CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2.3. Hàm ý đối với tiền lương cho người lao động
Hiện nay tiền lương của lao động Việt Nam vẫn chưa tương xứng với khả năng người lao động. Các bộ ngành cần can thiệp để nâng cao tiền lương người lao động, người lao động nhận xứng đáng với sức lao động bỏ ra, đảm bảo các doanh nghiệp không chèn ép, liên kết tạo mức lương thấp chung cho toàn thị trường.
Phân phối tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp đảm bảo mối quan hệ hài hồ lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước, giữa ngắn hạn và dài hạn.
Phân phối tiền lương góp phần xây dựng quan hệ trong lao động, giảm thiểu tranh chấp lao động trên cơ sở hình thành cơ chế đối thoại, thoả thuận và tự định đoạt về tiền lương, cần quan tâm hơn nữa tiền lương tối thiểu của người lao động, định mức lao động, đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp.
Doanh nghiệp nên khuyết khích người lao độn tăng năng suất lao động để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng lao động, cải thiện quan hệ cung - cầu lao động thơng qua thực hiện chính sách tiền lương cao, chế độ đãi ngộ tốt.
Nhà nước tăng cường vai trò trong việc xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách An sinh xã hội, hồn thiện văn bản pháp lý, cơ chế, chính sách tạo mơi trường pháp lý cho hệ thống An sinh xã hội hoạt động, bên cạnh đó cần điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng chi tiêu thực hiện chính sách An sinh xã hội nói riêng và chính sách xã hội nói chung. Nâng cao hơn nữa các cơ quan bộ ngành đứng ra giải quyết khuyết nại, bênh vực cho người lao động để tránh tình trạng bóc lột, chèn ép người lao động trong doanh nghiệp.