Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 39)

đến vận dụng kế toán quản trị và mức độ tác động của các nhân tố đó như thế nào, từ đó, cung cấp nguồn thơng tin, tài liệu tham khảo vô cùng quý giá, đáng tin cậy và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành công ty hiệu quả. Dưới đây tác giả xây dựng bảng tổng hợp các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu như:

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu cứu

STT Nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

1. Lobo, M.X., Tilt, C. and Forsaith D., 2004. The Future of Management accounting: A South Australian Perspective.Journal of Management Accounting Research, 2: 55-70.

Tạm dịch: Tương lai của KTQT: Một quan điểm Nam Úc.

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua việc xem xét các tài liệu học thuật thực nghiệm được thực hiện bởi các cơ quan kế toán chuyên nghiệp ở Anh, Mỹ và Úc về bản chất của sự thay đổi trong mức độ vận dụng KTQT.

Xác định được 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong mức độ vận dụng KTQT được báo cáo tại Úc, Anh và Mỹ gồm: nhân tố mơi trường (Tồn cầu hóa thị trường, Những tiến bộ trong công nghệ thông tin và sản xuất, Gia tăng cạnh tranhvà nhân tố tổ chức (Năng lực cốt lõi, Quan hệ khách hàng và nhà cung cấp, Thu hẹp, sự giảm biên chế, Gia công, Cấu trúc tổ chức phẳng hóa, Tinh thần hợp tác đồng đội).

2. Kosaiyakanont A., (2011) “SME Entrepreneurs in Northern Thailand: Their Perception of and

Need for Management

Accounting”. Journal of Business

Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng). Dữ liệu được thu thập đượcthông qua bảng câu hỏi khảo sát gửi đến cho các

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng các DNNVV chỉ nhận thức một cách vừa phải về vai trò của KTQT, liên quan đến lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Nghiên cứu cũng cho

17

and Policy Research, 6: 143-155. Tạm dịch: DNNVV ở miền Bắc Thái Lan: Nhận thức và nhu cầu về KTQT.

doanh nghiệp và kích thước mẫu chính thức chonghiên cứu là 422 doanh nghiệp SME ở miền bắc Thái Lan, tiếp đó các tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả bao gồm tần suất, tỷ lệ phần trăm, trung bình và độ lệch chuẩn, và hệ số tương quan được sử dụng để phân tích mối quan hệ và mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng KTQT.

thấy có mối quan hệ cùng chiều của nhận thức về tầm quan trọng của KTQT của nhà quản lý và nhu cầu vận dụng KTQT, đồng thờicác DN có quy mơ vừa thì nhận thức (am hiểu) về tầm quan trọng và tính hữu ích của KTQT cũng như nhu cầu về vận dụng KTQT cao hơn các DN có quy mơ nhỏ.

3. Ahmad, Kamilah (2012) với

nghiên cứu “The use of

management accounting practices in Malaysian SMES”.

Tạm dịch: Việc sử dụng các phương pháp KTQT trong các DNNVV ở Malaysia.

Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng). Để thực hiện nghiên cứu, các tác giả đã gửi bảng câu hỏi khảo sát cho 1.000 DN nhỏ ở Malaysia trong lĩnh vực sản xuất, và thu về 160 bảng câu hỏi được trả lời hợp lệ và sử dụng chúng để tiếp tục nghiên cứu.

Nghiên cứu kết luận rằng có bốn nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong DN gồm: quy mô của công ty, mức độ cạnh tranh thị trường; sự tham gia của chủ sở hữu/ người quản lý trong việc vận dụng KTQT và công nghệ sản xuất tiên tiến. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa việc vận dụng KTQT và hiệu quả

hoạt động của các DN. 4. Alper Erserim (2012) “The

Impacts of Organizational Culture, Firm's Characteristics and External Environment of

Firms on Management

Accounting Practices: An

Empirical Research on Industrial Firms in Turkey”.

Tạm dịch: Tác động của văn hóa tổ chức, đặc điểm của công ty và mơi trường bên ngồi của các doanh nghiệp về thực hành KTQT: Một nghiên cứu thực nghiệm ở các doanh nghiệp công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu này thực hiện khảo sát với mẫu bao gồm 84 công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức hỗ trợ; quan hệ giữa văn hóa tổ chức dựa trên quy tắc, văn hóa tổ chức theo định hướng mục tiêu; quan hệ giữa chính thức hóa đến việc áp dụng KTQT.

5. Kamilah Ahmad, Shafie

Mohamed Zabri, (2015) “Factors

Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng, khảo sát

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, mức độ cạnh tranh thị trường,

19

explaining the use of

management accounting practices in Malaysian medium-sized firms”.

Tạm dịch: Các yếu tố giải thích việc vận dụng KTQT ở các doanh nghiệp vừa của Malaysia.

các doanh nghiệp vừa của Malaysia trong lĩnh vực sản xuất.

cam kết của chủ sở hữu/ người quản lý, công nghệ sản xuất tiên tiến có ảnh hưởng đáng kể đến vận dụng KTQT.

6. Kamisah Ismail, Che Ruhana Isa, Lokman Mia (2018). “Market

Competition, Lean

Manufacturing Practices and The Role of Management Accounting Systems (MAS) Information”. Tạm dịch: Cạnh tranh thị trường, thực hành sản xuất tinh gọn và vai trò của các hệ thống KTQT (MAS).

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các công ty sản xuất Malaysia (FMM).

Kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa sản xuất tinh gọn và vận dụng KTQT, cũng như giữa KTQT và hiệu quả của tổ chức.

mơ hình KTQT chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam”.

định tính. chi phí trong các doanh nghiệp thương

mại quy mơ vừa và nhỏ Việt Nam vẫn cịn nhiều hạn chế. Tác giả cũng kiến nghị rằng việc tạo ra môi trường kinh tế cạnh trạnh lành mạnh sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng trong việc vận dụng KTQT, bởi khi đó các doanh nghiệp rất cần các thông tin kinh tế, các thông tin KTQT để phát huy hết các thế mạnh của doanh nghiệp mình.

8. Bùi Thị Nhân (2015) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP. Hồ Chí Minh”.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng).

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa các nhân tố: Quy mơ doanh nghiệp, trình độ chun mơn và kỹ thuật sản xuất tiên tiến với vận dụng KTQT chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP.HCM.

21

9. Nguyễn Ngọc Vũ (2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các DNNVV thuộc lĩnh vực phi tài chính ở Thành phố Hồ Chí Minh”.

Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp nghiên cứu định lượng, và sử dụng phần mềm SPSS là cơng cụ phân tích dữ liệu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố cam kết của chủ sở hữu/ nhà quản lý không ảnh hưởng đến việc áp dụng công tác KTQT tại các DNNVV ở thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp tại địa bàn TP.HCM”.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đồng thời công cụ phần mềm SPSS để kiểm định dữ DN.

Qua các giai đoạn nghiên cứu và thực hiện phương pháp kiểm định, bài nghiên cứu đã xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT vào trong doanh nghiệp bao gồm: nhận thức của chủ doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, quy mơ doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế tốn, và chi phí tổ chức KTQT. 11. Trần Thị Yến (2017), “Nhân tố

ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định”.

Vận dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này bao gồm: nhà quản lý, kế toán trưởng; giảng viên thực

Vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định chịu sự tác động của các nhân tố gồm: Quy mơ doanh nghiệp, Trình độ nhân viên kế

hiện công tác giảng dạy về KTQT trên địa bàn tỉnh Bình Định, và tiến hành chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất. Nghiên cứu này cũng kiểm định chất lượng thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

toán trong DN, Mức độ cạnh tranh.

12. Nguyễn Thị Mai Trâm (2018) “Các nhân tố tác động đến cơng tác kế tốn trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM”.

Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng.

Cơng tác kế tốn trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chịu sự tác động của các nhân tố gồm: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, Nhận thức về kế tốn trách nhiệm, Quy mơ công ty, Phương pháp kỹ thuật, Trình độ nhân viên kế tốn, Cơng nghệ thông tin.

- Như vậy đối với các nghiên cứu nước ngoài: Qua lược khảo các nghiên cứu trước được thực hiện ở nước ngồi có thể nhận thấy chủ đề nghiên cứu về vận dụng KTQT được nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu, từ đó cho thấy ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của mảng đề tài này. Bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng hay phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, các nghiên cứu góp phần hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến KTQT, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT. Đồng thời các nghiên cứu này cũng là căn cứ, tài liệu tham khảo quan trọng cho các nghiên cứu sau này liên quan đến đề tài vận dụng KTQT. Tuy nhiên các nghiên cứu này được thực hiện ở những nền kinh tế khác nhau như Nam Úc, Bắc Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ,... ở những khoảng thời gian khác nhau, do vậy việc vận dụng rập khuôn kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu này vào điều kiện Việt Nam nói chung và DNTM tại TP. HCM nói riêng là khơng tiến hành nghiên cứu hay kiểm định lại thì cũng khơng phù hợp. Đây cũng được xác định là khe hổng nghiên cứu để tác giả kế thừa kết quả nghiên cứu nước ngoài để thực hiện đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. HCM, từ đó xác định các nhân tố, đo lường mức độ tác động của các nhân tố sao cho phù hợp với đặc điểm đặc thù của các doanh nghiệp này.

- Đối với các nghiên cứu trong nước: Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị được thực hiện, phân tích, mơ tả chi tiết theo từng chủ đề của đề tài này thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ đó tạo nên lượng thông tin đáng kể, là cở sở lý thuyết quan trọng để thực hiện các nghên cứu liên quan đến vận dụng kế toán quản trị sau này. Mỗi nghiên cứu lại lựa chọn một tổ hợp các nhân tố khác nhau dẫn đến sự khác nhau trong việc vận dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp, các nhân tố có thể kể đến như: quy mơ doanh nghiệp, văn hố nội bộ, mơi trường, trình độ nhân viên kế toán, đội ngũ quản lý,... đồng thời các nghiên cứu này cũng khẳng định không thể vận dụng một cách rập khn, máy móc từ những mơ hình trước, mà phải vận dụng, biến đổi sao cho phù hợp với những đặc thù của đối tượng nghiên cứu.

Tác giả nhận thấy việc vận dụng KTQT cho các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công cho này trong kinh doanh, tuy nhiên mặc dù tính cấp thiết để thực hiện đề tài này cao như vậy nhưng hiện nay các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh vẫn cịn rất ít, rất hạn chế.

Thơng qua việc xác định khe hổng nghiên cứu như trên, trên quan điểm kế thừa kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trước và tiếp tục nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh, luận văn mong muốn sẽ tiếp tục nghiên cứu một cách trực tiếp và có hệ thống, đầy đủ về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.

25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này tác giả đã trình bày tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó có cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu và đồng thời giúp cho người đọc nắm được bức tranh toàn cảnh về các nghiên cứu liên quan đến đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị. Ngồi ra, chương này cũng trình bày điểm khác biệt của nghiên cứu này với các cơng trình đã được thực hiện trước đây. Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh” trong điều kiện hiện nay vẫn còn tương đối mới, tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm xác định các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về kế tốn quản trị

2.1.1 Q trình hình thành kế tốn quản trị

Sách giáo khoa đầu tiên được biết đến về KTQT được trình bày vào năm 1950, được viết bởi Vatter, và có tiêu đề KTQT. Vatter cho rằng KTQT có mục đích hỗ trợ các nhà quản trị. Sự thay đổi từ kế tốn chi phí thành KTQT cũng được thể hiện khi Viện Kế Tốn Chi phí và Sản Xuất (The Institute of Cost and Works Accountants) thay đổi tên của tạp chí của nó từ “Kế tốn chi phí” thành “Kế tốn quản trị” vào năm 1965 và tên viện được đổi thành Viện Kế Tốn Chi Phí và Quản Trị (The Institute of Cost and Management Accounting) vào năm 1972. Năm 1986, viện đổi tên thành Viện KTQT Chartered (Chartered Institute of Management Accountants -CIMA).Tại Mỹ Hiệp Hội Quốc Gia Kế Tốn Chi Phí đổi tên thành Hiệp Hội Kế Tốn năm 1958. Tổ chức này đã trở thành Học Viện Kế Toán Quản Trị (IMA) trong năm 1991.

Tổng thể có thể thấy rằng sau thế kỷ XIX sự thay đổi trọng tâm từ kế tốn chi phí sang KTQT nhằm để nhấn mạnh vào việc cung cấp các thông tin phù hợp với nhu cầu của các nhà quản trị.

Theo “Liên Đồn Kế Tốn Quốc Tế - IFAC(2002)- Kim Langfield, Helen Thorne, Ronald W. Hilton – Management Accounting 4e”, sự tiến hóa của KTQT bao gồm bốn giai đoạn chính. Các xu hướng của kế toán quản trị từ trước năm 1950 đến nay được nhóm lại như trong bảng dưới đây:

27

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)