Chính sách tiền công, tiền lương

Một phần của tài liệu Đề tài: Tạo động lực lao động trong khách sạn (Trang 34 - 35)

Mọi hoạt động diễn ra trong cuộc sống thường ngày của chúng ta đều cần đến khả năng thanh toán do vậy mà tiền công/ tiền lương hiện nay đã và đang được sử dụng như một công cụ tài chính chủ yếu để kích thích vật chất đối với người lao động trong các doanh nghiệp.

Hiện tại, khách sạn Indochina II cũng đang sử dụng công cụ này một cách rất có hiệu quả. Trong các chính sách kích thích, tạo động lực cho người lao động, khách sạn luôn lấy tiền công/ tiền lương làm công cụ cơ bản.

Khách sạn áp dụng học thuyết về sự công bằng của J.Stacy Adams vào hệ thống tạo động lực lao động để xây dựng chế độ thang bảng lương đảm bảo quyền lợi cho nhân viên đồng thời có tác dụng kích thích họ làm việc qua đó hạn chế các bất đồng hay bất mãn trong đội ngũ nhân viên.

Chế độ thang bảng lương trong khách sạn được chia theo cấp bậc vị trí công việc và thâm niên công tác để khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với khách sạn, bình thường cứ 6 tháng tăng lương một lần.

Khoảng cách mức lương giữa các vị trí công việc không cao nhưng cũng có ảnh hưởng kích thích tinh thần làm việc, phấn đấu trong lao động. Những người lao động có năng lực họ sẽ cố gắng hoàn thiện nhiệm vụ của mình với hiệu quả lao động cao để vươn lên vị trí công việc cao hơn với mức lương hấp dẫn hơn.

Khách sạn dựa vào tính chất, đặc điểm công việc và cường độ lao động tại vị trí công việc đó để xây dựng chế độ thù lao lao động cho nhân viên.Tiền lương được trả

thoả đáng với sự đóng góp của người lao động đã tạo cho họ tinh thần thoải mái, hứng khởi.

Tiền lương được trả công bằng giữa các nhân viên làm cùng công việc như nhau.

Các vị trí công việc có mức độ hoàn thành khó, cường độ lao động cao, mức trách nhiệm cao cần sử dụng trí lực nhiều tiền công sẽ được trả cao hơn. Giữ các vị trí công việc càng cao, mức trách nhiệm cũng như nhiệm vụ càng lớn thì người lao động được trả với thù lao càng cao.

Tiền lương của người lao động trong khách sạn còn được đánh giá thông qua sự đóng góp của người lao động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn càng nhiều thì tiền công càng cao.

Khách sạn đã đạt được nhiều kết quả tốt trong việc vận dụng học thuyết về sự công bằng của J.Stacy Adams, tạo tinh thần tích cực cho người lao động, họ cảm nhận được sự công bằng trong chế độ tiền lương mà khách sạn tạo dựng cho nhân viên.

Một phần của tài liệu Đề tài: Tạo động lực lao động trong khách sạn (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w