H4: Chuỗi cung ứng có tác động đến hiệu quả sản xuất.
Phát triển giả thuyết nghiên cứu
Thông qua các lý thuyết liên quan, mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra, tác giả tổng hợp kết quả kỳ vọng của các giả thuyết nghiên cứu (bảng 2.1) như sau:
Bảng 2.1. Kết quả kỳ vọng của giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết
Nội dung giả thuyết Lý thuyết có liên quan Kỳ vọng
H1 Cấu trúc tổ chức có tác động đến hiệu quả sản xuất.
Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết dự phòng
+ H2 Cơng nghệ - kỹ thuật có tác động hiệu
quả sản xuất.
Lý thuyết dự phòng, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực
+
H3 Nguồn nhân lực có tác động đến hiệu quả sản xuất.
Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực
+ H4 Chuỗi cung ứng có tác động đến hiệu
quả sản xuất.
Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực
+
Ký hiệu: (+) Tác động cùng chiều; (-) Tác động ngược chiều; (0) Không tác động (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp chung
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu theo phương pháp hỗn hợp bởi phát sinh từ vấn đề nghiên cứu, tác giả phân tích và xem xét các nghiên cứu trước có liên quan về các phương pháp đo lường hiệu quả sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, để trên cơ sở đó xây dựng và kiểm định mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để có cơ sở giúp tác giả quyết định có đưa ra các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất phù hợp với thực trạng các DN tại TP. Hồ Chí Minh, tác giả sử dụng phương pháp định tính bằng kỹ thuật thu thập dữ liệu là thảo luận xin ý kiến của các chuyên gia (5 chuyên gia) trong lĩnh vực.
Sau khi có kết quả thảo luận với các chuyên gia, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu chính thức và phát triển các giả thuyết nghiên cứu. Kế tiếp tác giả sử dụng phương pháp định lượng xây dựng thang đo cho các biến, thu thập dữ liệu và kiểm định các giả thuyết đặt ra. Khác với các nghiên cứu trước đây có liên quan đều sử dụng phương pháp định lượng, trong khi nghiên cứu này lại sử dụng phương pháp hỗn hợp nghĩa là cũng sử dụng phương pháp chính là phương pháp định lượng nhưng có thêm phương pháp định tính để xác định các nhân tố tác động vì tác giả muốn nghiên cứu nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất phù hợp với thực trạng các DN tại TP. Hồ Chí Minh. Do đó, theo tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp cho nghiên cứu này là phù hợp.
Sau khi xây mơ hình nghiên cứu chính thức và phát triển các giả thuyết nghiên cứu. Kế tiếp, tác giả sử dụng phương pháp định lượng nhằm mục đích kiểm định xem nhân tố nào trong số các nhân tố đưa ra tác động đến hiệu quả sản xuất thông qua việc (1) xây dựng phiếu câu hỏi khảo sát (thang đo); (2) kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo; (3) đề xuất mơ hình các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất và sử dụng hồi quy bội để xác định mơ hình phù hợp nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
3.1.2. Quy trình nghiên cứu