Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 62)

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

Quy mô doanh nghiệp

Trình độ nhân viên kế tốn

Cơng nghệ thơng tin

Nhận thức nhà quản lý Vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh Mức độ cạnh tranh của thị trường

Chi phí cho việc tổ chức một hệ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này trình bày tổng quát lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong doanh nghiệp thương mại TP. Hồ Chí Minh, trong đó nêu ra một số nội dung lý thuyết về KTQT như: Khái niệm, nội dung, mối quan hệ giữa KTQT và KTTC,.... Trong chương này tác giả cũng đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong doanh nghiệp thương mại TP. Hồ Chí Minh. Cuối cùng chương này trình bày mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong doanh nghiệp thương mại TP. Hồ Chí Minh để làm căn cứ thực hiện các chương tiếp theo.

49

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu

Theo Creswell và cộng sự, (2003) thì có 3 phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng khi nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh doanh đó là: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và hỗn hợp. Theo Creswell và Clark (2007), phương pháp hỗn hợp dựa trên cơ sở hệ nhận thức thực dụng, ứng dụng sản phẩm khoa học – giải quyết vấn đề kinh doanh. Mục tiêu của nghiên cứu này xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh, như vậy sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp là phù hợp.

Mặt khác, trong điều kiện thuận lợi, với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minhthì việc áp dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu của tác giả cũng là phù hợp. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chỉ có thể thực hiện khi đã có những nghiên cứu khám phá hoặc mơ hình đã đề xuất trước đó về các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh, do đó nếu chỉ áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thơi là khơng phù hợp, do chưa có nghiên cứu nào xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. Như vậy việc áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp sẽ giúp cho chúng ta khắc phục được nhược điểm của việc chỉ áp dụng phương pháp định lượng. Cũng theo Creswell và Clark (2007), việc kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ giúp cho chúng ta hiểu biết rõ hơn về vấn đề nghiên cứu so với sử dụng định tính hay định lượng riêng lẻ. Vì vậy trong trường hợp này, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp là phù hợp nhất. Theo đó, nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp hỗn hợp, bước tiếp cận đầu tiên là nghiên cứu định tính, nhằm khám pháp các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh, làm cơ sở cho

bước tiếp cận nghiên cứu định lượng được thực hiện ở bước tiếp theo. Phương pháp này khơng những giúp giải thích hiện tượng khi nhà nghiên cứu không hiểu đầy đủ các biến số quan trọng đối với các chủ đề này, đồng thời thông qua phương pháp nghiên cứu này có thể cung cấp ý nghĩa giá trị và sự hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị mà các nghiên cứu trước đây cịn mơ hồ hoặc chưa giải thích hết được.

3.1.2 Quy trình nghiên cứu và các bước thực hiện nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu hỗn hợp đã được xây dựng, quy trình nghiên cứu cụ thể được thiết kế, phù hợp theo Nguyễn Đình Thọ (2011). Quy trình nghiên cứu hỗn hợp giữa định tính và định lượng được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)