tổng tài sản, độ trễ của bình phương đầu tư trên tổng tài sản: có tác động cùng chiều với quyết định đầu tư. Kết quả này tương tự

như kết quả nghiên cứu của Eberly (2012) và cũng như dự đoán tác giả. Đối với Eberly (2012), độ trễ của đầu tư có hệ số tương quan với quyết định đầu tư cao hơn hẳn so với yếu tố Tobin Q và dòng tiền, tác giả Eberly (2012) đã nhận định rằng khi các nhà quản lý quyết định ngân sách đầu tư vào tài sản cố định (nhà máy) thì mặc nhiên ngân sách đó ln lớn hơn hoặc bằng ngân sách đầu tư năm trước. Độ trễ của bình phương đầu tư trên tổng tài sản có hệ số tương quan khác 0, điều này chứng tỏ của I/K năm t-1 có quan hệ phi tuyến tính đối với I/K năm t.

- Tổng nợ vay trên tổng tài sản: được tính bằng tổng nợ vay trên tổng tài sản

của doanh nghiệp (giá trị sổ sách – book value) có tác động ngược chiều đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp trong tất cả mơ hình của bài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Rashid (2017). Nếu các nhà quản lý nhận thấy cơ cấu nợ vay quá nhiều trong cấu trúc vốn thì họ có xu hướng giảm đầu tư vào các dự án, do vậy khi nợ vay tăng lên doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp đầu tư.

- Chi phí lãi vay trên tổng tài sản: được tính bằng tổng nợ vay trên tổng tài

sản của doanh nghiệp (giá trị sổ sách – book value) có tác động ngược chiều đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp trong tất cả mơ hình của bài nghiên cứu. Tương tự cách giải thích phía trên, tác giả nhận định rằng khi doanh nghiệp chi lãi vay năm trước càng nhiều, doanh nghiệp càng lo sợ vấn đề thanh khoản và các chi phí phải trả trong năm, doanh nghiệp có xu hướng giảm đầu tư ở năm tiếp theo.

- Doanh thu trên tổng tài sản, Tốc độ tăng trưởng doanh thu: tác động

nghiên cứu của Rashid (2017) và Umutlu (2010). Các cơng ty có sự tăng trưởng doanh số hàng năm (tỷ số doanh thu trên tổng tài sản tăng do doanh thu tăng nhiều hơn so với tổng tài sản), cho thấy mức độ tăng trưởng tốt, sử dụng hiệu quả tài sản cố định. Từ đó giúp cơng ty tự tin khi mở rộng đầu tư, sản xuất, mục tiêu lâu dài là tiếp tục tăng trưởng doanh thu trong các năm kế tiếp.

- Yếu tố không chắc chắc đặc thù doanh nghiệp: Trong bài nghiên cứu này,

với dữ liệu doanh nghiệp từ 2009-2018, kết quả cho thấy, yếu tố không chắc chắn đặc thù doanh nghiệp ngược chiều với quyết định đầu tư cơng ty, tương quan âm và có ý nghĩa thống kê qua các mơ hình, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Rashid (2017). Biến không chắc chắn đặc thù doanh nghiệp được lấy từ độ lệch chuẩn tích lũy của phần dư và bình phương phần dư của mơ hình AR(1) của biến S/K. Mặc dù S/K vẫn có xu hướng tăng trưởng theo thời gian, nhưng độ lệch chuẩn tích lũy của phần dư từ mơ hình AR(1) giảm dần (điều này hàm ý cho rằng về lâu dài mức độ doanh thu tăng trưởng sẽ giảm dần), cơng ty sẽ có xu hướng tiếp tục tăng đầu tư, mở rộng nhà máy, mua sắm thêm máy móc, cơng nghệ, giúp tăng trưởng doanh thu trong thời gian tới.

- Biến không chắc chắn kinh tế vĩ mô: ngược chiều với quyết định đầu tư

công ty, kết quả giống với nghiên cứu của Rashid (2017) áp dụng tại các cơng ty phi tài chính ở Paskistan. Điều này tác giả giải thích rằng, khi bất ổn kinh tế, một sự thay đổi đột biến trong độ lớn các yếu tố kinh tế vĩ mơ (yếu tố CPI, IPI) dù ít hay nhiều cũng tác động đến quyết định đầu tư, cụ thể là bất ổn tăng, đầu tư giảm xuống, trong những lúc điều kiện vĩ mơ như vậy, địi hỏi doanh nghiệp phải phân tích tỉ mỉ, thận trọng khi đưa ra quyết định đầu tư để đảm bảo khả năng sinh lời cũng như bảo toàn vốn của dự án. Giả sử như bất ổn kinh tế, nếu chỉ số giá tiêu dùng tăng lên theo tháng, lạm phát xu hướng tăng lên, chi phí mua các nguyên liệu đầu vào tăng lên, nếu khơng có sự kiểm soát chặt chẽ của các nhà hoạch định kinh tế, của Chính phủ, các doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí cho sản xuất, lúc này nhà quản lý doanh nghiệp khó dự báo tình hình thị trường trong thời gian tới, họ sẽ có xu hướng thu hẹp đầu tư, càng làm trầm trọng hơn các vấn đề kinh kế chung của

Đất nước. Ngược lại, chỉ số giá tiêu dùng bất ổn (giảm) theo thời gian, xu hướng giảm phát, giá tiếp tục giảm, đồng tiền càng có giá hơn, các cơng ty tích cực nắm giữ tiền mặt, hạn chế chi mua nguyên vật liệu sản xuất, tái đầu tư, làm trì trệ nền kinh tế.

Tương tự đối với chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI), khi chỉ số này tăng hoặc giảm đột biến (biểu hiện là phương sai tăng lên), nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định, lúc tăng mạnh lúc giảm mạnh, điều này khơng ít thì nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà quản lý doanh nghiêp, dè chừng nền kinh tế, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, giảm chi tiêu cho đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của độ bất ổn trong các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)