Khái quát tình hình và tiến trình tái cơ cấu bộ máy các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1. Khái quát tình hình và tiến trình tái cơ cấu bộ máy các ngân hàng

thƣơng mại Việt Nam

Trong giai đoạn tái cơ cấu lại bộ máy ngân hàng, các ngân hàng VNCB, GP Bank và Ocean Bank đều là ngân hàng yếu kém được đặt vào trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt, NHNN đã mua lại với giá 0 đồng và khuyến khích hoạt động M&A giữa các NHTM. Việc không để ngân hàng phá sản nhằm tránh xảy ra đổ vỡ dây chuyền, làm cho hệ thống ổn định, bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành còn quá thấp, 50 triệu đồng/khoản tiền gửi. Tuy nhiên, việc mua lại 0 đồng khơng có nghĩa là sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý. VNCB, Ocean Bank và GP Bank hiện đã hoạt động bình thường trở lại, thanh khoản tốt. Các ngân hàng không đạt tiêu chuẩn đều phải tái cơ cấu lại tất cả bộ máy về quản trị tín dụng và hướng đến khắc phục các hậu quả dưới sự theo dõi và giám sát của NHNN . Kết quả kinh doanh của 03 ngân hàng yếu kém đã thay đổi tương đối, lỗ hoạt động giảm mạnh và đã dần ổn định, chất lượng tài sản từng bước được nâng cao, tiền gửi có sự tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó cơ cấu mạng lưới, nhân sự của các ngân hàng này đã được tinh gọn. Trong giai đoạn 2011-2017, đã có 07 thương vụ M&A các ngân hàng thanh công. Hoạt động M&A, bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện, các ngân hàng sau sát nhập thành SCB (SCB, FicomBank, TinNghiaBank), SHB (SHB, Habubank), PVcom Bank (Western Bank, PVFC), HDBank (HDbank, DaiABank), Maritime Bank (Maritime Bank, MDBank), BIDV (BIDV, MHBank), Sacombank (Southern Bank). Các ngân hàng sau q trình M&A đã đảm an tồn vốn tương đối ổn định và duy trì trong mức an tồn (trên 4%), tuy có sự sụt giảm rất nhẹ bắt nguồn từ tốc độ tăng của tài sản nhanh hơn tốc độ gia tăng về vốn.Tài sản khơng có chất lượng đảm bảo tại các ngân hàng có sự cải thiện nhưng chưa nhiều, duy trì ở mức trung bình. Tuy nhiên, việc kinh doanh tại các ngân hàng này chưa thể phát sinh lợi nhuận nhiều. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã đạt được kết quả với những con số ấn tượng; hàng triệu người gửi tiền đã được bảo vệ; hàng nghìn doanh nghiệp được phục hồi.

Đối với việc đảm bảo an toàn vốn (CAR) các ngân hàng luôn chú trọng giữ mức ổn định, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn Basel II và tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng do NHNN Việt Nam ban hành (9%), chỉ số CAR trong giai đoạn 2010-2017 phổ biến dao động trong khoảng đảm bảo phải từ 6 ~ 8.9%.

Thanh khoản ngân hàng luôn là vấn đề căng thẳng, Nhiêu ngân hàng đang gặp vấn đề về tình trạng mất thanh khoản liên tục trong thời gian dài. Nguyễn nhân chính của thực trạng này đến từ các cú shock kinh tế vĩ mô từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế Việt Nam yếu kém, kinh tế vĩ mơ bất ổn (lạm phát tăng cao, chính sách tài khố và tiền tệ thắt chặt, thị trường bất động sản đóng băng nhiều năm…). Bên cạnh đó, do hoạt động điều hành, quản lý của các NHTM có xu hướng xa rời các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường đã tạo nên một mơi trường kinh doanh bất ổn, méo mó và thiếu lành mạnh cho hoạt động ngân hàng. Việc đảm bảo thanh khoản của các NHTM đã cải thiện, nợ xấu của hệ thống được xử lý quyết liệt, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng khá. Đây là điều kiện quan trọng giúp hệ thống ngân hàng mở rộng tín dụng cho nền kinh tế đi đơi với giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Các NHTM Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa hồn thiện phương án tái cơ cấu bao gồm cả công ty con phù hợp với tình hình hoạt động của mỗi ngân hàng, tích cực xây dựng phương án tái cơ cấu lại và trình lên NHNN duyệt theo hướng tập trung nâng cao chất lượng bám sát các nội dung của Đề án 254 và giải pháp xử lý các vấn đề chưa xử lý được trước mắt đáp ứng nhu cầu bảo đảm an toàn, vừa đáp ứng sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.

NHNN đã ban hành Quyết định số 931/QĐ. Trong đó, các vị trí quản lý, đại diện phần vốn tại NHTMNN phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định theo Luật Các TCTD, đồng thời ưu tiên người đã trải qua công tác quản lý tại NHNN từ cấp Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương trở lên nhằm đảm bảo một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ nghiệp vụ, ý thức nghề nghiệp và trách nhiệm trong vị trí cơng tác.

Theo thơng tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về các mục phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và thực hiện quy định an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II. Đó là

bước tiến của NHNN và hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro.

Theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN đã được ban hành quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi để thay thế Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN. Bên cạnh bổ sung điều khoản về vốn điều lệ tối thiểu, phương án xử lý các trường hợp khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn so với vốn pháp định, các quy định tập trung vào điều kiện cấp vốn tự có, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn, điều kiện, giới hạn góp vốn, mua cổ phần giữa các cơng ty con, cơng ty liên kết…, quy định về việc cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu… theo sát với thông lệ quốc tế, bảo đảm sự phát triển an toàn và bền vững cho hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)