CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.4 Kết quả nghiên cứu định lượng
4.4.6 So sánh với kết quả nghiên cứu trước
So với kết quả nghiên cứu của tác giả Vương Thị Khánh Chi ( 2017) nghiên cứu đã chỉ ra 5 nhân tố MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, GS đều tác động cùng chiều với mức độ tác động khác nhau theo cả hai chỉ tiêu ROA, ROE. Với chỉ tiêu ROA thì mức độ tác động theo thứ tự giảm dần là MTKS, TTTT, HĐKS, ĐGRR và GS. Với chỉ tiêu ROE mức độ tác động giảm dần là MTKS, HĐKS, ĐGRR, TTTT, GS. Nghiên cứu còn nghiên cứu hồi quy đa biến kết quả hệ số R2 hiệu chỉnh lần lượt bằng 0.744 đến 0.965 lần lượt
theo hai biến phụ thuộc LnROE, LnROA nghĩa là HTKSNB giải thích được 74.4% đến 96.5% sự thay đổi hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Lâm Đồng lần lượt theo hai chỉ tiêu ROE, ROA cịn lại được giải thích bởi các nhân tố khác.
So với kết quả nghiên cứu Võ Thu Phụng (2017), nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc KSNB gồm mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát tác động đến hiệu quả hoạt động của Tập đồn Điện lực Việt Nam. Trong đó, nhân tố “Vai trị và quyền hạn của hội đồng thành viên” đóng vai trị quan trọng nhất sau đó đến nhân tố “Người quản lý chịu trách nhiệm nhận định và phân tích rủi ro” và nhân tố “Truyền thơng bên ngồi của Tập đồn Điện lực Việt Nam” là các nhân tố có xu hướng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Việc thiết kế hoạt động kiểm sốt phù hợp đóng vai trị rất quan trọng trong việc làm tăng hiệu quả hoạt động của EVN.
So với kết quả nghiên cứu của Zipporah ( 2015) Nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các công ty sản xuất ở Kenya nên thực hiện hệ thống kiểm sốt nội bộ. Các cơng ty sản xuất đã đầu tư vào các hệ thống kiểm sốt nội bộ hiệu quả có hiệu quả tài chính được cải thiện hơn so với các cơng ty sản xuất có nội bộ yếu hệ thống điều khiển. Nghiên cứu khuyến nghị thêm rằng cơ quan chủ quản, có thể được hỗ trợ bởi ủy ban kiểm tốn, cần đảm bảo rằng hệ thống kiểm soát nội bộ được theo dõi và đánh giá định kỳ. Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa nội bộ kiểm soát và hiệu quả tài chính. Các biến phụ thuộc và các biến độc lập trong nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ với mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, thông tin và hoạt động truyền thơng và kiểm sốt cho thấy mối quan hệ tích cực với lợi nhuận trên tài sản trong khi giám sát cho thấy mối quan hệ tiêu cực với lợi nhuận trên tài sản
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4, tác giả đã sơ lược về hệ thống siêu thị, TTTM tại TP HCM về số lượng cũng như tình hình hoạt động kinh doanh, KQHĐ kinh doanh thông qua số liệu của Cục thống kê TP HCM. Đồng thời, tác giả trình bày kết quả kiểm định các thang đo bao gồm năm thành phần thuộc HTKSNB có ảnh hưởng tới KQHĐ của siêu thị, TTTM. Kết quả kiểm định cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach’s alpha và EFA. Tiếp tục tác giả phân tích tương quan Pearson kết luận được các biến độc lập đều có quan hệ tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc và các biến độc lập có ý nghĩa thống kê. Tác giả tiếp tục phân tích hồi quy và kết luận mơ hình hồi quy là phù hợp và có ý nghĩa thống kê, tìm được phương trình hồi quy. Điều này chứng tỏ rằng giả thuyết lý thuyết đề ra là phù hợp với thực tế hiện nay và được chấp nhận. Trong đó, mức độ ảnh hưởng đến KQHĐ của siêu thị, TTTM tại TP HCM của nhân tố MTKS( giả thuyết H1) ảnh hưởng cao nhất, tiếp đến ĐGRR( giả thuyết H2), rồi đến HĐKS ( giả thuyết H3), GS ( giả thuyết H5), cuối cùng là TTTT ( giả thuyết H4).
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 5 tác giả sẽ trình bày kết luận của nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị thích hợp được rút ra từ kết quả nghiên cứu. Đề tài cũng nêu hạn chế và đưa ra các đề xuất để nghiên cứu trong tương lai.