HÀM Ý NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán nghiên cứu tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP HCM (Trang 91)

5.1 Hàm ý nghiên cứu

5.1.1 Hàm ý lý thuyết

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của một số nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT thơng qua việc khảo sát 215 đáp viên đang làm việc tại các DNNVV khu vực TP HCM. Kết quả này cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm và bổ sung vào hệ thống cơ sở các nghiên cứu liên quan đến tính hữu hiệu của HTTTKT thông qua việc chỉ rõ tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như: sự tham gia của nhà quản lý, kiến thức về HTTTKT của nhà quản lý, sự tham gia của người dùng, sự tham gia của chuyên gia bên ngoài và chất lượng dữ liệu, trong đó nhân tố chất lượng dữ liệu cũng là nhân tố tương đối mới được nghiên cứu ảnh hưởng tại Việt Nam.

Ngoải ra, nghiên cứu đã kiểm định và cho thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tính hữu hiệu của HTTTKT giữa các nhóm doanh nghiệp có nguồn vốn hoạt động khác nhau. Kết quả cho thấy nhóm các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn hoạt động càng cao thì tính hữu hiệu của HTTTKT càng cao.

5.1.2 Hàm ý thực tiễn

 Đối với các nhà quản lý:

- Nghiên cứu này đã chỉ ra giá trị của một HTTTKT trong hoạt động của DN, đồng thời chỉ ra rằng nhân tố nhà quản lý có những ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của HTTTKT.

- Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, sự tham gia của nhà quản lý có tác động mạnh nhất đến tính hữu hiệu của HTTTKT. Điều này ám chỉ rằng trong quá trình phát triển một HTTTKT, bắt đầu từ giai đoạn phân tích hệ thống hay thiết kế ý tưởng cho đến giai đoạn vận hành chính thức, sự tham gia của nhà quản lý có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra một HTTTKT hữu hiệu. Bởi vì, nhà quản lý là người am hiểu nhất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó, thơng qua việc tham gia vào q trình phát triển hệ thống, nhà quản lý có thể đặt ra những yêu cầu về mặt quản lý đối với một HTTTKT để HTTTKT khi vận hành có thể đáp ứng

được những mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và của nhà quản lý. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí gây ra do thiết kế một HTTTKT khơng hữu hiệu ngay từ đầu.

- Việc phát triển một HTTTKT mới cần có những nguồn lực nhất định như nguồn lực tài chính, nhân sự. Do đó, các nhà quản lý cần chú ý đến việc đưa ra những sự hỗ trợ hay các cam kết cần thiết dựa trên quyền hạn của mình trong việc phân bổ nguồn lực khi bắt đầu giai đoạn xây dựng một HTTTKT như cam kết về ngân sách dành cho dự án hoặc phân bổ nhân sự tham gia phát triển dự án hoặc các cam kết khác như thưởng hoàn thành dự án, tiền lương/ thưởng khi phát sinh thêm công việc từ dự án…..

- Trên thực tế, trong giai đoạn chuyển giao giữa một HTTTKT cũ và một HTTTKT mới, khối lượng công việc của nhân sự tham gia dự án thường phát sinh đột biến, dễ tạo ra tình trạng q tải trong cơng việc. Trong trường hợp này, sự tham gia của nhà quản lý còn thể hiện qua sự động viên, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, giúp cho việc phát triển HTTTKT diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, giảm các chi phí liên quan đến nhân sự.

- Tóm lại, những cam kết của nhà quản lý một mặt giúp cho dự án được phát triển một cách thuận lợi, đồng thời giúp cho đội ngũ tham gia dự án nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phát triển một HTTTKT mới.

- Ngoài ra, kiến thức về HTTTKT của nhà quản lý cũng giúp các nhà quản lý có được sự chủ động trong quá trình tham gia, hoặc đưa ra các quyết định liên quan đến việc xây dựng HTTTKT. Do đó, ngay từ khi đưa ra quyết định về việc phát triển một HTTTKT, nhà quản lý cần có kế hoạch bổ sung những hiểu biết nhất định về hệ thống thơng tin cũng như về kế tốn để giúp HTTTKT khi triển khai có tính hữu hiệu cao và phù hợp với định hướng kinh doanh của DN, giúp DN tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt được các yêu cầu phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh.

 Đối với người dùng hệ thống:

- Kết quả nghiên cứu khuyến khích sự tham gia của người dùng trong các giai đoạn từ khi thiết kế đến khi thực thi hệ thống bởi vì bản thân người dùng là người

trực tiếp tương tác với hệ thống có thể hiểu đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty và những yêu cầu của cấp quản lý. Từ đó, người dùng có thể tham gia phân tích các u cầu đối với HTTTKT cũng như đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để HTTTKT có thể đáp ứng được yêu cầu cơng việc.

- Ngồi ra, thơng qua q trình tham gia phát triển hệ thống, người dùng có thể có được lợi ích quen thuộc với các giao diện cũng như hiểu được chu trình thơng tin của hệ thống, điều này giúp ích cho việc sử dụng khi hệ thống được triển khai hoặc khi hệ thống phát sinh lỗi, giúp tiết kiệm thời gian xử lý các vấn đề phát sinh.

- Thông qua những hoạt động này, người dùng có thể tạo ra một HTTTKT hữu hiệu đồng thời giúp giảm thiểu thời gian làm việc cũng như nâng cao hiệu quả cơng việc của chính họ.

 Đối với các chuyên gia bên ngoài:

- Bởi vì đặc điểm của các DNNVV là khơng có sẵn đội ngũ nhân viên cơng nghệ thơng tin tại doanh nghiệp, do đó, các chun gia bên ngồi đóng vai trị khá quan trọng trong việc tư vấn, kết nối những mong muốn, yêu cầu của nhà quản lý với những đặc điểm, khả năng của phần mềm và HTTTKT.

- Thông qua nghiên cứu này, các chuyên gia bên ngoài sẽ biết được rằng những nhân tố nào có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu một HTTTKT. Theo gợi ý của kết quả nghiên cứu, các chuyên gia có thể tập trung vào các đối tượng như nhà quản lý và người dùng trực tiếp hệ thống.

- Như vậy, trước khi tư vấn để phát triển một HTTTKT mới, nhà tư vấn cần thiết thiết lập những cuộc họp, những cuộc gặp mặt để tìm kiếm sự ủng hộ cũng như một số cam kết và yêu cầu của nhà quản lý đối với dự án. Ví dụ một số thơng tin về nguồn lực tài chính đầu tư cho dự án, quy mô hoạt động của DN, đặc thù ngành nghề kinh doanh, yêu cầu đối với hệ thống, một số yêu cầu khác…. Điều này giúp nhà tư vấn giảm thiểu thời gian và chi phí tìm ra giải pháp phát triển một HTTTKT phù hợp với DN, đồng thời cũng đưa ra những tư vấn về những kỳ vọng không thực tế của nhà quản lý.

- Ngoài ra, nhà tư vấn cũng cần gợi ý cho DN xây dựng một nhóm nhân viên làm lực lượng nịng cốt để phát triển dự án, có khả năng kết nối giữa những yêu cầu quản lý và hoạt động kinh doanh thực tế của DN. Bằng cách này, nhà tư vấn có thể thiết lập nhiều cuộc họp hơn để tìm hiểu về quy trình kinh doanh, đặc thù của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp nhất.

- Thông qua các hoạt động này, nhà tư vấn bên ngồi có thể thu thập thơng tin làm cơ sở giúp DN phát triển một HTTTKT mang tính hữu hiệu cao, giúp DN tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như nâng cao hiệu quả tư vấn và nâng cao uy tín của nhà tư vấn.

5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù nghiên cứu đưa ra được một số hàm ý về mặt quản trị cũng như mặt thực tiễn nhưng cũng không tránh khỏi một số hạn chế nhất định:

+ Thứ nhất, nghiên cứu thực hiện tại một thời điểm nhất định cùng với phương pháp chọn mẫu phi xác suất nên tập dữ liệu thu được chưa có tính đại diện cao. Các nghiên cứu trong tương lai có thể khắc phục hạn chế này bằng cách thu thập dữ liệu theo chiều dọc, tại nhiều thời điểm khác nhau cùng với kích cỡ mẫu lớn hơn.

+ Thứ hai, trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài chỉ thực hiện tại TP HCM. Các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng phạm vi ở các tỉnh phía Nam để mơ hình nghiên cứu có khả năng tổng qt hóa cao hơn.

+ Thứ ba, nhân tố chất lượng dữ liệu là nhân tố mới được đưa vào mơ hình để nghiên cứu ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT, tuy nhiên kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng thấp nhất trong 5 nhân tố, do đó, trong tương lai, cần thêm các nghiên cứu khác để bổ sung vào cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài tính hữu hiệu của HTTTKT liên quan đến sự ảnh hưởng của nhân tố này.

5.3 Kết luận

Nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của một số nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Thứ nhất: kết quả nghiên cứu chỉ ra 5 nhân tố trong mơ hình nghiên cứu đề xuất đều có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT bao gồm: sự tham

gia của nhà quản lý, kiến thức về HTTTKT của nhà quản lý, sự tham gia của người dùng, sự tham gia của chuyên gia bên ngoài và chất lượng dữ liệu.

- Thứ hai: trong số 5 nhân tố được nhận diện, kết quả nghiên cứu cho thấy “Sự tham gia của nhà quản lý” và “Sự tham gia của người dùng” là 2 nhân tố ảnh hưởng có ảnh hưởng lớn nhất đến tính hữu hiệu của HTTTKT. Nhân tố có ảnh hưởng yếu nhất là “Chất lượng dữ liệu”

- Thứ ba: nghiên cứu đã thực hiện kiểm định sự khác biệt về tính hữu hiệu của HTTTKT giữa nhóm các DN có lĩnh vực hoạt động khác nhau và nguồn vốn khác nhau, kết quả cho thấy khơng có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tính hữu hiệu của HTTTKT giữa các lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tính hữu hiệu của HTTTKT giữa các nhóm doanh nghiệp có nguồn vốn hoạt động khác nhau. - Thứ tư: từ những kết quả đạt được, đề tài đưa ra một số hàm ý về mặt lý thuyết và mặt thực tiễn trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành hệ thống cho một số đối tượng như: nhà quản lý, người dùng hệ thống và các chuyên gia/ nhà tư vấn bên ngoài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Từ những phân tích kết quả nghiên cứu và bàn luận trong chương 4, trên cơ sở đó, chương 5 đưa ra một số hàm ý nghiên cứu về lý thuyết và cả thực tiễn. Đồng thời, chương 5 cũng đưa ra một số hạn chế của đề tài và gợi ý một số hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Cuối cùng, chương 5 đưa ra kết luận về việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã trình bày trong phần mở đầu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu Tiếng Việt

1. Huỳnh Thị Kim Ngọc, 2013. Xác lập tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu và những giải pháp có tính định hướng để nâng cao tính hữu hiệu của HTTT kế tốn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa- Nghiên cứu trên địa bàn TP HCM.

Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Lê Ngọc Mỹ Hằng và Hồng Giang, 2012. Phát triển mơ hình đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp

chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Chuyên san khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 78, số 9, năm 2012.

3. Lê Thị Ni, 2014. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thơng

tin kế tốn trong các doanh nghiệp tại TP. HCM. Luận văn thạc sĩ. Trường

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nghị định 39/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11 tháng 03 năm 2018. Quy định

chi tiết một số điều của luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ

Việt Nam

5. Nguyễn Bích Liên, 2012. Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất

lượng thông tin kế tốn trong mơi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam : Luận án tiến

sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Đình Thọ, 2013. Phương pháp Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính.

7. Trương Thị Cẩm Tuyết, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của

hệ thống thơng tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành

8. Võ Văn Nhị và Nguyễn Ngọc Dung, 2011. Tình hình hoạt động kinh doanh và cơng tác kế tốn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, số tháng 7 năm 2011, trang 51-55.

9. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, 2016. Thơng tấn xã Việt Nam ngày 26/12/2016. <https://infographics.vn/dong-gop-cua-doanh-nghiep-nho- va-vua-vao-tang-truong-kinh-te/5019.vna >. [Ngày truy cập: 11 tháng 05 năm 2019].

10. Tổng Cục thống kê, 2017. Thơng cáo báo chí Kết quả chính thức Tổng điều tra Kinh tế năm 2017.

https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&idmid=&ItemID=18945. [Ngày truy cập: 11 tháng 05 năm 2019]

Danh mục tài liệu Tiếng Anh

1. Ashari, 2008 . Factors Affecting Accounting Information Systems Success Implementation (An Empirical Study on Central Java Small and medium Companies). Master Thesis. Diponegoro University Semarang.

2. Bailey, J.E. and Pearson, S.W., 1983. Development of a Tool for Measuring and Analyzing Computer User Satisfaction. Management Science, 29, 5,

530-545.

3. Barki, H., and Hartwick, J., 1989. Rethinking the Concept of User Involvement. MIS Quarterly, Volume 13, Number 1,1989, pp. 53-64. DOI: 10.2307/248700

4. Baronas AK and Louis MR, 1988. Restoring a sense of control during implementation: How user involvement leads to system acceptance. MIS Quarterly. 12(1), 111-123.

5. Boynton, A. C., Zmud, R. W., & Jacobs, G. C., 1994. The Influence of IT Management Practice on IT Use in Large Organizations. MIS Quarterly,

18(3), 299. doi:10.2307/249620.

6. Chapman, A. D. 2005. Principles of Data Quality, version 1.0. Report for

the Global Biodiversity Information Facility, Copenhagen.

7. Chenhall, R. H., 2003. Management control systems design within its organizational context: findings from contingency-based research and directions for the future. Accounting, Organizations and Society. 28:127- 168.

8. Davis, F., 1989. Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User Acceptance of Information Technology. MIS Quarterly,13(3), 319-340. doi:10.2307/249008.

9. Davis, M., 1997. Transforming your Firm: Tools for Successful Technology Consulting, The Practical Accountant, 30, 8, S-3.

10. De Guinea, A.O., Kelley, H. and Hunter, M.G., 2005. Information Systems Effectiveness in Small Business: Extending a Singaporean model in Canada. Journal of Global Information Management, 13, 3, 55-70.

11. DeLone, W. and McLean, E., 1992. Information System Success: The Quest for the Dependent Variable. Information Systems Research, 3, 1, 60- 95.

12. Doll, W., & Torkzadeh, G., 1988. The Measurement of End-User Computing Satisfaction. MIS Quarterly, 12(2), 259-274. doi:10.2307/248851.

13. Donaldson, L., 2001. The contingency theory of organizations. The United

States of America: Thousand Oaks.

14. Foong, S.Y., 1999. Effect of End-User Personal and Systems Attributes on Computer-Based Information System Success in Malaysian SMEs. Journal

15. Gable, G., Sedera, D., & Chan, T., 2008. Re-conceptualizing Information System Success: The IS-Impact Measurement Model. Journal of the

Association for Information Systems. 9:377-408.

16. Gordon, L. A., & Miller, D., 1976. A contingency framework for the design of accounting information systems. Readings in Accounting for Management Control, 569–585. doi:10.1007/978-1-4899-7138-8_26.

17. Hirschheim RA, 1985. User experience with and assessment participative systems design. MIS Quarterly, 9(4), 295-304.

18. Hussin, H., King, M. and Cragg, P.B., 2002. IT Alignment in Small Firms.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán nghiên cứu tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP HCM (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)