CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An, có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện nay.
Với các nhân tố đã nghiên cứu như lao động, tài sản ngắn hạn bình quân của doanh nghiệp, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế, có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An, nâng dần chất lượng của DNNVV hiện nay nhằm đẩy mạnh hiệu quả cạnh tranh, phát triển bền vững; tích cực chuyển đổi các hộ kinh doanh có đủ điều kiện sang doanh nghiệp để đảm bảo việc chấp hành đúng quy định của pháp luật và tạo cơ hội phát triển thuận lợi lâu dài trong xu thế hội nhập quốc tế; Tạo niềm tin vững mạnh trong doanh nghiệp, luôn đồng hành, luôn chú trọng giải quyết các khó khăn, tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận tiện nhất; Tạo điều kiện hỗ trợ thuận lợi cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu chung của Thành phố về triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Về nhân tố lao động của doanh nghiệp thì lao động của doanh nghiệp tăng lên 1% thì tỷ suất sinh lợi ROA của doanh nghiệp sẽ tăng 0,015% , với điều kiện các yếu tố khác không đổi, giúp cho các doanh nghiệp và các cấp lãnh đạo địa phương có thể thấy được hiện tại doanh nghiệp chưa tận dụng tốt nguồn lao động sẵn có để tăng năng suất lao động lên cũng như quản lý về nhân sự của DNNVV chưa thật sự hiệu quả, và điều này phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ tay nghề, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc.
Về nhân tố tài sản ngắn hạn bình quân của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn bình quân của doanh nghiệp tăng lên 1% thì tỷ suất sinh lợi ROA của doanh nghiệp sẽ giảm 0,813% , với điều kiện các yếu tố khác không đổi, giúp cho các doanh nghiệp có thể thấy được hiện tại doanh nghiệp chưa tận dụng tốt nguồn vốn cũng như quản lý về tài sản của DNNVV chưa thật sự hiệu quả, và điều này phụ thuộc vào các yếu tố như các khoản thu ngắn hạn của doanh nghiệp, cách quản lý hàng tồn kho.
Về biến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp thì khi lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng lên 1% thì tỷ suất sinh lợi ROA của doanh nghiệp sẽ tăng
0.924%, chứng tỏ vấn đề về quản lý chi phí của doanh nghiệp là quan trọng, càng quản lý chi phí tốt và thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp tăng trưởng thì hiệu quả của kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. (Với điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Về nhân tố doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tếvới kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp thuộc khu vực 2 thì tỷ suất sinh lợi ROA của doanh nghiệp sẽ giảm 0,121%, so với doanh nghiệp thuộc khu vực khác với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, từ đó giúp cấp lãnh đạo quan tâm thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế cần hỗ trợ nhiều hơn
Tóm tắt chương 4
Trong chương 4, tác giả nêu thực trạng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. Tiếp theo luận văn đưa ra kết quả của mơ hình nghiên cứu; đánh giá sự phù hợp của mơ hình; định hướng phát triển doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp chính.