CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.2. Kết quả phân tích mơ hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến FDI Việt
Nam
Sau khi tiến hành các kiểm định các khuyết tật của mơ hình các nhân tố ảnh hưởng FDI của Việt Nam với dữ liệu theo năm giai đoạn 1997-2017. Tác giả tiến hành hồi quy mơ hình OLS các nhân tố ảnh hưởng bằng phần mềm Eviews 9. Kết quả ước lượng mơ hình cụ thể như sau:
Bảng 4.4. Phân tích mơ hình hồi quy OLS
Biến Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Thống kê t Prob.
DLNRGDP 2.597362 (**) 0.886101 2.931225 0.0109 DRWA 0.000731 (**) 0.000255 2.865185 0.0125 ER -0.000106 7.25E-05 -1.458780 0.1667 LNRX 1.682489 (*) 0.920422 1.827954 0.0889 LNRM -2.990787 (**) 1.050631 -2.846659 0.0129 LNRIR 0.100965 0.230206 0.438587 0.6677
R-Bình phương 0.971021 Log likelihood 9.783402
R2 Hiệu chỉnh 0.958601 Durbin-Watson stat 1.345008
(**), (*) là mức ý nghĩa lần lượt, 5% và 10% Nguồn: Tác giả tự tính tốn
Kết quả hồi quy mơ hình OLS các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam qua bảng 4.4 cho thấy trong 06 biến độc lập thì có 04 biến có ý nghĩa thống kê ở các mức 5% và 10% và hai 02 biến khơng có ý nghĩa, ngồi ra
phương trình hồi quy có R2 hiệu chỉnh bằng 97,1%, điều này cho thấy sự phù hợp giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Cụ thể như sau:
- Các biến tỷ giá hối đoái và chênh lệch lãi suất tiền vay và tiền gửi khơng có ý nghĩa trong mơ hình
- Biến GDP đóng vai trị quan trọng, đạt mức ý nghĩa 5%, tác động tích cực với việc thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với thực tế ở Việt Nam và các lý thuyết nghiên cứu trước đây. Giả sử các yếu tố khác giữ nguyên, nếu GPD Việt Nam tăng 1% thì mức độ thu hút vốn FDI tăng 2.6%.
- Tương tự, biến mức lương trung bình người lao động đạt mức ý nghĩa 5%, tác động tích cực với việc thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam, tuy nhiên mức ảnh hưởng của biến này với FDI không nhiều.
- Biến tổng giá trị xuất khẩu cũng đóng vai trị khơng kém trong việc thu hút vốn FDI tại Việt Nam, đạt mức ý nghĩa 10% và tác động tích cực với việc thu hút nguồn vốn FDI. Khi các yếu tố khác không đổi, tổng giá trị xuất khẩu tăng 1%, việc thu hút nguồn vốn FDI 1.68%. Điều này cũng phù hợp với thực tế ở Việt Nam.
- Cuối cùng là biến tổng giá trị nhập khẩu, đạt mức ý nghĩa 5% và tác động tiêu cực với việc thu hút vốn FDI. Khi các yếu tố khác không đổi, tổng giá trị nhập khẩu tăng 1%, việc thu hút nguồn vốn FDI giảm 3%.
Các kết quả trên phù hợp hầu hết với các giả thuyết của đề tài cũng như các nghiên cứu. So với kết quả nghiên cứu của Kenvin Daly and Chanikarn Teresa Tosompark (2015), kết quả gần như đồng nhất về tác động của các biến đối với việc thu hút nguồn FDI.