Các nghiên cứu trước đây trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2. Tổng quan nghiên cứu trước về nhân tố tác động đến FDI

2.2.2. Các nghiên cứu trước đây trong nước

Bài viết cũng trình bày các nghiên cứu trước đây trong nước nghiên cứu về vấn đề này, gồm:

Võ Văn Dứt và Nguyễn Thị Phương Nga, (2015), với bài báo “Ảnh Hưởng Của Tham Nhũng Đến Dịng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngồi Vào Các Quốc Gia Châu Á”, xem xét việc ảnh hưởng của tham nhũng lên FDI bằng việc sử dụng lý thuyết chiết trung của Dunning (1997) cùng bộ dữ liệu thứ cấp từ 30 quốc gia Châu Á giai đoạn 2004-2013. Kết quả chỉ ra rằng mức độ tham nhũng của các quốc gia Châu Á càng cao thì dịng vốn FDI đổ vào càng ít cùng với việc đề xuất hàm ý chính sách giúp gia tăng FDI vào các quốc gia Châu Á.

Nguyễn Văn Bổn và Nguyễn Minh Tiến (2014), với bài báo “Các Nhân Tố Quyết Định Dòng Vốn FDI Ở Các Nước Châu Á”, xem xét sự tác động của quy mô thị trường, lao động, thâm hụt ngân sách, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại và làm phát của 11 quốc gia Châu Á giai đoạn 1990-2011. Kết quả cho thấy rằng quy mô thị trường, độ mở thương mại và lao động là nhân tố quyết định đến FDI nhưng thâm hụt ngân sách có ý nghĩa âm lên FDI.

Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Minh Thiện (2017) “Các Yếu Tố Tác Động Tới Dòng Vốn Vào FDI Tại Các Nước Nền Kinh Tế Đang Phát Triển Thu Nhập Trung Bình”, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến FDI tại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển với mức thu nhập trung bình. Bài viết dựa trên dữ liệu 60 quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình trong giai đoạn 2005-2015. Kết quả chỉ ra rằng yếu tố quy mô thị trường, độ mở thương mại, cơ sở hạ tầng có một tác động tích cực tới dịng vốn vào FDI, thuế suất thì cho một tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI, tỷ lệ thất nghiệp khi đưa vào ước lượng cho một tác động dương có ý nghĩa đối với FDI.

Bài báo của Võ Xuân Vinh, Nguyễn Đông Phong, Hồ Viết Tiến, Nguyễn Trung Thông (2017) “Where do the Advanced Countries Invest? An Investigation of Capital Flow from Advanced Countries to Emerging Economies”, xem xét các yếu tố quyết định đầu tư danh mục đầu tư nước ngoài (FPI) từ các quốc gia đang phát triển đến các nền kinh tế mới nổi, sử dụng dữ liệu mới từ khảo sát đầu tư danh mục đầu tư của IMF. Bài báo làm sáng tỏ thêm các yếu tố quyết định dòng vốn FPI song phương với một số đóng góp cho văn học hiện tại. Bài viết này tiến bộ nghiên cứu trước đây bằng cách sử dụng dịng vốn FPI phân tích mới và một số khác biệt lớn. Bài báo chỉ ra rằng danh mục đầu

tư của các nhà đầu tư từ các nước G7 có xu hướng rời khỏi phân bổ danh mục đầu tư hiệu quả và họ thiên về một số khác biệt giữa nguồn và quốc gia được nhận.

Bảng 2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước

Tác giả và năm Tên cơng trình Mẫu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Võ Văn Dứt và Nguyễn Thị Phương Nga, (2015) Ảnh Hưởng Của Tham Nhũng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Các Quốc Gia Châu Á

30 quốc gia Châu Á

- Mức độ tham nhũng của các quốc gia Châu Á càng cao thì dịng vốn FDI đổ vào càng ít.

- Đề xuất hàm ý chính sách giúp gia tăng FDI vào các quốc gia Châu Á Nguyễn Văn Bổn và Nguyễn Minh Tiến, (2014) Các Nhân Tố Quyết Định Dòng Vốn FDI Ở Các Nước Châu Á 11 quốc gia Châu Á

Quy mô thị trường, độ mở thương mại và lao động là nhân tố quyết định đến FDI nhưng thâm hụt ngân sách có ý nghĩa âm lên FDI.

Vũ Minh Thiện, (2017)

Các Yếu Tố Tác Động Tới Dòng Vốn Vào FDI Tại Các Nước Nền Kinh Tế Đang Phát Triển Thu Nhập Trung Bình 60 quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình

Quy mơ thị trường, độ mở thương mại, cơ sở hạ tầng có một tác động tích cực tới dịng vốn vào FDI, thuế suất thì cho một tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI, tỷ lệ thất nghiệp khi đưa vào ước

lượng cho một tác động dương với FDI

Võ Xuân Vinh, Nguyễn Đông Phong, Hồ Viết Tiến, Nguyễn Trung Thông (2017) “Where do the Advanced Countries Invest? An Investigation of Capital Flow from Advanced Countries to Emerging Economies” Các quốc gia đang phát triển đến các nền kinh tế mới nổi

Dòng vốn của FPI từ các nước phát triển đến các nước mới nổi tăng theo thời gian trong những năm gần đây. Danh mục đầu tư của các nhà đầu tư từ các nước G7 có xu hướng rời khỏi phân bổ danh mục đầu tư hiệu quả.

Nguồn: Tác giả tổng hợp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)