Các biến độc lập VIF
lnln 1,27
lntsngan 1,26
kv_cn 1,07
lnld 1,02
Giá trị trung bình VIF 1,16
Nguồn: Tác giả tính tốn từ dữ liệu thu thập.
Kết quả kiểm định các giả thuyết của mơ hình cho thấy:
Độ phóng đại phương sai VIF của biến lnln = 1,27< 10; Độ phóng đại phương sai VIF của biến lntsngan = 1,26< 10; Độ phóng đại phương sai VIF
của kv_cn = 1,07< 10 và độ phóng đại phương sai VIF của biến lnld = 1,02 < 10, giá trị trung bình của Độ phóng đại phương sai VIF = 1,16< 10.
Chứng tỏ các giả định của tác giả không bị vi phạm và khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.
Tác giả kết luận mơ hình khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, và mơ hình nghiên cứu đưa ra là phù hợp.
4.3.4 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi
Để kiểm định mơ hình nghiên cứu có hiện tượng phương sai khơng đổi thay không, tác giả kiểm định phương sai thay đổi.
Kết quả kiểm định cho thấy giá trị kiểm định của mơ hình có chi2 = 421,36 với mức ý nghĩa kiểm định Prob > chi2 = 0,0000 < 0,05 (5%) cho thấy mơ hình nghiên cứu có hiện tượng phương sai thay đổi.
Bảng 4.7 Kiểm định phương sai thay đổi
Yếu tố Giá trị chi2 Độ tự do (df) Mức ý nghĩa (p)
Phương sai thay đổi 421,36 13 0,0000 Độ lệch (Skewness) 201,52 4 0,0000 Độ nhọn (Kurtois) 27,89 1 0,0000
Cộng 650,77 18 0,0000
Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ dữ liệu thu thập
4.3.5 Xử lý phương sai thay đổi
Khi mơ hình bị phương sai thay đổi, ước lượng tính được bằng phương pháp OLS khơng cịn là ước lượng hiệu quả nữa. Đồng thời các kiểm định về hệ số hồi quy được tính tốn khơng cịn đáng tin cậy.
Chính vì vậy sử dụng ước lượng vững của ma trận hiệp phương sai, sai số do White (1980) đề xuất để tính tốn lại các giá trị kiểm định khi có phương sai thay đổi, vẫn sử dụng các hệ số ước lượng từ phương pháp OLS,
dụng đến giả thiết phương sai sai số khơng đổi. Ước lượng mơ hình sai số chuẩn mạnh sẽ cho một kết quả ước lượng đúng của sai số chuẩn trong đó chấp nhận sự hiện diện của hiện tượng phương sai thay đổi.
Bảng 4.8 Kết quả sau khi hiệu chỉnh phương sai thay đổi
Số quan sát 3.042
F giá trị kiểm định tổng thể của mơ hình (4, 3.037) 7322,53 Mức ý nghĩa của mơ hình Prob > F 0.000
Hệ số xác định R hiệu chỉnh 89,98 lnROA Hệ số hồi quy Sai số chuẩn khi hiệu chỉnh Thống kê t p- value 95% Khoảng tin cậy lnld ,015 ,007 2,15 0,032 ,001 ,029 lntsngan -,813 ,011 -72,16 0,000 -,835 -,791 lnln ,924 ,005 169,05 0,000 .913 ,935 kv_cn -,121 ,022 -5,34 0,000 -,165 -,076 Hệ số tự do -1,657 ,097 -17,11 0,000 -1,847 -1,467
Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ dữ liệu thu thập.
Kết quả sau khi hiệu chỉnh phương sai thay đổi, cho thấy 4 biến độc lập đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đo lường bằng ROA. Vì giá trị P- value của các biến đều nhỏ hơn 0.05 (5%).
4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An, có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện nay.
Với các nhân tố đã nghiên cứu như lao động, tài sản ngắn hạn bình quân của doanh nghiệp, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế, có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An, nâng dần chất lượng của DNNVV hiện nay nhằm đẩy mạnh hiệu quả cạnh tranh, phát triển bền vững; tích cực chuyển đổi các hộ kinh doanh có đủ điều kiện sang doanh nghiệp để đảm bảo việc chấp hành đúng quy định của pháp luật và tạo cơ hội phát triển thuận lợi lâu dài trong xu thế hội nhập quốc tế; Tạo niềm tin vững mạnh trong doanh nghiệp, luôn đồng hành, luôn chú trọng giải quyết các khó khăn, tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận tiện nhất; Tạo điều kiện hỗ trợ thuận lợi cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu chung của Thành phố về triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Về nhân tố lao động của doanh nghiệp thì lao động của doanh nghiệp tăng lên 1% thì tỷ suất sinh lợi ROA của doanh nghiệp sẽ tăng 0,015% , với điều kiện các yếu tố khác không đổi, giúp cho các doanh nghiệp và các cấp lãnh đạo địa phương có thể thấy được hiện tại doanh nghiệp chưa tận dụng tốt nguồn lao động sẵn có để tăng năng suất lao động lên cũng như quản lý về nhân sự của DNNVV chưa thật sự hiệu quả, và điều này phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ tay nghề, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc.
Về nhân tố tài sản ngắn hạn bình quân của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn bình quân của doanh nghiệp tăng lên 1% thì tỷ suất sinh lợi ROA của doanh nghiệp sẽ giảm 0,813% , với điều kiện các yếu tố khác không đổi, giúp cho các doanh nghiệp có thể thấy được hiện tại doanh nghiệp chưa tận dụng tốt nguồn vốn cũng như quản lý về tài sản của DNNVV chưa thật sự hiệu quả, và điều này phụ thuộc vào các yếu tố như các khoản thu ngắn hạn của doanh nghiệp, cách quản lý hàng tồn kho.
Về biến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp thì khi lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng lên 1% thì tỷ suất sinh lợi ROA của doanh nghiệp sẽ tăng
0.924%, chứng tỏ vấn đề về quản lý chi phí của doanh nghiệp là quan trọng, càng quản lý chi phí tốt và thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp tăng trưởng thì hiệu quả của kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. (Với điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Về nhân tố doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tếvới kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp thuộc khu vực 2 thì tỷ suất sinh lợi ROA của doanh nghiệp sẽ giảm 0,121%, so với doanh nghiệp thuộc khu vực khác với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, từ đó giúp cấp lãnh đạo quan tâm thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế cần hỗ trợ nhiều hơn
Tóm tắt chương 4
Trong chương 4, tác giả nêu thực trạng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. Tiếp theo luận văn đưa ra kết quả của mơ hình nghiên cứu; đánh giá sự phù hợp của mơ hình; định hướng phát triển doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp chính.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận chung và kiến nghị. 5.1 Kết luận chung và kiến nghị.
5.1.1 Kết luận chung
Để phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An, tác giả dùng dữ liệu thứ cấp, tổng hợp từ nguồn báo cáo tài chính và điều tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An giai đọan 2011-2016 với 507 doanh nghiệp và 3.042 quan sát và sử dụng phần mềm Sata 14 để phân tích.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp gồm Lao động bìng quân (lnld), tài sản ngắn hạn bình quân (lntsngan), Lợi nhuận sau thuế (lnln). Khi lao động tăng 1% (lnld) và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì sẽ tác động đến tỷ suất sinh lợi trên tài sản tăng 0.015%; khi tài sản ngắn hạn tăng lên 1% (lntsngan) trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì sẽ tác động đến tỷ suất sinh lợi trên tài sản giảm 0,813%; khi lợi nhuận sau thuế tăng 1%(lnln) trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì sẽ tác động đến tỷ suất sinh lợi trên tài sản tăng 0.924%; trong khi đó doanh nghiệp thuộc khu vực 2 hoạt động kém hiệu quả hơn doanh nghiệp thuộc khu vực còn lại ( -0,121%) kv_cn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
Qua các bước phân tích, đánh giá và thảo luận về các nội dung chi tiết, nghiên cứu đã cung cấp các bằng chứng thống kê cho các kết luận đối với giả thuyết sau:
- Giả thuyết H1: Về quan hệ của tổng số lao động bình quân của doanh
nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều của lao động bình quân đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Giả thuyết H2: Về quan hệ của tài sản ngắn hạn bình quân đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy tác động ngược chiều của tài sản ngắn hạn bình quân của doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh
- Giả thuyết H3: Về quan hệ của Lợi nhuận sau thuế đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy tác động cùng chiều của lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh
- Giả thuyết H4: Về sự khác biệt giữa doanh nghiệp thuộc khu vực kinh
tế. Kết quả cho thấy doanh nghiệp thuộc khu vực 2 hoạt động kém hiệu quả hơn khu vực còn lại
Như vậy, kết quả nghiên cứu đã xác định được mức độ tác động của
từng nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
5.1.2 Hàm ý quản trị
Với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình cụ thể liên quan đến vấn đề về lao động, tài sản cũng như nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, sản phẩm …
Để giải quyết những khó khăn trong q trình kinh doanh của mình thì tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Thứ nhất, DN cần có chính sách thu hút lao động đặc biệt là lao động có
tay nghề cao, tạo điều kiện để lao động gắn bó với doanh nghiệp bền vững hơn.
- Thứ hai, Doanh nghiệp phải giải quyết tốt các công việc như thu hồi nợ
từ các đơn vị khác, giải phóng hàng tồn kho khơng dự kiến.... Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn do đó doanh nghiệp khơng bị áp lực phải đi vay để đầu tư cho các hoạt động cũng
như để trả các khoản nợ như nợ nhà cung cấp. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm thời gian từ đó có thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất. Sau khi đưa sản phẩm ra thị trường, cần tổ chức một cách hợp lý các kênh tiêu thụ đi liền với nó là các hoạt động marketing xúc tiến bán hàng.
- Thứ ba, Quản lý chặt chẽ các chi phí trong q trình kinh doanh, tinh
gọn quy trình sản xuất, hạn chế các chi phí phát sinh khơng cần thiết, có các dự báo tốt trong kinh doanh.
- Thứ tư, Xác định những hoạt động kinh doanh nào mà nguồn vốn tự có
của doanh nghiệp không đủ đáp ứng hoặc nếu sử dụng nguồn vốn vay thì sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn để đưa ra các quyết định hợp lý. Ngoài ra doanh nghiệp nên giảm bớt các khoản vay ngắn hạn và sử dụng các nguồn vốn vay dài hạn.
5.2 Đóng góp, hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo
Với kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp có thể tham khảo làm tư liệu để định hướng được sự phát triển của mình, khai thác được thế mạnh, khắc phục những điểm yếu ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, và giúp cho lãnh đạo địa phương nói riêng, cũng như lãnh đạo các cấp đánh giá được thực trạng tình hình phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch phù hợp cho mục tiêu phấn đấu phát triển doanh nghiệp từ nay đến năm 2020.
Tuy nhiên mơ hình nghiên cứu chỉ giải thích được 89,97 % về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNNVV, và vẫn cịn 10,03% là mơ hình chưa giải thích được.
Tác giả chỉ đo lường các biến độc lập với ROA, chưa thực hiện đo lường các biến độc lập với ROI, ROS, ROE để có cái nhìn cụ thể và khái quát hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV.
Do nguồn lực có hạn và hạn chế về thời gian nghiên cứu của tác giả chỉ thực hiện trên dữ liệu thứ cấp thời gian ngắn. Do đó, các nghiên cứu tiếp theothời gian thu thập dữ liệu dài hơn, điều này sẽ đem lại hiệu quả nghiên cứu tốt hơn trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An. Cũng như việc mở rộng phạm vi nghiên cứu trên nhiều tỉnh, thành hơn để mức độ ứng dụng cao hơn..
Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ nghiên cứu về sự hỗ trợ của địa phương sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV được đo lường bằng các chỉ tiêu ROE, ROI, ROS; Các yếu tố về môi trường kinh doanh, ứng dụng cơng nghệ thơng tin…
Tóm tắt chương 5
Trong chương 5, tác giả đã một lần nữa nhấn mạnh lại các kết quả đạt được từ mơ hình nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn. Cùng với đó, tác giả cùng nhìn nhận lại những hạn chế trong quá trình nghiên cứu cũng như đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo, nhằm đem đến các kết quả nghiên cứu tốt hơn cho các nghiên cứu tiếp theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt
Cục Thống kê Long An, Niên giám thống kê từ 2011 – 2017, Long An:
Nhà xuất bản Thanh Niên
Đặng Văn Lành, 2017. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Kiên Giang. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học
Kinh tế Tp.HCM
Hoàng Ngọc Nhậm và cộng sự, 2012.Giáo trình Kinh tế lượng (Econometrics). Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
K. Rusanop, 1987.Đánh giá kinh tế tài nguyên khống sản, Matxcova: Nhà xuất bản Lịng Đất
Paul A Samuellson và W. Nordhaus, 1989, Kinh tế học (bản dịch) tập 2, Hà Nội, Viện quan hệ quốc tế
Phan Thanh Việt, 2018. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang. Luận văn thạc sỹ.
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
Ngô Quỳnh Giao, 1995, Kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục
Nguyễn Đình Thọ, 2013.Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
trong kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài Chính.
Nguyễn Văn Cơng, 2009.Giáo trình phân tích kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Danh mục tài liệu tiếng Anh
Camelia Burja, 2011. Factors influencing the companie profitability,
Annales Universitatis Apulensis Series Oeconomica, vol. 2, issue 13, 3
Hongan, X, 2011. The research on the impact factor of small and medium
agro-enterprises vailability of credit. Master Thesis, College of Economics and Management, Sichuan Agricultural University, Chengdu, China.
PHỤ LỤC A Bảng A.1: Ma trận tương quan các biến
Bảng A.3: Hệ số phóng đại phương sai
Bảng A.5: Ước lượng hồi quy khi sử dụng sai số chuẩn hiệu chỉnh (robust)