Chương 3 : Thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập và tăng trưởng kinh tế
3.2. Tăng trưởng kinh tế ở các địa phương của Việt Nam
Ngân hàng thế giới đề xuất sử dụng tỷ lệ tăng thu nhập của 40% dân số nghèo nhất để làm thước đo chia sẻ thịnh vượng. Xét theo tham số này, hầu hết các địa phương đã đạt được kết quả rất tốt khi mà tỷ lệ tăng thu nhập của 40% dân số nghèo nhất cao hơn tỷ lệ tăng thu nhập của 60% dân số giàu nhất, ngoại trừ Kon Tum và hầu hết địa phương nằm trong khu vực Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ.
Ở giai đoạn này nhóm 40% dân số nghèo nhất đã cảm nhận được thu nhập của họ đã tăng lên một cách đáng kể song vẫn thấp hơn mức tăng của nhóm 60% thu nhập cao nhất. Giai đoạn 2010 – 2014 mức tăng của họ đã vượt mức tăng thu nhập của nhóm kia. Tuy nhiên, về mức tăng tuyệt đối thì nhóm thu nhập cao vẫn lớn hơn rất nhiều mặc dù tốc độ tăng của họ thấp hơn.
Một phát hiện là đa số địa phương có mức thu nhập bình qn đầu người thuộc nhóm trung bình và cao đạt được tăng trưởng hướng tới chia sẻ thịnh vượng tốt hơn nhóm những địa phương có thu nhập bình quân đầu người thấp. Tăng trưởng cho người nghèo có xu hướng rơi vào tầng lớp dân cư khá giả hơn trong nhóm 40% nghèo nhất. Cụ thể là:
Mặc dù tăng trưởng của 40% dân số nghèo nhất cao hơn phần còn lại nhưng tỷ lệ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của 20% dân số nghèo nhất lại thấp hơn 20% dân số giàu nhất và 20% dân số xếp kế trên. Điều này có nghĩa tăng trưởng ở nhóm 40% nghèo nhất được phân chia phần lớn cho 20% dân số giàu hơn (nhóm Q2), trong khi đó 20% dân số nghèo nhất cịn lại có xu hướng ngày càng tụt hậu hơn so với phần còn lại của xã hội.
Điều này sẽ gây ra sự khó khăn rất lớn trong chính sách xóa đói giảm nghèo của chính phủ vì nhóm dân số 20% nghèo nhất này sẽ chủ yếu là dân tộc thiểu số ít người với tỷ lệ bất bình đẳng cơ hội rất lớn so với người Kinh, hơn nửa các rào cảng về ngơn ngữ, văn hóa và tập tính ít di cư của nhóm này sẽ hạn chế tác dụng do các chính sách giảm nghèo của chính phủ mang lại.
Sự gia tăng bất bình đẳng trong giai đoạn 2010 – 2012 và giai đoạn 2012 – 2014. Cụ thể là:
Giai đoạn 2010-2012, gia tăng hệ số Gini trong thời kỳ này không đáng kể mặc dù tiếp tục có sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động từ khu vực nơng nghiệp sang cơng nghiệp có thể vì một số lý do sau đây. Thứ nhất, giai đoạn này khủng hoảng kinh tế đã tác động tiêu cực đến người giàu nhiều hơn người khá và người nghèo. Thứ hai, hiệu quả sản xuất nông nghiệp tăng lên làm giảm bớt phần nào sự khác biệt thu nhập giữa các khu vực kinh tế. Thứ ba, sự phát triển của hệ thống giao thông cũng như ảnh hưởng từ cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đã mang phát triển kinh tế đến từng ngóc ngách của đất nước chứ khơng cịn bó hẹp trong phạm vi các thành phố lớn. Thứ tư, lao động chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp chủ yếu là lao động khơng có chun mơn, tham gia vào những ngành cơng nghiệp chế biến, vì thế làm tăng thu nhập của nhóm có mức thu nhập trung bình hơn là tăng thu nhập cho nhóm có mức thu nhập cao.
Tuy vậy hệ số Gini tăng thấp không phản ánh đầy đủ những thay đổi phức tạp hơn trong nền kinh tế. Một khía cạnh cần được quan sát là mức độ phân hóa thu nhập trong nhóm 20% giàu nhất. Nhóm 20% giàu nhất trong giai đoạn này có mức tăng trưởng thấp hơn so với trung bình cả nước nhưng liệu thu nhập của nhóm này có rơi vào tay của một số người siêu giàu trong khi phần cịn lại nhận được ít hơn nhiều.
0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16 0.18 0.20 g Q1 g Q2 g Q3 g Q4 g Q5
đường tăng trưởng thu nhập theo nhóm 2010 - 2012
Như vậy, mức tăng trưởng thu nhập theo nhóm của nhóm có thu nhập cận nghèo, nhóm thu nhập trung bình và nhóm có thu nhập khá cao hơn so với mức trung bình quốc gia (đường nằm ngang trong hình 3.4).
Giai đoạn 2010 – 2014 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của nhóm có thu nhập khá từ nhóm phần trăm 20 – 80 của dân số. Trong khi đó hai nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất lại có mức tăng trưởng thấp hơn trung bình. Có thể nói tăng trưởng giai đoạn này hướng tới nhóm có thu nhập cận nghèo, nhóm trung bình và nhóm khá.
Mức tăng trưởng thu nhập theo nhóm của nhóm có thu nhập cận nghèo và nhóm thu nhập trung bình cao hơn so với mức trung bình quốc gia (đường nằm ngang trong hình 3.5).
Điều đáng nói ở đây là mức tăng thu nhập bình quân của 20% dân số nghèo nhất ln thấp nhất trong 5 nhóm đân số ở cả hai giai đoạn. Người nghèo đang hụt hơi và bỏ lại xa phía sau trong q trình phát triển. Điều này có nghĩa thành tựu tăng trưởng kinh tế nhanh đi kèm với tăng bất bình đẳng không đáng kể là nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của tầng lớp có thu nhập khá, khơng phải vì tăng trưởng của người nghèo. Sự phân hóa về thu nhập giữa các địa phương có xu hướng tăng lên. Trong vòng bốn năm, từ 2010 – 2014, khoảng cách giữa 10 địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất với 10 địa phương có
mức thu nhập bình qn thấp nhất đã tăng từ 2,62 lần lên 2,88 lần. Tỷ lệ này cao hơn so với khu vực và thế giới.