KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 67)

Từ kết quả phân tích ở chương 4, nội dung chương này đưa ra kết luận tổng hợp, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm hồn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin BCTC tại các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

5.1. Kết luận

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá các yếu tố VHTC và chất lượng HTTTKT tác động như thế nào đến chất lượng thông tin BCTC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thực hiện kiểm định các giả thuyết thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Mẫu nghiên cứu gồm 360 bảng câu hỏi được gửi cho các đối tượng khảo sát là các nhân viên kế toán tại các DN đang hoạt động tại Bình Phước và sau khi gạn lọc và làm sạch dữ liệu tác giả đã thu về được 350 mẫu hợp lệ. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS & AMOS Graphics, gồm các bước và kết quả mỗi bước được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, tiến hành kiểm định độ tin cậy của dữ liệu và thang đo bằng phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’sAlpha, kết quả cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy tốt. Giá trị hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều lớn hơn ngưỡng tới hạn 0,30 và giá trị alpha của mỗi thang đo trong phân tích đều có giá trị lớn hơn mức tới hạn 0,60.

Thứ hai, phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các nhóm nhân tố. Kết quả phân tích cho thấy số lượng nhân tố trích được là ba nhân tố, phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần thang đo. Thang đo VHTC được mô tả bởi 08 yếu tố; Thang đo chất lượng HTTTKT được mô tả bởi 07 yếu tố và Thang đo chất lượng thông tin BCTC được mô tả bởi 21 yếu tố.

Thứ ba, kết quả phân tích nhântố khẳng định CFA trên cho thấy các thang đo của mơ hình đều đảm bảo được tính đơn hướng, độ tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và giá trị lý luận của thang đo.

Cuối cùng, thực hiện phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM để xác định mức độ ảnh hưởng của VHTC và chất lượng HTTTKT đến chất lượng thông tin BCTC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ, mức độ tác động của VHTC đến chất lượng thông tin BCTC thông qua chất lượng HTTTKT. Cụ thể như sau: Có tác động của VHTC đến chất lượng thơng tin BCTC tại các DN ở Bình Phước, phù hợp với những phát hiện của Xu & ctg (2003), Geert Braam & Ferdy van Beest

(2013), Rapina (2014), Rapina (2015), Aldegis, A. M. (2018). Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy tác động của VHTC đến chất lượng HTTTKT, phù hợp với nghiên cứu của Hamdan (2014), Rapina (2014), Rapina (2015), Wisan (2015), Fitriati và Mulyani (2015), Napitupulu (2015), Ali & ctg (2016), Aldegis, A. M. (2018). Chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC, phù hợp với kết quả của Komala (2012), Abdallah (2013), Rapina (2014).

5.2. Hàm ý quản trị

Trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế hội nhập sâu rộng và sự ứng dụng ngày càng rộng rãi của cơng nghệ thơng tin đã đặt ra địi hỏi cho các DN cần phải quan tâm nâng cao chất lượng thông tin BCTC. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng trong mơ hình nghiên cứu đều có tác động tích cực đến chất lượng thơng tin BCTC của các DN tỉnh BìnhPhước. Từ đó, tác giả đưa ra một số hàm ý nhằm giúp các nhà quản lý thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng thơng tin BCTC tại các DN tỉnh Bình Phước như sau:

5.2.1. Đối với VHTC

Cần xây dựng và phát huy triết lý kinh doanh của DN, thể hiện rõ cách thức kinh doanh phù hợp với pháp luật, chuẩn mực đạo đức vàvăn hoá dân tộc.Hoạch định chiến lược phát triển phù hợp với cấu trúc, hệ thống và con người. Xây dựng tầm nhìn, mục tiêu, định hướng và giá trị cốt lõi để xây dựng VHTC.

Chia sẻ rộng rãi với các thành viên trong tổ chức, đặc biệt làcác thành viên mới về tầmnhìn, các giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh,… của tổ chức nhằm nâng cao

sự nhận thức của họ về VHTC. Có sự khích lệ và một cơ chế khen thưởng có sức động viên thiết thực.

Trao quyền chủ động cho nhân viên để họ tự đưa ra quyết định nhằm khuyến khích sự sáng tạo, tạo ra sự công nhận và tin tưởng từ đó giúp họ sẵn sàng tiếp nhận, chịu trách nhiệm về vấn đề và giải quyết chúng một cách tích cực. Việc đánh giá nhân viên khơng chỉ qua kết quả cơng việc mà cịn quá trình, nếu quá trình chưa tốt hãy cùng bàn bạcvà đưa ra hướng giải quyết.

Duy trì những giá trị, chuẩn mực tốt đã xây dựng, lọc bỏ những chuẩn mực, giá trị cũ lỗi thời, dẫn đến gây ảnh hưởng tiêu cực cho tiến trình phát triển của VHTC. Thường xuyên đánh giá VHTC và thiết lập các chuẩn mực mới đồng thời coi trọng việc truyền bá các giá trị mớicho mọi thành viên tổ chức. Tạo cơ hội và không gian để nhân viên chia sẻ, bổ sung kiến thức của họ. Ví dụ, tạo một thư viện sách hoặc khuyến khích học kỹ năng mềm. Khôngnhững vậy, công ty nên cung cấp các khóa học ngắn ngày vừa giúp nhân viên tăng nghiệp vụ vừa cải thiện khả năng tiếp thu cũng như nhấn mạnh văn hóa “học” của cơng ty.

Kết nối giữa các thành viên trong tổ chức bằng các hoạt động ngoại khóa như du lịch, các sự kiện vào các dịp lễ hoặc một số hoạt động liên quan thiện nguyện nhằm giúp nhân viên “tái tạo” sự tập trung cũngnhư nâng cao năng suất lao động hơn. Bên cạnh đó, các DN cũng phải xây dựng mối giaolưu cởi mở, rộng rãi và tin cậy với các đối tác bên ngoài, nhưquan hệ với Nhà nước; các nhà cung cấp, khách hàng; các đối tác cạnh tranh...

5.2.2. HTTTKT

DN cần tập trung xây dựng hoặc cải tiến HTTTKT thu thập dữ liệu đầu vào, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin đầu ra phù hợp nhu cầu cho từng đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn bên trong và bên ngồi DN.

Đồng thời cần phải nâng cấp, cải tiến HTTTKT nhằm đảm bảo tính linh hoạt, cập nhật và ứng dụng thành cơng khi có sự thay đổi trong DN, trong môi trường thay đổi hay sự nâng cấp trong công nghệ thông tin nhằm cung cấp kịp thời thông tin đến các bộ phận, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nhà quản lý, phù hợp với đặc

thù hoạt động kinh doanh của mỗi DN và theo kịp tiến độ phát triển của thị trường cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu thong tin của DN, góp phần mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn cho DN.

Hoàn thiện khả năng phối hợp thông tin giữa các bộ phận trong DN, hướng tới khai thác có hiệu quả hệ thống dữ liệu chung. Dữ liệu của các bộ phận cần phải được tích hợp thành một hệ thốngchung và chia sẻ trên tồn DN; sau khi tích hợp và chia sẻ hệ thống dữ liệu, cần phải xác định vàphân luồng các tuyến báo cáo thông tin, các đầu mối tổng hợp và kiểm sốt thơng tin, phân quyền khai thác sử dụng dữ liệu cho các bộ phận trong DN nhằm đáp ứng thông tin được cung cấp kịp thời, đáng tin cậy cho việc sử dụng theo các mục tiêu của quản trị.

Vấn đề truy cập an tồn thơng tin rất quan trọng. Bản chất thông tin không thể đáp ứng được nếu thông tin không thể truy cập và khơng an tồn, hay nói cách khác nếu chất lượng cung cấp dịch vụ thông tin không tin cậy và không thực hiện được thì sản phẩm thơng tin cũng trở thành vơ ích vì khơng thể thực hiện được. Do vậy, ngoài các tiêu chuẩn đảm bảo nội dung thơng tin chính xác, đầy đủ thì cần phải chú trọng vào các tiêu chuẩn đảm bảo sự an toàn, bảo mật và sẵn sàng sử dụng của thông tin đối với người sử dụng.

Bên cạnh đó cần có chính sách cập nhật và nâng cao trình độ, kỹ năng cho nhân viên kế tốn để nhân viên có thể sử dụng, phân tích chính xác những thơng tin hữu ích mà HTTTKT được đầu tư cao mang lại, nhằm mang đến hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho DN.

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Ngoài những kết quả đạt được như trên, các nghiên cứu luôn tồn tại những hạn chế. Nghiên cứu này cũng không ngoại lệ, những hạn chế xuất phát từ sự giới hạn về thời gian, chi phí và nguồn lực.

Thứ nhất, NC bị hạn chế số lượng mẫu trên địa bàn nghiên cứu và lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện do đó chưa tính đại diện cho tổng thể, sự khơng đồng đều về số lượng quan sát trong các lĩnh vực kinh doanh và quy mô của từng doanh

nghiệp. Các nghiên cứu trong tương lai cần tiếp tục mở rộng cỡ mẫu và sử dụng phương pháp chọn mẫu khác đại diện cho tổng thể hơn.

Thứ hai, thang đo trong nghiên cứu chủ yếu kế thừa từ các nghiên cứu trước, do đó có các yếu tố thể hiện đặc thù của DN Bình Phước chưa được chú trọng. Các nghiên cứu tương lai cần tiếp tục hiệu chỉnh, bổ sung các yếu tố, thành phần thang đo cũng như một số nội dung của thang đo nhằm tìm kiếm một mơ hình đo lường ngày càng hồn thiện hơn.

Thứ ba, nghiên cứu này chỉ tập trung vào yếu tố VHTC tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua yếu tố chất lượng HTTTKT đến chất lượng thông tin BCTC tại các DN Bình Phước. Tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng thêm các yếu tố của tổ chức như: cam kết tổ chức, cơ cấu tổ chức,…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Dựa vào kết quả nghiên cứu “Ảnh hưởng của VHTC và HTTTKT đến chất lượng BCTC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Phước”, tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm hồn thiện và phát triển chất lượng thông tin BCTC. Bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định, những hạn chế này là định hướng cho những nghiên cứu sau này về chất lượng thông tin BCTC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Bích Liên (2012). Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng

chất lượng thông tin kế tốn trong mơi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực DN (ERP) tại các DN Việt Nam: Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế thành

phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Thị Hồng Nga (2014). Tiêu chuẩn đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn. Tạp chí Kế tốn & Kiểm tốn, số 131.

3. Phan Minh Nguyệt (2014). Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thơng tin kế tốn trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam: Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

4. Phạm Quốc Thuần (2015). Bàn về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thơng tin kế tốn. Tạp chí Phát triển khoa học & công nghệ, ĐHQG TPHCM, Tập 18, số

Q1-2015, trang 68-74.

5. Phạm Quốc Thuần (2016). Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC trong các DN tại Việt Nam: Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế thành phố

Hồ Chí Minh.

Tài liệu Tiếng nước ngồi

6. Abdallah, A. A. J. (2014). The impact of using accounting information systems on the quality of financial statements submitted to the income and sales tax department In Jordan. European Scientific Journal, ESJ, 9(10).

7. Aldegis, A. M. (2018). Impact of Accounting Information Systems' Quality on the Relationship between Organizational Culture and Accounting Information in Jordanian Industrial Public Shareholding Companies. International

Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, 8(1), 70-80.

8. Al-Zwyalif, I. M. (2013). IT governance and its impact on the usefulness of accounting information reported in financial statements. International Journal of

9. Azmi Fitriati and Sri Mulyani (2015). Factors That Affect Accounting Information System Success and its Implication on Accounting Information Quality. Asian Journal of Information Technology, 14(5), 154-161.

10. Ferdy van Beest & ctg (2009). Quality of Financial Reporting: measuring qualitative characteristics. Nice Working Paper, 09- 108.

11. Geert Braam & Ferdy van Beest (2013). Conceptually-Based Financial Reporting Quality Assessment. An Empirical Analysis on Quality Differences Between UK Annual Reports and US 10-K Reports. Nice Working Paper, 13-106.

12. Ismail, N. A. (2009). Factors influencing AIS effectiveness among manufacturing SMEs: Evidence from Malaysia. The Electronic Journal of

Information Systems in Developing Countries, 38(1), 1-19.

13. Komala, A. R. (2012). The influence of the accounting managers' knowledge AND the top managements' support on the accounting information system and its impact on the quality of accounting information: A case of zakat institutions in Bandung. Journal of Global Management, 4(1), 53-73.

14. Lee, Y. W., Strong, D. M., Kahn, B. K., & Wang, R. Y. (2002). AIMQ: a methodology for information quality assessment. Information & management, 40(2), 133-146.

15. Nusa, I. B. S. (2015). Influence Of Organizational Culture And Structure On Quality Of Accounting Information System. International Journal

of Scientific & technology research, 4(05), 257-267.

16. Rapina, R. (2014). Factors Influencing The Quality Of Accounting Information System And Its Implications On The Quality Of Accounting Information. Research Journal of Finance and Accounting, 5(2), 148-154.

17. Rapina, R. (2015). The effect of organizational commitment and organizational culture on quality of accounting information mediated by quality of accounting information system. Journal IJABER, 13(7).

18. Wisan, N. (2015). Organizational culture and its impact on the quality of accounting information systems. Journal of Theoretical And Applied Information Technology, 82(2), 266-272.

19. Xu, H., Horn Nord, J., Daryl Nord, G., & Lin, B. (2003). Key issues of accounting information quality management: Australian case studies. Industrial

PHỤ LỤC I: THÔNG TIN VỀ CHUYÊN GIA STT CHUYÊN GIA CHỨC VỤ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC 1 TS Phạm Ngọc Toàn Giảng viên

Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh 2 TS Nguyễn

Trọng Nguyên Giảng viên

Trường Đại học Sài Gòn 3 Lê Văn Bon Kế tốn

trưởng Cơng ty cổ phần cao su Sơng Bé 4 Cao Chí Minh

Hùng

Kế tốn trưởng

Cơng ty cổ phần thủy điện Thác Mơ 5 Đỗ Thị Thanh Hà Kế tốn

trưởng

Cơng ty TNHH Đức Bình 6 Nguyễn Thị

Hồng Nhung Kế tốn trưởng Cơng ty TNHH MTV Trường Thịnh BP 7 Trương Văn An Kế tốn

trưởng

Cơng ty CP tư vấn xây dựng tổng hợp Bình Phước

PHỤ LỤC II: DANH SÁCH CÔNG TY KHẢO SÁT

STT TÊN CÔNG TY ĐỊA CHỈ

1 CÔNG TY CỔ PHẦN ATPP Huyện Đồng Phú - Bình Phước

2 CƠNG TY CỔ PHẦN BÊ TƠNG NHỰA BÌNH PHƯỚC

Thị xã Bình Long - Bình Phước

3 CƠNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN HỒN

MỸ BÌNH PHƯỚC Thành phố Đồng Xồi - Bình Phước 4 CƠNG TY CỔ PHẦN BOT QUỐC LỘ 13

AN LỘC – HOA LƯ

Huyện Chơn Thành - Bình Phước

5 CƠNG TY CỔ PHẦN C&N NEW VINA Thành phố Đồng Xoài - Bình Phước 6 CƠNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ Huyện Đồng Phú - Bình Phước 7 Công Ty Cổ Phần Cao Su Đồng Phú - Kratie Huyện Đồng Phú - Bình Phước 8 CƠNG TY CỔ PHẦN CAO SU KỸ

THUẬT ĐỒNG PHÚ Huyện Đồng Phú - Bình Phước 9 Cơng Ty Cổ Phần Cao Su Phú Riềng -

Kratie

Huyện Phú Riềng - Bình Phước

10 CƠNG TY CỔ PHẦN CAO SU SƠNG BÉ Huyện Chơn Thành - Bình Phước 11 CƠNG TY CỔ PHẦN CẤP THỐT NƯỚC BÌNH PHƯỚC Thành phố Đồng Xồi - Bình Phước 12 CƠNG TY CỔ PHẦN CẤP THỐT NƯỚC KHU CÔNG NGHIỆP MINH HƯNG III

Huyện Chơn Thành - Bình Phước

13 Cơng Ty Cổ Phần Chăn Ni Bình Phước Huyện Đồng Phú - Bình Phước

14 CƠNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ

HỒNG HÀ Huyện Hớn Quản - Bình Phước

15 CƠNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ CAO TÂM PHÁT

Huyện Đồng Phú - Bình Phước

16 CƠNG TY CỔ PHẦN CƠNG NGHỆ CHẾ

BIẾN HẠT ĐIỀU VIỆT NAM Thị xã Phước Long - Bình Phước 17 CƠNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ

XANH RỒNG PHƯƠNG NAM

Huyện Bù Đăng - Bình Phước

18 CƠNG TY CỔ PHẦN CƠNG NGHIỆP

MINH HƯNG - SIKICO Thị xã Bình Long - Bình Phước 19 CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HOA LƯ

20 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HÒA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)