INDOCHINA
3.2.2: Chính sách tiền lương, tiền thưởng
Tiền lương là khoản thu nhập chính đảm bảo cuộc sống người lao động. Chính sách tiền lương phải đảm bảo có tác dụng kích, tạo động lực cho người lao động.
Khách sạn cần đánh giá hiệu quả của hệ thống tiền lương hiện tại để có các biện pháp, chính sách xây dựng hệ thống tiền lương hợp lý hơn.
- Rút ngắn thời gian tăng lương: 4 tháng tăng một lần để tạo kích thích tinh thần cho người lao động, tạo cho họ cảm giác yên tâm về thu nhập đảm bảo cho cuộc sống.
- Thường xuyên cập nhật chính sách tiền lương mới của nhà nước đối với người lao động.
- Tăng tỷ lệ tiền công làm thêm giờ, tăng ca cho người lao động vào thời điểm mùa du lịch nhằm tạo tinh thần phấn khởi, hăng hái cho lao động. Vào mùa du lịch, các ngày lễ Tết, tổ chức các sự kiện lớn của đất nước lượng khách quốc tế đến Việt Nam tương đối nhiều do vậy khối lượng công việc rất lớn. Thời điểm này, khách sạn Indochina II cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đều phải hoạt động hết công suất, luôn phải tăng ca làm việc nên dễ gây cảm giác mệt mỏi, áp lực công việc cho người lao động.
- Có các phần thưởng kịp thời, xứng đáng với công sức, đóng góp của người lao động.
- Nên tăng khoảng cách lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc trong cùng bộ phận để kích thích tinh thần phấn đấu vươn lên vị trí công việc tốt hơn, nâng cao mức trách nhiệm cho người lao động.
- Nâng cao khoảng cách mức tiền thưởng cho các mức độ hoàn thành công việc để khuyến khích nhân viên hoàn thành công việc được giao ở mức kết quả cao hơn.
- Quan tâm nhiều hơn đến chế độ phụ cấp trách nhiệm trong lao động và hoàn thiện công việc: tăng phụ cấp, các chế độ thăm hỏi nhân viên.
Sự hài lòng về tiền lương có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài lòng về công việc, ảnh hưởng lớn đến sự vắng mặt cũng như thuyên chuyển công tác.
Hệ thống tiền lương có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các cố gắng thay đổi của doanh nghiệp do đó chế độ tiền lương, thưởng phải hợp lý đảm bảo cho các hoạt động khác trong doanh nghiệp.