Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến HQSX từ các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 28 - 43)

Nhân tố Nghiên cứu Kết quả

nghiên cứu

Cấu trúc tổ chức Vonderembse và cộng sự (1998), Nahm và cộng sự (2003)

(+)

Chuỗi cung ứng Vachon và cộng sự (2008), Brozarth và cộng sự (2009), Fynes và cộng sự (2005), Adebanjo (2018)

(+)

Khoa học kỹ thuật Klassen và cộng sự (1999), Chalis và cộng sự (2005), Huỳnh Tường Huy (2007)

(+)

Tích hợp mua hàng Narashimhan và cộng sự (2001) (+)

Quản lý nguồn nhân lực Authur và cộng sự (1994), Jayram và cộng sự (1999), Chalis và cộng sự (2005)

(+)

Quản lý kiểm sốt và văn hóa quốc gia

Chow và cộng sự (1991) 0

Hệ thống hoạch định nguồn nhân lực ERP

Palaniswamy và cộng sự (2000) (+)

Chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)

Ittner và cộng sự (2002) (+)

Sản xuất tinh gọn Taj và cộng sự (2011) (+)

Chiến lược sản xuất Schroeder và cộng sự (2002) (+)

Quy mô DN Mai Văn Mai & Nguyễn Quốc Nghi (2011); Võ Hồng Đức & Lê Hoàng Long (2014); Nguyễn Trường Sơn & Nguyễn Thị Hạnh (2016)

(+)

Độ tuổi của lãnh đạo DN, loại hình DN, trình độ văn hóa , khả năng tiếp cận nguồn tín dụng, nguồn vốn hoạt động của DN

Quan Minh Nhựt (2010) (+)

Thời gian hoạt động của DN Võ Hồng Đức & Lê Hoàng Long (2014)

(-)

Học vấn của chủ DN, việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của nhà

Mai Văn Nam & Nguyễn Quốc Nghi (2011)

nước, tốc độ tăng trưởng doanh thu.

Qui mơ tài sản, cấu trúc vốn, chi phí kinh doanh

Mai Thanh Giang & Trần Văn Quyết (2018)

(-)

Ký hiệu: (+) Tác động cùng chiều; (-) Tác động ngược chiều; (0) Không tác động

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

1.3. Khe hổng nghiên cứu

Qua việc tổng quan các nghiên cứu được thực hiện trong và ngồi nước có liên quan, có thể nói rằng hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng là một trong những chủ đề được quan tâm.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, đa số nghiên cứu được thực hiện tại các nước có nền cơng nghiệp sản xuất phát triển. Vì vậy, các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất sẽ khơng hồn tồn phù hợp tại một quốc gia có nền kinh tế cơng nghiệp sản xuất đang phát triển như Việt Nam. Do đó, Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng cần có một nghiên cứu cụ thể và có hệ thống về các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất để đưa ra các giải pháp và đề xuất nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, khơng áp dụng một cách máy móc kết quả của các mơ hình nghiên cứu trên thế giới.

Tại Việt Nam, cũng có một số các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất, tuy nhiên các nghiên cứu này chưa mang tính chất tổng qt và có hệ thống các nhân tố tác động, thường mang tính chất riêng lẻ của từng nhân tố tác động hoặc chỉ phân tích trên một lĩnh vực sản xuất như nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi thủy sản,.... Và các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất tại Việt Nam mới chỉ tập trung nghiên cứu trên các địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long, chưa nghiên cứu trên địa bàn một thành phố công nghiệp lớn như TP. Hồ Chí Minh.

Từ việc xác định khe hổng nghiên cứu trên, trên quan điểm kế thừa và tiếp tục nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất, tác giả tiếp tục nghiên cứu một cách trực tiếp và có hệ thống các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của các DN trên địa TP.HCM.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT NỀN Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sản xuất

2.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất

Theo P. Samerelson và W. Nordhaus (Giáo trình kinh tế học, trích từ bản dịch Tiếng Việt, 1991 [64]) thì: “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà khơng cắt giảm một loạt sản lượng hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả sản xuất được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Quan điểm này do tác giả Manfred Kuhn (Giáo trình kinh tế học cơng cộng, bản dịch của Nguyễn Thị Hiên và cộng sự), theo ơng: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả sản suất của các quy trình sản suất.

Cịn hai tác giả Whohe và Doring lại cho rằng: “HQSX tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả sản xuất tính bằng đơn vị giá trị “. Khái niệm HQSX tính bằng đơn vị hiện vật của hai ơng chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, cịn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí.

Theo GS.TS. Ngơ Đình Giao, hiệu quả sản xuất của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định, nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và tồn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó.

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường.

2.1.2 Các khái niệm về các thước đo phản ánh hiệu quả sản xuất

Trong quá trình thực hiện hoạt động quản trị và xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, các DN luôn muốn kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất của DN thông qua hiệu quả sản xuất. Có nhiều cách để đo lường hiệu quả sản xuất, theo cách tiếp cận các phương pháp đo lường HQSX tác giả đã trình bày ở chương 1 thơng qua: chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, tính linh hoạt và thời gian sản xuất, hoặc đo lường HQSX thơng qua phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA. Để có thể đo lường được sai số và kiểm định được giả thuyết nghiên cứu đặt ra, tác giả chọn phương pháp đo lường HQSX thông qua bốn yếu tố chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, thời gian sản xuất và tính linh hoạt đồng thời vì tính chất gần gũi và dễ tiếp cận số liệu với thực trạng các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP.HCM .

- Tính linh hoạt:

Theo Mandelbaum định nghĩa là "khả năng phản ứng hiệu quả với các hoàn cảnh thay đổi" và nhận thấy rằng nó có thể được mơ tả thành hai dạng khác nhau: linh hoạt hành động là "khả năng thực hiện hành động mới để đáp ứng hoàn cảnh mới" và linh hoạt trạng thái là "khả năng tiếp tục hoạt động hiệu quả bất chấp những thay đổi trong môi trường."

Wheelwright và cộng sự (1978) nhận định rằng tính linh hoạt đề cập đến khả năng thực hiện thay đổi đáng kể trong khối lượng sản xuất hoặc sản phẩm. Nó địi hỏi khả

năng đáp ứng cao để tăng hoặc giảm nhu cầu của khách hàng trong ngắn hạn (thường ngắn hơn một năm). Tính linh hoạt cũng có thể xem là những thay đổi trong thiết kế sản phẩm mới hoặc sửa đổi đáng kể các dịng sản phẩm hiên có.

Vokurka cùng cộng sự (2000) cho rằng tính linh hoạt trong sản xuất là phản ánh khả năng của các công ty đáp ứng với những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng của họ, cũng như những thay đổi không lường trước được xuất phát từ áp lực cạnh tranh. Các công ty đang giải quyết các loại áp lực cạnh tranh này thông qua nhiều chương trình cải tiến liên quan đến linh hoạt sản xuất.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả ủng hộ quan điểm của tác giả Vokurka cùng cộng sự (2000) cho rằng: “tính linh hoạt là phản ánh khả năng của các công ty đáp ứng với những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng của họ, cũng như những thay đổi không lường trước được xuất phát từ áp lực cạnh tranh”

- Chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm là tổng số các đặc tính sản phẩm và dịch vụ tổng hợp của kỹ thuật, sản xuất và bảo trì,.. thơng qua đó sử dụng sản phẩm và dịch vụ sẽ đáp ứng sự mong đợi của khách hàng theo Feigenbaum (1983)

Một định nghĩa khác về chất lượng sản phẩm của nhà quản lý W.A.Shemart cho rằng “chất lượng sản phẩm trong sản xuất là một tập hợp những đặc tính của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng của nó”.

Chất lượng sản phẩm theo định nghĩa của các nhà sản xuất cho rằng chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng tiêu chuẩn và quy định, yêu cầu về kinh tế kỹ thuật đã được đặt ra từ trước. Tức là chất lượng sản phẩm là một trình độ cao nhất mà một sản phẩm có được sau q trình sản xuất.

Theo tiêu chuẩn ISO 9000/2000 cho rằng chất lượng sản phẩm là mức độ tập hợp các đặc tính vốn có của sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu đã đặt ra.

Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế cho rằng chất lượng sản phẩm là tổng thể các tiêu chí, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện sự thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với công dụng mà người tiêu dùng mong muốn với chi phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả ủng hộ quan điểm của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế rằng chất lượng sản phẩm là tổng thể các tiêu chí và đặc trưng sản phẩm thể hiện sự thỏa mãn của người tiêu dùng. Những tiêu chí này phù hợp với mục đích của người sử dụng với chi phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất.

- Chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất chính là tổng số các hao phí lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hay có thể hiểu, chi phí sản xuất là số tiền mà doanh nghiệp hay một nhà sản xuất phải bỏ ra để chi mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho q trình sản xuất hàng hóa nhằm mục tiêu thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Thời gian sản xuất:

Thời gian sản xuất là tổng thời gian cần thiết để sử dụng các yếu tố đầu vào tạo ra sản phẩm đầu ra. Thông thường, thời gian sản xuất bao gồm thời gian lao động và thời gian dự trữ sản xuất.

Thời gian lao động là thời gian mà người lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian mà các yếu tố sản xuất đã sẵn sàng nhưng chưa được đưa vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mà tồn ở dạng lưu

trữ hay còn gọi là hàng tồn kho. Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian vơ ích vì khơng tạo ra thêm giá trị sản phẩm, tuy nhiên thực tế không thể tránh khỏi trường hợp này. Do đó, DN nên rút ngắn thời gian này để nâng cao hiệu quả sản xuất.

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất

Tác giả đã tiếp cận khá nhiều các nghiên cứu trên Thế giới cũng như trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến HQSX với nhiều cách đo lường khác nhau, trên nhiều quốc giá khác nhau. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây có liên quan, tác giả tổng hợp các nhân tố tác động đến HQSX (Bảng 1.1), để đưa ra quyết định đưa biến nào vào mơ hình tác giả sử dụng phương pháp thảo luận với các chuyên gia bao gồm 5 chuyên gia (phụ lục 03) xem xét nên đưa những biến nào vào mơ hình và ngồi những biến được tác giả tổng hợp bên trên, chuyên gia có đề xuất nhân tố nào khác hay không. Kết quả thảo luận của 5 chuyên gia về việc đánh giá các nhân tố tác động đến HQSX phù hợp với điều kiện của TP.HCM và cho rằng có 4 nhân tố tác động đến HQSX là: cấu trúc tổ chức doanh nghiệp, môi trường công nghệ kỹ thuật, nguồn nhân lực của doanh nghiệp, chuỗi cung ứng. Ngồi ra, chun gia cũng cho biết, cịn một số nhân tố khác có tác động đến HQSX nhưng việc thu thập số liệu các nhân tố này trong điều kiện tại TP. Hồ Chí Minh cịn nhiều khó khăn, và khó thực hiện việc đo lường các nhân tố này. Thông qua kết quả trao đổi với các chuyên gia, tạo cơ sở để tác giả lựa chọn 4 nhân tố đưa vào nghiên cứu, đây là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến HQSX tại các DN trên địa bàn TP. HCM.

- Cấu trúc doanh nghiệp:

Là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo và quyền lực nhằm duy trì sự hoạt động của DN. Cấu trúc DN xác định cách thức phân chia, tập hợp và phối hợp các nhiệm vụ công việc trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của DN.

Theo Dewar và Werbel, 1979; Gerwin và Kolodny, 1992; Ruekert và cộng sự, 1985; cấu trúc DN là cách phân bổ trách nhiệm và quyền lực, và các thủ tục làm việc được thực hiện, giữa các thành viên trong DN.

- Chuỗi cung ứng:

Theo Lambert và Cooper (2000), chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường . Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn trực tiếp hay gián tiếp tác động đến việc đáp ứng nhu cầu cảu khách hàng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, sản xuất nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm sau đó phân phối chúng đến người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất hay nhà cung cấp mà còn bao gồm cả nhà vận chuyển, dịch vụ kho bãi, người bán lẻ và khách hàng.

Theo hội đồng các chuỗi cung ứng (SCC) cho rằng chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, thông tin và các nguồn lực liên quan đến chu trình thu mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đầu tiên đến lúc giao sản phẩm đến khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng). Chuỗi cung ứng còn được dùng để liên kết các chuỗi giá trị với nhau thông qua việc quản trị chuỗi cung ứng. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động như lên kế hoạch và phối hợp với các bên liên quan như nhà cung cấp, công ty dịch vụ và khách hàng.

- Công nghệ kỹ thuật:

Công nghệ kỹ thuật là việc sử dụng các kiến thức về máy móc, kỹ thuật, hệ thống, phưng pháp tổ chức và con người nhằm giải quyết một vấn đề đặt ra, cải tiến một giải pháp đã tồn tại để tạo ra kết quả tốt hơn.

Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (ESCAP) cũng cho rằng cơng nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến

vật liệu và thông tin. Công nghệ kỹ thuật bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị , phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

- Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Đầu tiên là với tư cách cung cấp nguồn lao động cho xã hội (TS. Bùi Xuân Đính, 2000).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 28 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)