Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh tiền giang (Trang 31)

Đề xuất và mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu:

Bảng 2.1 : Tổng hợp các biến nghiên cứu trong mơ hình Biến và tên

nhân tố đại diện Mô tả Nguồn tham khảo Yếu tố kinh tế

(KT)

Xác suất kiểm tra, thanh tra thuế thường xuyên

Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014.

Chính sách của Chính phủ tăng hiệu quả của chi tiêu công từ tiền thuế

Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014.

Kinh tế tăng trưởng ổn định Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014.

Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế (CQT)

Cơng chức thuế có năng lực giải quyết cơng việc nhanh chóng, chính xác, có phẩm chất tốt

Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN Yếu tố kinh tế Yếu tố đặc điểm của cơ

quan thuế Yếu tố xã hội Yếu tố cá nhân Nhân khẩu học và yếu tố khác

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ thông tin phục vụ việc thu thuế càng hiện đại càng gia tăng tính tuân thủ thuế

Helhel, 2014.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong Cục Thuế và các đơn vị chức năng liên quan làm tăng tính tuân thủ thuế

Helhel, 2014.

Yếu tố xã hội (XH)

Hệ thống thuế thu nhập cá nhân công bằng

Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014.

Thay đổi chính sách của chính phủ Việt Nam về thuế thu nhập cá nhân phù hợp

Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014.

Cá nhân, tập thể xung quanh cho rằng việc nộp thuế thu nhập cá nhân là trách nhiệm cần thiết của công dân

Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014.

Yếu tố cá nhân (CN)

Dư dả trong chi tiêu tài chính cá nhân, không chịu áp lực về các khoản nợ

Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014.

Nhận thức được hành vi phạm tội khi trốn thuế và hậu quả của việc không tuân thủ thuế

Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014.

Kiến thức và hiểu biết về thuế cao sẽ tăng tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân

Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014.

Nhân khẩu học và yếu tố khác (NKH)

Nữ giới có tính tn thủ thuế cao hơn nam giới

Helhel, 2014; Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014.

Người nộp thuế có thu thập cao thì mức độ tuân thủ thuế cao và ngược lại

Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014.

Trình độ giáo dục càng cao thì tính tn thủ thuế càng cao

Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014.

Tính tn thủ của người nộp thuế TNCN (TTT)

Khơng bao giờ cố gắng tránh thuế thu nhập cá nhân

Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016

Không bao giờ phàn nàn về hệ thống thuế

Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016

Khơng có khoản nợ về thuế thu nhập cá nhân

Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016

Khai báo tất cả thu nhập có được cho chi cục thuế

Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016

Nộp thuế đúng hạn nên chi cục thuế khơng bao giờ tính tiền phạt chậm nộp

Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016

2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Dựa theo mơ hình nghiên cứu đề xuất, ta có các giả thuyết nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế TNCN như sau:

- Giả thuyết H1: Yếu tố liên quan đến kinh tế như thường xuyên kiển tra & thanh tra, cảm nhận chi tiêu chính phủ, kinh tế ổn định tăng thì tính tn thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.

- Giả thuyết H2: Yếu tố liên quan đặc điểm cơ quan thuế như chuyên môn, cơ sở vật chất, phối hợp chặt chẽ của cơ quan thuế tăng thì tính tn thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.

- Giả thuyết H3: Yếu tố xã hội về hiểu biết tính cơng bằng, chính sách, tác động tốt từ tập thể tăng thì tính tn thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.

- Giả thuyết H4: Yếu tố cá nhân liên quan đến tài chính, nhận thức hành vi và hậu quả, hiểu biết thuế TNCN tăng thì tính tn thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.

- Giả thuyết H5: Yếu tố nhân khẩu học tăng thì tính tn thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.

2.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người NTT thu nhập cá nhân NTT thu nhập cá nhân

2.3.3.1 Yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế vì liên quan lợi ích của NNT nếu NNT phải thực hiện trách nhiệm nộp thuế (Loo, 2006); Hasseldine (1993). Song và Yarbrough (1978) cho rằng NTT là các cá nhân trốn tránh kinh tế, những cá nhân có khả năng sẽ đánh giá về lợi ích, ưu điểm của việc trốn tránh thuế. Các yếu tố quyết định tuân thủ thuế liên quan đến các yếu tố kinh tế như thuế suất, thanh tra & kiểm tra thuế và đánh giá, cảm nhận về chi tiêu tiền công của chính phủ.

Giả thuyết H1: Yếu tố liên quan đến kinh tế như thường xuyên kiển tra & thanh tra, cảm nhận chi tiêu chính phủ, kinh tế ổn định tăng thì tính tn thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.

 Thường xuyên kiểm tra và thanh tra thuế

Một số nghiên cứu cho rằng kiểm tra, thanh tra thuế xác suất cao, thường xuyên ảnh hưởng tích cực đến việc giảm bớt hành vi gian lận, trốn thuế (Dubin, 2004; Shanmugam, 2003). Thực tế cho thấy trong các hệ thống tự đánh giá, kiểm tra và thanh tra thuế đóng một vai trị khơng thể thiếu và chủ chốt là tăng sự tuân thủ tự nguyện. Nếu chú trọng thanh tra và kiểm tra thuế thường xuyên và tỉ mỉ có thể khuyến khích NNT cẩn trọng, chú tâm hơn trong kê khai thuế, báo cáo chính xác các khoản thu nhập. Trái lại, những NTT chưa bao giờ được kiểm và thanh tra thuế có thể khai khống và sai thu nhập thực tế của họ.

 Cảm nhận về chi tiêu cơng của chính phủ

Người nộp thuế sẽ quan tâm, đánh giá các khoản tiền chi tiêu cơng từ NSNN của chính phủ. Nếu chính phủ đang chi tiêu hợp lý nguồn thu quốc gia, ví dụ, đối với

các cơ sở cơ bản như giáo dục, y tế và an tồn và giao thơng cơng cộng, có khả năng sự tuân thủ thuế, trách nhiệm chấp hành nghĩa vụ về thuế sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu NTT cho rằng chính phủ đang chi tiêu quá nhiều cho các khoản được xem là không quan trọng, cần thiết thì NTT sẽ cảm thấy lãng phí và trốn tránh thuế.

 Tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát

Tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát cao được coi như là một đòn bẩy tác động vào chính mức thuế thu nhập của người có thu nhập. Mơi trường lạm phát cao làm cho các khoản mất đi từ thuế có tác động lớn hơn rất nhiều so với môi trường lạm phát thấp. Chính vì thế, phát triển kinh tế tăng trưởng ổn định, hạn chế lạm phát có tác dụng tích cực về nâng cao tính tuân thủ thuế, giúp hỗ trợ mức sống, hỗ trợ vốn cho việc duy trì hoạt động đầu tư, kinh doanh.

2.3.3.2 Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế

Mặc dù NTT bị ảnh hưởng bởi các mối quan tâm kinh tế thuần túy của họ trốn thuế hoặc không trốn thuế, bằng chứng cho thấy các yếu tố thể chế cũng đóng vai trị quan trọng trong các quyết định tuân thủ của họ.

Giả thuyết H2: Yếu tố liên quan đặc điểm cơ quan thuế như chuyên môn, cơ sở vật chất, phối hợp chặt chẽ của cơ quan thuế tăng thì tính tuân thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.

 Năng lực, trình độ chun mơn, khả năng nghiệp vụ và phẩm chất của công chức, cán bộ quản lý thuế

Năng lực chuyên mơn của cơng chức thuế đóng vai trị thiết yếu trong hoạt động thanh tra, quản lý thuế TNCN (Hasseldine and Li, 1999). Nhằm đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm quản lý thu thuế, cán bộ cơ quan thuế phải được đào tạo cơ bản khơng những về nghiệp vụ thuế, mà cịn phải nắm bắt được chính sách pháp luật có liên quan về kế toán, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật cư trú… đồng thời, sử dụng tốt các ứng dụng phần mềm tin học về quản lý thuế.

Song song với năng lực thì phẩm chất và đạo đức của cán bộ thuế cũng cần được chú trọng đề cao. Với vai trò là cơ quan kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật thuế của NNT, trong mơi trường làm việc nhạy cảm, thì việc che dấu cho NNT

vi phạm, trốn thuế TNCN là hành vi bị phê phán, sai trái. Do vậy, việc nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ thuế luôn được ngành thuế quan tâm thực hiện, điều này thể hiện rõ trong tuyên ngôn ngành: "Minh bạch – Chuyên nghiệp – Liêm chính – Đổi mới".

 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ phục vụ thu thuế

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ phục vụ thu thuế tác động lớn tới hoạt động quản lý thuế TNCN. Cơ quan thuế đã và đang áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của ngành ngày một nhiều hơn và hiện đại hơn. Hầu hết các phần mềm ứng dụng phục vụ cho hoạt động quản lý của ngành vào kết nối thơng tin với các cơ quan chức năng có liên quan (Hải quan, Kho bạc, Bảo hiểm xã hội, Tài nguyên và Môi trường...) và hỗ trợ NNT trong đăng ký thuế, nộp thuế, kê khai thuế ngày càng nhanh chóng, thuận tiện.

 Sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan

Thơng qua sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan thì q trình xử lý nghiệp vụ sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin đầy đủ hơn, tồn diện hơn, từ đó ra quyết định quản lý chính xác hơn. Hoạt động của các cơ quan pháp luật (Công an, Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Sở Tài ngun và Mơi trường...) có tác dụng tạo điều kiện cho tính tuân thủ của NNT được nâng lên. Các cơ quan đó sẽ đề ra các biện pháp hữu hiệu để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về thuế và xử lý đúng các trường hợp không tuân thủ pháp luật.

Việc phối hợp trao đổi, thu thập, chuyển giao thông tin với các cơ quan nhằm quản lý chặt chẽ và đúng thực trạng hoạt động, nâng cao tính tn thủ của NNT, góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN đã được cấp trên đề ra.

2.3.3.3 Yếu tố xã hội

Việc sẵn sàng tuân thủ luật thuế để đáp ứng với hành vi của người khác và mơi trường xã hội của họ (ví dụ: chính phủ, bạn bè và thành viên gia đình) (Torgler, 2007). Mặt khác, Kirchler (2007) cho rằng các yếu tố xã hội nên được xem xét theo nghĩa rộng hơn so với quan điểm của Torgler; điều này bao gồm tâm lý của người nộp thuế.

Giả thuyết H3: Yếu tố xã hội về hiểu biết tính cơng bằng, chính sách, tác động tốt từ tập thể tăng thì tính tn thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.

 Nhận thức về tính cơng bằng

Thuế TNCN là sắc thuế nhạy cảm và phức tạp trong các sắc thuế ở nước ta vì có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của NNT. Tính cơng bằng nhận thức, cảm nhận về hệ thống thuế có tác động đến xu hướng trốn thuế và tránh thuế (Jackson và Milliron, 1986; Richardson, 2008). Nhận thức tích cực về vốn chủ sở hữu trong hệ thống thuế có mối tương quan tích cực với việc tn thủ thuế. Khả năng kiểm soát và chứng minh thu nhập của cá nhân rất hạn chế, đặc biệt đối với khu vực hành nghề tự do và kinh doanh nhỏ. Đối tượng nộp thuế đa dạng, thu nhập tính thuế phức tạp vì vậy địi hỏi phải rất thận trọng để tránh những sai sót khơng đáng có trong chính sách và biện pháp, có thể tạo ra những phản ứng xã hội.

 Thay đổi chính sách về thuế của chính phủ

Chính sách pháp luật về thuế TNCN là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu thuế TNCN tại cơ quan thuế. Bởi nó là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế thực hiện các biện pháp nghiệp vụ về quản lý thuế nhằm đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ và kịp thời số thuế vào NSNN. Việc quy định mức thuế suất và cách tính thuế TNCN phải rõ ràng, chi tiết, bao qt tồn bộ các tình huống thực tế và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, mức sống của người dân. Tùy theo tình hình thực tế, chính sách thuế phải có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo tính cơng bằng, hiệu lực, hiệu quả. Nếu chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách thuế TNCN khơng phù hợp với hồn cảnh, tình hình kinh tế - xã hội thì sẽ tác động xấu đến việc tuân thủ thuế của người dân. Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng các việc chính phủ ban hành, sửa đổi chính sách phù hợp với hồn cảnh kinh tế, chính trị có ảnh hưởng tốt đến tính TTT ( Hasseldine and Hite, 2003).

 Tác động của các cá nhân, tập thể

Ajzen và Fishbein (1980) cho rằng các nhóm người như thành viên gia đình, người thân đóng một vai trị quan trọng trong việc xác định ý định và hành vi của mọi

người. Quyết định trốn thuế hoặc không trốn thuế đôi khi bị ảnh hưởng bởi các thành viên gia đình hoặc bạn bè (ví dụ, Allingham và Sandmo (1972)). Do đó, ảnh hưởng của các nhóm người trong mơi trường xung quanh dường như rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định, đặc biệt liên quan đến các khía cạnh tiền tệ và sự tuân thủ pháp luật (tuân thủ thuế).

2.3.3.4 Các yếu tố cá nhân

Các quyết định trốn thuế hay không trốn thuế phụ thuộc rất nhiều vào người nộp thuế, phán quyết cá nhân (Mohani, 2001). Do đó, các yếu tố hoàn cảnh cá nhân như hạn chế tài chính cá nhân và hiểu biết về sai phạm nếu thực hiện hành vi trốn thuế có thể có tác động đến hành vi tuân thủ của người nộp thuế.

Giả thuyết H4: Yếu tố cá nhân liên quan đến tài chính, nhận thức hành vi và hậu quả, hiểu biết thuế TNCN tăng thì tính tn thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.

 Dư dả trong chi tiêu tài chính cá nhân

Những hạn chế tài chính cá nhân được cho là có ảnh hưởng hành vi trốn tránh thuế vì sự khó khăn tài chính mà một cá nhân phải đối mặt và bắt buộc NTT ưu tiên những khoản phải chi trả trước cho nhu cầu thiết yếu ( như thực phẩm, quần áo, nhà ở, v.v.), các khoản nợ phải thanh tốn gấp (ví dụ, nhận thấy mối đe dọa từ người cho vay tiền, v.v.) chứ không phải là nợ thuế. Các cá nhân phải đối mặt với các vấn đề tài chính cá nhân có khả năng trốn tránh thuế cao hơn các cá nhân không phải đối mặt với hạn chế tài chính, chi tiêu (Mohani và Sheehan, 2004; Mohani, 2001). Như vậy, NTT nếu dư dả về thanh tốn tài chính cá nhân sẽ có khả năng tuân thủ thuế cao hơn.

 Kiến thức, hiểu biết về thuế TNCN

Tầm quan trọng của kiến thức, hiểu biết thuế đối với quyết định tuân thủ thuế đã được đề cập đến trong các sách báo và cơng trình nghiên cứu khác nhau. Mức độ giáo dục, hướng dẫn mà NTT được phổ cập, học hỏi góp phần gia tăng kiến thức thuế (Eriksen và Fallan, 1996). Theo các cơng trình nghiên cứu trước đã thừa nhận rằng hiểu biết về thuế có mối tương quan mật thiết với hành vi tuân thủ thuế của NTT (Singh và Bhupalan, 2001).

 Nhận thức về hành vi phạm tội và hình phạt

Theo Allingham và Sandmo (1972) cho rằng các hình phạt cho hành vi trốn thuế, khai khơng thuế sẽ tác động đến tính tuân thủ thuế. Nếu người nộp thuế ý thức được các hành vi của mình là phạm pháp khi trốn thuế, hậu quả xảy ra của việc khơng tn thủ thuế, họ có thể giảm xu hướng trốn tránh thuế.

2.3.3.5 Nhân khẩu học

Theo các nghiên cứu lược khảo cho thấy, nhân khẩu học về giới tính, thu nhập và giáo dục cũng ảnh hưởng tương quan đến tính tuân thủ thuế.

Giả thuyết H5: Yếu tố nhân khẩu học tăng thì tính tn thủ thuế TNCN cũng tăng theo hoặc ngược lại.

 Giới tính

Hasseldine và Hite (2003) phát hiện và cho rằng các cá nhân nộp thuế là nữ giới sẽ tuân thủ nhiều hơn nam giới. Tương tự, Helhel (2014); Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) cũng đều cho rằng nữ giới có khuynh hướng tuân thủ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh tiền giang (Trang 31)