CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Kết quả mơ hình NARDL
4.4.1. Kết quả hồi quy ngắn hạn
Tương tự cách trình bày kết quả mơ hình ARDL, trong phần này, tác giả xuất phát từ các kết quả hồi quy ngắn hạn. Với việc tách biến tỷ giá hối đoái thành các cấu thành dương (đại diện sự tăng giá tiền tệ) và cấu thành âm (sự giảm giá tiền tệ), do đó, mơ hình bây giờ chứa 4 biến ngoại sinh, thay vì 3 biến trong mơ hình tuyến tính.
Thứ nhất, thay đổi tỷ giá hối đối có ảnh hưởng đến giá chứng khoán trong ngắn hạn, tương tự kết quả trong khung tuyến tính. Các biến sai phân của cấu thành dương và âm đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, ngoại trừ hệ số biến sai phân cấu thành dương tại bậc trễ thứ nhất. Tuy nhiên, dấu của các hệ số vẫn chưa thống nhất. Do đó, tác giả chưa thể khẳng định mối quan hệ giữa sự tăng giá (mất giá) tiền tệ với giá chứng khoán trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khác với mơ hình ARDL, kết quả mơ hình NARDL lại khơng cho thấy mối quan hệ ngắn hạn đáng kể nào giữa lạm phát và giá chứng khoán, nhưng xác nhận được mối quan hệ cùng chiều giữa cung tiền M2 danh nghĩa và giá chứng khoán. Minh chứng là hệ số biến sai phân lạm phát khơng có ý nghĩa thống kê, nhưng của cung tiền lại có ý nghĩa tại mức 5%.
Bảng 4.6
Kết quả ước lượng hệ số ngắn hạn với biến phụ thuộc là ∆sp.
Biến hồi quy Hệ số Sai số chuẩn Tỷ số t Xác suất
∆spt−1 0,392754*** 0,064244 6,113422 0,0000 ∆spt−2 –0,11382 0,069574 –1,63601 0,1035 ∆spt−3 –0,14413** 0,061467 –2,34491 0,0201 ∆ert+ –1,84732** 0,717827 –2,57349 0,0109 ∆ert−1+ –0,65568 0,697373 –0,94021 0,3483 ∆ert−2+ 1,502600** 0,680018 2,209647 0,0284 ∆ert−3+ –1,57044** 0,670585 –2,34191 0,0203 ∆ert−4+ –1,40783** 0,658408 –2,13824 0,0338 ∆ert− 1,071730** 0,530512 2,020179 0,0448 ∆ert−1− –1,88516*** 0,557804 –3,37961 0,0009 ∆cpt –0,79497 0,607614 –1,30835 0,1924 ∆m2t 0,466406 0,286364 1,628719 0,1051 ∆m2t−1 0,762192** 0,310228 2,456877 0,0149 ∆brk –0,13394*** 0,047645 –2,81130 0,0055 ECTt−1 –0,07407*** 0,013703 –5,40606 0,0000
Ngồi ra, biến trễ brk vẫn có ý nghĩa thống kê tại mức 1% và mang dấu âm, một lần nữa, khẳng định tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Hệ số sai số hiệu chỉnh mang dấu âm và có ý nghĩa tại mức 1%, ủng hộ lập luận về mối quan hệ giữa giá chứng với các yếu tố xác định trong dài hạn. Mặt khác, hệ số này cao hơn trong mơ hình tuyến tính, cho thấy tốc độ trở về trạng thái cân bằng dài hạn của biến giá chứng khoán nhanh hơn trong khung phi tuyến.
4.4.2. Kết quả hồi quy dài hạn
Khác với khung tuyến tính, khi đề cập tính chất bất đối xứng trong mối quan hệ giữa tỷ giá và giá chứng khoán, kiểm định F đã bác bỏ giả thiết không của kiểm định đồng liên kết, đồng nghĩa xác nhận mối quan hệ dài hạn giữa giá chứng khoán và các biến xác định. Kết quả dài hạn tại Bảng 4.8 xác nhận điều này, khi tồn bộ các biến số đều có ý nghĩa thống kê. Các cấu thành dương và âm của tỷ giá đều có ý nghĩa. Cụ thể, hệ số dài hạn của cấu thành dương (er+) mang dấu âm và có ý nghĩa tại mức 1%, hàm ý khi đồng VND tăng giá 1% sẽ làm giá chứng khoán giảm 8,03233% trong dài hạn. Tương tự, từ hệ số cấu thành âm (er−), khi đồng VND mất giá 1% sẽ làm giá chứng khốn giảm 3,729617%. Tóm lại, thay đổi tỷ giá hối đoái, dù tăng hay giảm, đều làm giảm giá chứng khoán tại Việt Nam trong dài hạn và mức độ tác động của sự tăng giá tiền tệ sẽ mạnh hơn so với sự giảm giá tiền tệ. Đây là một kết quả thú vị, vì mơ hình tuyến tính với giả định đối xứng trong mối quan hệ giữa tỷ giá và giá chứng khoán sẽ cho rằng, sự tăng giá hay giảm giá tiền tệ sẽ tác động lên giá chứng khoán với cùng mức độ và hướng ngược nhau.
Bảng 4.7
Kết quả ước lượng hệ số dài hạn của mơ hình NARDL(4,5,2,0,2).
Biến hồi quy Hệ số Sai số chuẩn Tỷ số t Xác suất
er+ –8,03233*** 2,657496 –3,02252 0,0029 er− 3,729617** 1,877800 1,986163 0,0485 cp –2,92529* 1,706197 –1,71451 0,0881 m2 4,332620*** 0,843183 5,138410 0,0000 brk –1,06671*** 0,402264 –2,65178 0,0087 Hằng số –6,54320 6,902511 –0,94794 0,3444
Ghi chú: ***, ** và * lần lượt biểu diễn mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%. Nguồn: Tính tốn của tác giả.
Tương tự khung tuyến tính, hệ số dài hạn của biến lạm phát và cung tiền lần lượt là âm và dương, tức không thay đổi, hay hướng tác động của hai biến số lên giá chứng khốn là khơng thay đổi trong khung tuyến tính hay phi tuyến. Do đó, tác giả hoàn toàn khẳng định được mối quan hệ cùng chiều giữa cung tiền với giá chứng khoán và mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và giá chứng khoán. Phát hiện của tác giả tương tự nghiên cứu trước đây của Lê Hồng Phong và Đặng Thị Bạch Vân (2015). Có thể giải thích rằng, mức giá của nền kinh tế tăng, làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, và đến lượt làm giảm giá cổ phiếu. Trong khi đó, mở rộng cung tiền làm giảm lãi suất và khuyến khích hoạt động đầu tư, thúc đẩy thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong dài hạn. Tuy nhiên, khác với khung tuyến tính, lần này, tác giả quan sát được tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính lên thị trường chứng khốn Việt Nam trong dài hạn lẫn ngắn hạn. Các hệ số của biến giả brk đều mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê. Cuối cùng, tác giả thực hiện các kiểm định chẩn đốn cho mơ hình. Một lần nữa, các kiểm định phương sai thay đổi và phân phối chuẩn đều bị vi phạm, tương tự với kết quả trong khung tuyến tính.
Bảng 4.8
Kiểm định chẩn đoán.
Kiểm định Giá trị thống kê Xác suất
Tương quan chuỗi (Serial correlation LM) 1,886557 0,1545 Phương sai sai số thay đổi (Heteroskedasticity) 3,144509*** 0,0000
Phân phối chuẩn (Normality test) 19,26467*** 0,0000
Dạng hàm (Functional Form) 0,501945 0,6163
Ghi chú: *** biểu diễn mức ý nghĩa thống kê 1%. Nguồn: Tính tốn của tác giả.