Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.3. Thực trạng của các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các

3.3.2. Hoạt động huy động vốn

Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ra văn bản điều chỉnh bảng lãi suất cho vay ngắn hạn VND giảm, kéo theo sự hưởng ứng của hàng loạt các ngân hàng thương mại, là động thái tích cực cho tăng trưởng nguồn tín dụng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề này có thể tạo phản ứng ngược cho các ngân hàng thương mại khi phải đứng trước áp lực lớn về nguồn vốn. Tỷ trọng tiền gửi từ khách hàng chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Thêm vào đó là một số kênh huy động từ vay trên liên ngân hàng và phát hành giấy tờ có giá. Khủng hoảng kinh tế đã tác động không nhỏ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tiền gửi trên tài sản của các ngân hàng TMCP giai đoạn 2010– 2017

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM

Kể từ năm 2012, với những nổ lực của chính phủ đối với việc kiềm chế lạm phát, tín hiệu tích cực từ phát triển kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ, việc NHNN giữ ổn định lãi suất đã giúp các ngân hàng tăng cường nguồn huy động đầu vào cho hệ thống và có những chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy, hoạt động huy

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tiền gửi/tài sản

động vốn vẫn gặp nhiều trở ngại khó khăn và thiếu ổn định. Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng cũng đã có sự thay đổi đáng kể trong vài năm trở lại đây khi tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng huy động vốn giảm ở một số ngân hàng như VPBank, MBBank… Phát hành chứng chỉ tiền gửi được đẩy mạnh do có nhiều điểm mạnh và tiện ích so với gửi tiền tiết kiệm thơng thường, đặc biệt về tính linh hoạt trong sử dụng sản phẩm này kèm theo lãi suất hấp dẫn từ ngân hàng. Tuy nhiên, phần lãi suất chưa có nhiều loại, một phần do hình thức huy động vốn chưa được tách ra cụ thể. Nguyên nhân lãi suất bị khống chế do NHNN có quy định về mức trần lãi suất được phép huy động nên lãi suất huy động không thể hiện đúng thực tế của lãi suất thực trên thị trường. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh của các ngân hàng nhỏ so với ngân hàng lớn sẽ khó khăn do mức trần lãi suất của NHNN quy định. Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ cịn chưa cao do cơng cụ có tính thanh khoản thấp, mối quan hệ qua lãi giữa ngân hàng và thị trường chứng khốn khơng rõ ràng, chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Ngồi ra cịn có sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Điều này đặt ra thách thức cho các ngân hàng trong nước khi mà ngân hàng nước ngoài vốn rất nhanh nhạy trong việc đưa ra các loại hình dịch vụ, chiến lược truyền thơng, quảng bá rầm rộ… Các ngân hàng trong nước đứng trước nguy cơ bị cạnh tranh về thị phần, dẫn đến vốn huy động càng trở nên khó khăn hơn.

3.3.3. Chất lƣợng tài sản

Giai đoạn 2010 -2014, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng quá cao so với quy mô và tiềm lực của nhiều NHTM nhỏ, làm cho rủi ro trong quản lý tín dụng lớn; tỷ lệ cho vay lại tập trung vào các lĩnh vực phi sản xuất kéo theo rủi ro thanh khoản cao do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, mất đi tính cân đối cơ cấu tín dụng bất động sản và chứng khốn, xảy ra hiện tượng bong bóng tài sản. Tính thanh khoản của hệ thống TCTD thiếu hụt nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ hệ thống, các tỷ lệ an toàn vốn của từng NH và tồn hệ thống sụt giảm. Tín dụng tăng trưởng bình quân khoảng 12.8%/năm, thấp hơn rất nhiều so mức tăng bình quân 33.3%/năm của giai đoạn 2006-2010, nhưng lại phù hợp với khả năng

hấp thụ vốn của nền kinh tế thị trường, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý. Điều kiện tín dụng được cải thiện, linh hoạt và phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn vay ngân hàng; Đồng thời, cơ cấu tín dụng tiếp tục được cải thiện, hướng mạnh và cân đối hơn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ.

Biểu đồ 3.5. Dƣ nợ cho vay và nợ xấu của các ngân hàng TMCP giai đoạn 2010– 2017

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM

Kể từ năm 2014 trở đi, hoạt động tín dụng của các ngân hàng có xu hướng tăng trưởng nóng trở lại, dư nợ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng (thường chiếm khoảng 52.68%-59.79% tổng tài sản của NHTM), cho nên thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của các NHTM. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM có chiều hướng sụt giảm so với giai đoạn trước 2012 và tăng trở lại trong năm 2015, khoản mục cho vay của các NHTM chiếm tỷ trọng cao có nguy cơ gây rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Các NHTM đã và đang tích cực đưa ra các biện pháp nhằm giảm số nợ xấu tồn đọng và đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa phát sinh nợ xấu như: Cấp hạn mức tín dụng dựa trên mức độ rủi ro đối với từng khách hàng vay vốn, lập quy trình kiếm sốt chất lượng tín dụng chặt chẽ. Các khoản tín dụng của các NHTM đã tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh (chiếm khoảng 80% tổng dư nợ), dư

51.1% 47.8% 49.7% 49.2% 50.8% 56.5% 55.9% 56.2% 2.10% 2.70% 3.70% 3.10% 2.40% 1.90% 2.00% 1.87% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 42.0% 44.0% 46.0% 48.0% 50.0% 52.0% 54.0% 56.0% 58.0% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

nợ tín dụng ưu tiên với một số lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ diễn biến tích cực. Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán được các ngân hàng kiểm soát và xu hướng tăng trưởng chậm lại. Năm 2017, tín dụng cho lĩnh vực xuất khẩu tăng 12.55% so với năm 2016; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 20%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp ưu tiên tăng 20.42%; Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 13.53%; Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 24.5%.... công tác tái cơ cấu và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng niêm yết đạt được những kết quả tích cực nhờ khn khổ pháp lý về cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu của NHNN đã dần được hoàn thiện. Tuy sức ép tăng trưởng tín dụng giảm, nhưng mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà các ngân hàng vẫn đạt mức 14- 19% đảm bảo hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Hướng tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng và đa dạng hóa danh mục tín dụng của hệ thống ngân hàng, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng tập trung nguồn vốn cho các lĩnh vực kinh tế quan trọng.

Nợ xấu (NPL) của các NHTM kể từ năm 2011 bắt đầu gia tăng về giá trị, các ngân hàng bắt đầu gặp khá nhiều vấn đề về rủi ro thanh khoản và kết quả hoạt động kinh doanh chững lại. Một lượng nợ xấu lớn của các ngân hàng được ẩn dưới dạng trái phiếu doanh nghiệp (nhất là DNNN, các tập đồn, tổng cơng ty), nghiệp vụ ủy thác cấp tín dụng; nợ cấp cho các cơng ty con, công ty liên kết của ngân hàng, nợ cấp cho doanh nghiệp mà ngân hàng nắm quyền kiểm sốt… nhưng lại khơng đánh giá, phân loại nợ chính xác. Vì thế cần chỉ đúng bản chất và xử lý tận gốc vấn đề, thì mới có khả năng khắc phục bất ổn nội tại của từng NHTM. Đây vẫn là điểm nghẽn lớn trong hoạt động ngân hàng. Đến hết quý 4/ 2013, nợ xấu của các NHTM tăng nhanh và trở thành mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia, các ngân hàng chú trọng hơn đối với quản lý chất lượng tài sản, từng bước xử lý nợ xấu. Do vậy, cơ cấu dư nợ điều chỉnh giảm nhẹ còn 47.11%.

3.3.4. Tốc độ tăng trƣởng GDP

Biểu đồ 3.6. Tình hình tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2010– 2017

Nguồn dữ liệu: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

Trong giai đoạn 2010 – 2017 tăng trưởng GDP ở Việt Nam đạt mức trên 5% và đang có xu hướng tăng lên. Mặc dù gặp khó khăn lớn trong thời điểm năm 2011 khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nền kinh tế thế giới biến động lớn ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, nhưng sau đó đã có những chính sách để thay đổi và tạo điều kiện cho nền kinh tế có thể nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng. Trong giai đoạn 2012-2017 khi GDP tăng lên đã ảnh hưởng tích cực đến hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp phát triển về quy mô, đầu tư mở rộng và chú trọng về chất lượng làm tăng lợi nhuận giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Bên cạnh đó, thị trường kinh tế phát triển tốt làm cho các doanh nghiệp mới ngày càng có nhu cầu sử dụng vốn từ các NHTM.

3.3.5. Lạm phát

Biểu đồ 3.7. Tình hình lạm phát giai đoạn 2010– 2017

Nguồn dữ liệu: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 GDP GDP 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Lạm phát Lạm phát

Trong giai đoạn 2010 – 2017 tình trạng lạm phát ở mức cao đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng khi doanh nghiệp mất thanh khoản, tồn kho hàng hóa làm cho nợ xấu ngân hàng tăng cao. Sau đó nhờ những chính sách kịp thời của NHNN và chính phủ, đặc biệt là tái cơ cấu lại hệ thống NHTM và thành lập VAMC để xử lý nợ xấu, bên cạnh đó là các chính sách kinh tế được ban hành để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ nền kinh tế trong thời kỳ khó khăn đã khắc phục được những tồn tại đang xảy ra. Lạm phát có tác động tiêu cực không chỉ là nền kinh tế mà còn cả với hiệu quả kinh doanh của NHTM, khi lạm phát tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm khả năng thu nợ. Đối với ngân hàng lạm phát làm tăng lãi suất cho vay làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn, áp lực trả nợ tăng lên và gây ra nợ xấu cao hơn, khi đó ngân hàng phải trích lập dự phịng nhiều hơn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương này, luận văn đã khái quát về tình hình và tiến trình tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đánh giá được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thông qua các phương diện về quy mơ, huy động vốn, tín dụng, lợi nhuận và khả năng sinh lời. Từ đó đã nhận diện được những ưu điểm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như những hạn chế và nguyên nhân. Những kết quả chương này là định hướng cho những nội dung và kết quả nghiên cứu chương 4.

CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

4.1.1. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được nhập vào file Excel và được hiệu chỉnh, mã hóa trên file này. Bước tiếp theo là nghiên cứu tiến hành làm sạch dữ liệu nhằm phát hiện các sai sót, các ơ trống thiếu thông tin, sai thơng tin và tiến hành hồn thiện ma trận dữ liệu. Sau đó, luận văn sử dụng phần mềm Stata 13 để tính tốn và xử lý dữ liệu theo mơ hình. Mẫu dữ liệu là 27 NHTM có quy mô lớn và nổi trội trong hệ thống các NHTM Việt Nam và đa phần đáp ứng số liệu cho việc thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn từ 2010 đến năm 2017.

Dữ liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm tốn và báo cáo thường niên qua các năm của các NHTM. Từ đây, tác giả tiến hành lựa chọn các ngân hàng có đầy đủ báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Ngồi ra dữ liệu cịn được thu thập từ World Bank, Ngân hàng nhà nước, Tổng cục thống kê, Bộ tài chính… Dữ liệu được so sánh và đối chiếu với nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo độ tin cậy, chính xác.

4.1.2. Mơ hình nghiên cứu

Mơ hình được dựa trên các nghiên cứu tham khảo trên thế giới như Phạm Hữu Hồng Thái (2013); Petria và cộng sự (2015); Ali và cộng sự (2011). Các biến độc lập được xây dựng trên nền tảng các nghiên cứu trong nước và quốc tế như: Trujillo-Ponce (2013), Petria và cộng sự (2015), Alper và Anbar (2011), Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016). Biến độc lập được chia làm 2 loại gồm là biến đặc điểm ngân hàng cụ thể và biến chỉ số kinh tế vĩ mô. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng (Panels Data) với 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2017. Sau đó, tác giả lựa chọn các mơ hình FEM và REM. Tiếp theo, tác giả kiểm định các khuyết tật và sử dụng mơ hình hồi quy FGLS để khắc phục khuyết tật và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm của đề tài cụ thể như sau:

f(ROA, ROE, NIM)= β0+ β1SIZE + β2LTA + β3NPL + β4DIV + β5DLR + β6TCR + β7 GDP + β8CPI + ui

4.1.3. Đo lƣờng biến nghiên cứu 4.1.3.1. Biến phụ thuộc

Đo lường hiệu quả kinh doanh của các NHTM dựa trên các chỉ số cơ bản như: ROA, ROE (Alper và Anbar, 2011; Trujillo-Ponce, 2013; Petria và cộng sự, 2015). Bên cạnh đó NIM cũng là chỉ số cũng thường được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sinh lời của các NHTM (Dietricha và Wanzenried, 2010).

4.1.3.2. Biến độc lập

Quy mô ngân hàng (SIZE): trong hầu hết các tài liệu tài chính, tổng giá trị

tài sản tài sản trên báo cáo tài chính được sử dụng đại diện cho quy mô của ngân hàng. Biến SIZE đo lường bằng lôgarit tự nhiên của tổng tài sản. Biến này được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại (Smirlock, 1985; Shingjergji và Hyseni, 2015).

Chất lƣợng tài sản: đo lường bằng tỷ lệ dư nợ/tài sản (LTA), tỷ lệ nợ xấu

(NPL). Tỷ lệ dư nợ/ tài sản (LTA) đo lường nguồn thu nhập của ngân hàng và nó dự kiến sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận nếu ngân hàng khơng kiểm sốt được mức độ rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ đo lường chất lượng tài sản và phản ánh những thay đổi trong danh mục cho vay của ngân hàng và tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng (Aydogan, 1990; Petria và cộng sự, 2015; Shingjergji và Hyseni , 2015).

Đa dạng hóa hoạt động (DIV): Tỷ lệ thu nhập phi lãi suất (NII) được sử

dụng đo lường cơ cấu thu nhập chi phí. Thu nhập phi lãi suất bao gồm thu nhập được tạo ra từ thu lệ phí và tiền hoa hồng thu nhập / chi phí, thu nhập chia cổ tức, lãi /lỗ từ giao dịch và thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh (Dietricha và Wanzenried, 2010; Alper và Anbar, 2011; Petria và cộng sự, 2015; Shingjergji và Hyseni, 2015).

Tỷ lệ vốn huy động (DLR): Tiền gửi là nguồn ngân quỹ chính của các ngân

khoản vay, cao hơn lãi suất lợi nhuận và lợi nhuận. Do đó tiền gửi đã tích cực tác động vào lợi nhuận của các ngân hàng (Alper và Anbar, 2011; Trujillo-Ponce, 2013; Petria và cộng sự, 2015; Ngô Phương Khanh, 2013).

Tỷ lệ chi phí/doanh thu (TCR): hiệu quả quản lý chi phí hoạt động cũng có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)