1..4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tinh thần lập nghiệp
2.1.2.2. Lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết:
Lý thuyết phân loại lập nghiệp theo nhiều cách khác nhau, gắn liền với những nghiên cứu nhất định. Theo đó, lập nghiệp có thể phân chia thành sáng kiến và bắt chước (Schumpeter, 1934), lập nghiệp hữu ích và khơng hữu ích (Baumol, 1990, Minniti, 2008); người lập nghiệp có khát vọng và không khát vọng (Autio và Acs, 2010); lập nghiệp định hướng tăng trưởng cao (Shane, 2009); và lập nghiệp chính thức và phi chính thức (Dau và Cuervo-Cazurra, 2014).
Cách phân loại được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu gần đây bắt nguồn từ các nghiên cứu quan trọng của Krueger Jr và Brazeal (1994), Shane và cộng sự (1991) và đặc biệt là Reynolds và cộng sự (2003) cho rằng các nhà lập nghiệp (entrepreneurs) có thể có động cơ lập nghiệp khác nhau, chủ động hoặc bị động để lập nghiệp. Ông phân biệt thành hai loại hình lập nghiệp dựa trên động cơ. Đầu tiên là lập nghiệp cơ hội (opportunity-driven entrepreneurs), gồm những người có thể tìm thấy cơ hội trên thị trường hoặc họ mong muốn tăng thêm tính độc lập trong cơng việc của mình hoặc cải thiện thu nhập. Những người này tìm thấy các cơ hội tốt trên thị trường cùng với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình để phát triển những cơ hội đó, và sẵn lịng đầu tư. Loại thứ hai là lập nghiệp cần thiết (necessity-driven entrepreneurs), ngược lại với loại hình lập nghiệp cơ hội, hình thức này bao gồm những người khơng có sự lựa chọn về việc làm (là những người mất việc hoặc khơng tìm được công việc nào trên thị trường) và cần phải có nguồn thu nhập, và họ đang cố gắng để đảm bảo thu nhập của mình bằng cách thành lập một doanh nghiệp. Mặc dù cả 2 loại lập nghiệp này liên quan đến tinh thần lập nghiệp mới, tác động của 2 loại lập nghiệp này lên tăng trưởng và phát triển kinh tế rõ ràng là có khác biệt. Trong phân tích thực nghiệm dựa trên dữ liệu GEM, Reynolds và cộng sự (2003) tìm thấy bằng chứng rằng 2 loại lập nghiệp là khác nhau một cách hệ thống về (1) kỳ vọng tạo ra công việc, (2) dự báo về các kỳ vọng xuất khẩu ra nước ngoài, (3) dự định tái tạo hoạt động kinh doanh hiện hành với việc tạo ra thị trường mới, và (4) thị phần trong các khu vực kinh doanh khác nhau. Tương
tự, Acs và Varga (2005) chỉ ra rằng tác động lên tăng trưởng và phát triển kinh tế của 2 loại lập nghiệp này thay đổi rất rộng khi mà lập nghiệp cần thiết không tác động lên phát triển kinh tế và lập nghiệp cơ hội có tác động tích cực và đáng kể.
Những nghiên cứu khác cũng xem xét cách phân loại này giữa lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết. Jaén và cộng sự (2013) phân tích mối quan hệ giữa lập nghiệp cần thiết và bối cảnh kinh tế của một quốc gia. Cụ thể các tác giả này chỉ ra rằng khi kinh tế tốt hơn, cơ hội việc làm tăng và hệ quả là nhu cầu tạo ra doanh nghiệp mới giảm xuống; nhưng bối cảnh là đối lập với trường hợp của lập nghiệp cơ hội. Theo cùng cách đó, McMullen và cộng sự (2008) sử dụng cách phân loại này để chỉ ra rằng thể chế có ảnh hưởng lên một trong 2 loại lập nghiệp này. Cuối cùng, Wennekers và cộng sự (2005) kết luận rằng trong khi lập nghiệp cơ hội có mối tương quan dương với tỷ lệ GDP bình quân đầu người và khả năng sáng tạo của quốc gia thì lập nghiệp cần thiết có tương quan âm với 2 nhân tố trên.
Thay vì đánh giá lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết một cách riêng biệt, những nghiên cứu khác phân tích chúng một cách đồng thời. Acs và cộng sự (2008) kết luận rằng tầm quan trọng của lập nghiệp cơ hội càng lớn so với lập nghiệp cần thiết thì thu nhập GDP bình quân đầu người và các chỉ số khác (ví dụ tỷ lệ phần trăm xuất khẩu trên GDP, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, hay chi tiêu cho giáo dục) sẽ càng lớn. Những chỉ số này đặc trưng cho hầu hết các nước phát triển, điều này cho phép kết luận rằng tỷ lệ tương đối giữa lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết có thể là một chỉ số tốt cho sự phát triển sản xuất và kinh tế của một quốc gia. Liñán và cộng sự (2013) ủng hộ quan điểm đó khi phát hiện một mối tương quan dương giữa tỷ số lập nghiệp cơ hội trên lập nghiệp cần thiết với GDP bình qn đầu người. Tóm lại, dân số càng tham gia nhiều vào lập nghiệp cơ hội (thường thì với chất lượng cao hơn) thay vì lập nghiệp cần thiết (chủ yếu là tự kinh doanh), thì mức độ phát triển kinh tế của quốc gia sẽ càng cao.
Việc xem xét lý thuyết về phân loại lập nghiệp như ở trên có hàm ý cho nghiên cứu này. Cụ thể, khi so sánh những khác biệt trong mức độ lập nghiệp giữa các vùng địa lý, điều quan trọng là nên chia tách 2 thành phần của lập nghiệp (lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết), vì điều này sẽ cho thấy bản chất của các hoạt động này, đặc biệt là lập nghiệp cơ hội vốn được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn. Với mục tiêu nghiên cứu ở các thị trường mới nổi, nghiên cứu này sẽ chia tách phân tích đối với từng loại lập nghiệp cũng như xem xét các mối quan hệ đó trên mức độ lập nghiệp tổng thể.