Bàn luận kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 85)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.4 Kết quả nghiên cứu định lượng

4.4.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu:

H1: Mơi trường kiểm sốt có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ST, TTTM tại TP HCM.

Nhân tố Mơi trường kiểm sốt có tác động mạnh nhất vào hiệu quả hoạt động của các ST, TTTM tại TPHCM thông qua hệ số Beta = 0,412. Nghĩa là mơi trường kiểm sốt càng tích cực thì hiệu quả hoạt động càng nâng cao. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mawanda ( 2008), Zipporah (2015), Asiligwa, G. Rennox ( 2017).

H2: Hoạt động đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ST, TTTM tại TP HCM.

Đánh giá rủi ro có thể xảy ra thường xuyên và đưa ra các giải thích thích hợp để hạn chế những nguy cơ gây thất thốt nguồn thu, tài sản của doanh nghiệp. Thơng qua hệ số beta = 0,392 cho thấy nhân tố đánh giá rủi ro cũng có ảnh hướng tích cực ( tác động dương+) đến hiệu quả hoạt động của ST, TTTM. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mawanda ( 2008), Zipporah (2015), Asiligwa, G. Rennox ( 2017).

H3: Nhân tố hoạt động kiểm sốt tốt có tác động tích cực hiệu quả hoạt động của các ST, TTTM tại TP HCM.

Trong quá trình hoạt động của ST, TTTM hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp bao gồm các chính sách, thủ tục, quy trình xử lý nghiệp vụ chuyên mơn và có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo hồn thành các mục tiêu đề ra. Thơng qua chỉ số Beta = 0,287, nhân tố hoạt dộng kiểm sốt tốt có tác động mạnh thứ ba sau nhân tố mơi trường kiểm sốt và đánh giá rủi ro hiệu quả hoạt động của các ST, TTTM tại TP HCM. Như vậy, hoạt động kiểm sốt càng chặt chẽ thì càng nâng cao hiệu quả hoạt động của các ST,

TTTM tại TP HCM. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu Emby(1994), O’Leary, Conor (2004), Mawanda ( 2008), Nyakundi và cộng sự (2014), Zipporah (2015).

H5: Nhân tố giám sát có tác động tích cực vào hiệu quả hoạt động của các ST, TTTM tại TP HCM.

Hoạt động giám sát thường xuyên hay định kỳ của quản lý sẽ góp phần hồn thành các mục tiêu đề ra. Nhân tố hoạt dộng giám sát tốt có ảnh hưởng lớn thứ tư vào hiệu quả hiệu quả hoạt động của các ST, TTTM tại TP HCM qua hệ số Beta = 0,104. Như vậy, hoạt động giám sát càng tích cực thì càng nâng cao hiệu quả hoạt động của các ST, TTTM tại TP HCM. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Emby(1994), O’Leary,Conor (2004), Mawanda( 2008), Nyakundi và cộng sự (2014), Zipporah (2015), Asiligwa, G. Rennox (2017).

H4: Nâng cao chất lượng thông tin và các q trình truyền thơng góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của các ST, TTTM tại TP HCM.

Nhân tố thơng tin và truyền thơng tốt có ảnh hưởng cuối cùng đến hiệu quả hoạt động của các ST, TTTM tại TP HCM thông qua hệ số Beta = 0,090. Thông tin và truyền thông của đơn vị càng thông suốt, đảm bảo mọi thông tin được truyền tải kịp thời và đúng đối tượng theo chiều dọc và chiều ngang thì góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các ST, TTTM tại TP HCM. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Emby(1994), Louwers (2002), O’Leary,Conor (2004), Mawanda( 2008, Zipporah (2015), Asiligwa, G. Rennox (2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)