Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính:

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 25 - 26)

Hoạt động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà không một nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp nào có thể định lượng được hết. Với một mức độ rủi ro nhất định sẽ tác động đến các doanh nghiệp trong việc cân nhắc và thực hiện một chiến lược đầu tư và chính sách tài trợ thích hợp để đạt được những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

Đứng trên giác độ của doanh nghiệp, rủi ro được chia làm hai loại chính, đó là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

· Rủi ro kinh doanh: là rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro này gắn liền với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp khác nhau. Các nhân tố gây nên rủi ro kinh doanh thường là: sự thay đổi của giá bán, chi phí, cạnh tranh, trình độ quản lý doanh nghiệp, tiềm lực tài chính doanh nghiệp, chính sách pháp luật của Nhà nước, … Để đo lường rủi ro kinh doanh doanh nghiệp, người ta thường dùng chỉ tiêu Đòn bẩy kinh doanh (DOL) và được xác định như sau:

Tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) DOL =

Tỷ lệ % thay đổi của doanh số

· Rủi ro tài chính: là rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải trong việc sử dụng đòn cân nợ. Khi các yếu tố khác không đổi, doanh nghiệp sử dụng đòn cân nợ càng lớn thì rủi ro tài chính càng cao. Khi sử dụng nợ doanh nghiệp sẽ có lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp do tác dụng lá chắn thuế của chi phí lãi vay, nhưng sử dụng nợ nhiều khiến các doanh nghiệp gia tăng rủi ro tài chính. Do đó các doanh nghiệp cần phải xem xét giữa lợi ích về thuế với chi phí khánh tận tài chính. Để đo lường rủi ro tài chính doanh nghiệp, người ta thường sử dụng chỉ tiêu Đòn bẩy tài chính (DFL) và được xác định như sau:

Tỷ lệ % thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) DFL =

Tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Như vậy, rủi ro hoạt động của doanh nghiệp được xem có quan hệ nghịch chiều với Tỷ suất nợ. Nói cách khác, rủi ro của doanh nghiệp có quan hệ nghịch chiều với cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 25 - 26)