CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết quả mơ hình ARDL
4.3.1. Kết quả hồi quy ngắn hạn
Trước tiên, tác giả trình bày kết quả ngắn hạn của mơ hình ARDL tuyến tính nhằm xem xét liệu giá chứng khốn có chịu ảnh hưởng của các yếu tố xác định trong
ngắn hạn hay không. Đầu tiên, tỷ giá hối đối có tác động đến giá chứng khốn tại thị trường Việt Nam, các hệ số của biến sai phân tại bậc trễ thứ nhất (–1,07717) và thứ hai (1,289346) đều có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Tuy nhiên, dấu của các hệ số này lại khơng thống nhất, do đó, chưa thể khẳng định hướng ảnh hưởng của tỷ giá lên giá chứng khoán trong ngắn hạn. Chuyển sang ảnh hưởng của lạm phát, tác giả chỉ quan sát được duy nhất hệ số của biến sai phân tại bậc trễ thứ hai (1,624223) là có ý nghĩa thống kê tại mức 5% và mang dấu dương. Điều đó hàm ý, gia tăng mức giá chung thúc đẩy giá chứng khốn tại Việt Nam trong ngắn hạn, hay nói cách khác, giá chứng khốn là một cơng cụ phịng ngừa lạm phát trong ngắn hạn. Tương tự với ảnh hưởng của lạm phát, gia tăng cung tiền kích thích giá chứng khốn, bằng chứng là hệ số biến sai phân cung tiền tại bậc trễ thứ nhất (0,585083) dương và có ý nghĩa thống kê tại mức 10%.
Bảng 4.3
Kết quả ước lượng hệ số ngắn hạn với biến phụ thuộc là ∆sp.
Biến hồi quy Hệ số Sai số chuẩn Tỷ số t Xác suất
∆spt−1 0,477715*** 0,066236 7,212358 0,0000 ∆spt−2 –0,12389* 0,070786 –1,75029 0,0817 ∆spt−3 –0,10446 0,063673 –1,64058 0,1026 ∆ert 0,036369 0,374509 0,097111 0,9227 ∆ert−1 –1,07717*** 0,385289 –2,79576 0,0057 ∆ert−2 1,289346*** 0,394753 3,266212 0,0013 ∆cpt –0,57451 0,853560 –0,67307 0,5017 ∆cpt−1 –0,39429 0,858644 –0,45920 0,6466 ∆cpt−2 1,624223** 0,765989 2,120426 0,0353 ∆m2t 0,257404 0,292217 0,880867 0,3795 ∆m2t−1 0,585083* 0,308800 1,894695 0,0597 ∆brk –0,12642** 0,051245 –2,46711 0,0145 ECTt−1 –0,04529*** 0,010178 –4,45006 0,0000
Cuối cùng, từ hệ số biến trễ nhị phân brk, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007-2009 mang lại nhiều hệ lụy tiêu cực lên thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngắn hạn, khi hệ số của biến giả mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Đây là một phát hiện quan trọng, vì các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam, đề cập đến thị trường chứng khoán, như Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Quyết (2013), Lê Hoàng Phong và Đặng Thị Bạch Vân (2015) và Trần Ngọc Thơ và Hồ Thị Lam (2015), chưa đề cập hoặc chứng minh được tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính gây ra. Hệ số sai số hiệu chỉnh (ECT) mang dấu âm (–0,04529) và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Hệ số này cho biết sau cú sốc hệ thống, giá chứng khoán trở về trạng thái cân bằng với tốc độ 4,529% mỗi tháng.