1..4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tinh thần lập nghiệp
2.1.4.1. Hiệu ứng lan tỏa tích cực:
Tác động lan tỏa tích cực của FDI lên tinh thần lập nghiệp tại quốc gia sở tại được thể hiện thông qua sự lan truyền về công nghệ mới và tri thức (kỹ năng điều hành), về việc kiến tạo các thị trường mới và hình thành các hoạt động phụ trợ, về khả năng truy cập các nguồn lực quan trọng hoặc thậm chí là các hỗ trợ tài chính do các cơng ty nước ngồi cung cấp.
Đầu tiên, đầu tư nước ngoài sẽ giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới vào quốc gia sở tại, tạo ra lực cầu cho các sản phẩm này. Javorcik (2004) cho rằng sự lan tỏa tích cực này có nhiều hàm ý. Thứ nhất, sản phẩm mới sẽ dẫn đến sự hình thành các thị trường mới cũng như các cơ hội lập nghiệp (hiệu ứng chiều ngang – horizontal effect). Hệ quả
là các công ty nội địa có thể tạo ra các sản phẩm tương tự bằng việc sao chép từ các đối thủ cạnh tranh nước ngồi. Thứ hai, các cơng ty mới có thể tìm kiếm và tận dụng các cơ hội bị bỏ qua trong các lĩnh vực chưa được khai thác bởi các cơng ty nước ngồi. Thứ ba, các cơng ty mới có thể học hỏi từ kinh nghiệm của các cơng ty nước ngồi trong cách thức làm hài lòng khách hàng - thông qua việc giới thiệu các sản phẩm thay thế hấp dẫn hơn, nhờ khả năng hiểu biết về đặc thù văn hóa của khách hàng (hiệu ứng chứng minh – desmonstration effect)(Pitelis, 2010).
Tiếp theo, vai trò lan tỏa tri thức của FDI sẽ là cung cấp các kỹ năng quản lý cho các công ty tại nước sở tại. Sự lan tỏa ở đây có thể xảy ra trực tiếp thơng qua tính năng động của thị trường tuyển dụng giám đốc và thị trường tuyển dụng người lao động cấp thấp hơn. Cụ thể, người lao động được tuyển dụng vào các cơng ty nước ngồi có thể quay trở lại làm việc trong các công ty nội địa (Fu, 2012). Thêm vào đó, FDI giúp hỗ trợ cả đầu ra và đầu vào thương mại, qua đó thúc đẩy tính cạnh tranh xuất khẩu và năng suất cạnh tranh nhập khẩu (Christiansen và Ogutcu, 2002). FDI cũng mang đến các ngoại tác về mặt kỹ thuật và thông tin (Meyer, 2004) và cho phép truy cập đến các nguồn lực tài chính (De Maeseneire và cộng sự, 2012). Cuối cùng, FDI có thể giúp các cơng ty mới mở rộng hoạt động kinh doanh bằng các hoạt động phụ trợ hoặc bằng cách phát triển mối quan hệ cộng tác trong các hoạt động khác (hiệu ứng chiều dọc – vertical effect).
Nhiều bằng chứng thực nghiệm đến nay xác nhận sự hiện diện của hiệu ứng lan tỏa tích cực. Nghiên cứu cấp độ chuyên biệt quốc gia, Görg và Strobl (2002) tìm thấy một mối quan hệ dương giữa FDI và sự gia nhập thị trường của các công ty mới ở Ireland. Barbosa và Eiriz (2009) cũng ghi nhận một mối quan hệ thoạt đầu dương về tổng thể giữa FDI và tinh thần lập nghiệp trong ngành sản xuất và dịch vụ tại Bồ Đào Nha giai đoạn 1986-2000. Ayyagari và Kosová (2010) tìm thấy bằng chứng về cả hiệu ứng lan tỏa chiều ngang và chiều dọc của mối quan hệ FDI và lập nghiệp tại nền kinh tế chuyển giao Cộng hòa Séc với mức độ hiệu ứng chiều dọc mạnh hơn hiệu ứng chiều ngang. Ở
cấp độ tập hợp các quốc gia, Doytch (2012) phát hiện FDI tác động tích cực lên tinh thần lập nghiệp chỉ trong nhóm các nước có thu nhập trung bình. Kim và Li (2014), xem xét dữ liệu tại 104 quốc gia và kết quả cho thấy có một mối quan hệ đồng biến giữa FDI và mức độ tạo lập cơng ty ở những vùng có sự hỗ trợ thể chế yếu, tức là FDI có vai trị tích cực đối với lập nghiệp, đặc biệt trong những quốc gia ít phát triển mà thiếu sự hỗ trợ thể chế, ổn định chính trị và chất lượng nguồn nhân lực. Albulescu và cộng sự (2014) phát hiện dòng vốn FDI chảy vào khu vực các quốc gia Châu Âu có tác động tích cực đối với tinh thần lập nghiệp cơ hội ở đây.