Mối quan hệ giữa FDI và tinh thần lập nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi (Trang 31 - 34)

1..4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tinh thần lập nghiệp

2.1.3. Mối quan hệ giữa FDI và tinh thần lập nghiệp:

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tinh thần lập nghiệp được hưởng lợi từ sự hiện diện của FDI theo 3 cách chính. Thứ nhất, ở những quốc gia chưa phát triển và đang phát triển, các nguồn tài chính này sẽ giúp bù đắp cho rủi ro về thiếu hụt vốn tài trợ cho các ý tưởng đổi mới, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài (theo đuổi những lợi ích lớn hơn) sẽ chấp nhận rủi ro nhiều hơn (White và Fan, 2006). Thứ hai, Alfaro và cộng sự (2009) đã chỉ ra rằng hoạt động kinh tế và lập nghiệp phát triển mạnh ở những nơi có có đầu tư tài chính quốc tế vào những ngành phụ thuộc nhiều về đầu tư tài chính nước ngồi. Thứ ba, được gọi là hiệu ứng lan tỏa (mà lập luận của nghiên cứu này sẽ dựa vào, và sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần sau), đã được xác định bởi một số nhà nghiên cứu (Acs và cộng sự 2009, Ayyagari và Kosová, 2010, Görg và Strobl, 2002). Nghiên cứu của các tác giả cho thấy FDI có hiệu ứng ngoại tác kích thích sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong cùng một ngành (lan tỏa theo chiều ngang) và liên ngành trong cùng một chuỗi sản xuất (lan truyền theo chiều dọc).

Nhánh nghiên cứu thứ hai cho rằng FDI có thể khiến những người lập nghiệp từ bỏ và rời khỏi ngành. Một số nghiên cứu (Konings, 2001, Aitken và Harrison, 1999) kết luận rằng tác động tích cực của FDI là nhỏ và ít lợi ích đối với các doanh nghiệp có sự phụ thuộc và đầu tư nước ngoài cao nhất. Barbosa và Eiriz (2009) xem xét ảnh hưởng của dòng vốn FDI đi vào đối với tinh thần lập nghiệp trong nước cho giai đoạn 1986-2000

tại Bồ đào nha, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng của các ngành sản xuất và dịch vụ, và cho thấy rằng tác động của các cơng ty nước ngồi đối với sự gia nhập của các công ty mới trong nước vào thị trường phụ thuộc vào số lượng và quy mô của các công ty nước ngồi. Ơng cho rằng ảnh hưởng ban đầu của FDI nhìn chung là tích cực, nhưng tác động biên của các khoản đầu tư bổ sung dường như tiêu cực. Mối tương quan âm cũng được tìm thấy bởi De Backer và Sleuwaegen (2003), người nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và lập nghiệp giữa các ngành sản xuất tại Bỉ trong giai đoạn từ năm 1990 đến 1995, tác giả cho thấy rằng sự hiện diện của FDI làm nản lòng những người lập nghiệp tiềm năng trong việc thành lập doanh nghiệp và đẩy nhanh sự sụp đổ của các doanh nghiệp hiện có. Tuy nhiên, kết quả có thể ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí hữu ích nếu các cơng ty trong và ngồi nước có thể học hỏi từ kinh nghiệm(hiệu ứng cạnh tranh).

Ayyagari và Kosová (2010) xem xét ảnh hưởng của FDI đến hoạt động khởi tạo và quy mô của các doanh nghiệp trong nước trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2000 tại 245 ngành cơng nghiệp ở Cộng hịa Séc, kết quả cho thấy sự hiện diện của FDI có thể có hai ảnh hưởng trái ngược nhau đối với sự gia nhập của các doanh nghiệp trong nước. Một mặt, các cơng ty nước ngồi có thể gây trở ngại cho việc gia nhập và do đó ngăn cản việc khởi tạo mới các cơng ty trong nước. Mặt khác, các cơng ty nước ngồi có thể tạo ra những hiệu ứng lan tỏa tích cực thơng qua việc tạo cơ hội kinh doanh mới cho các nhà lập nghiệp trong nước (tạo cầu), do đó khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia vào các ngành. Ông cung cấp bằng chứng về cả hiệu ứng lan tỏa chiều ngang và chiều dọc của mối quan hệ FDI và lập nghiệp với mức độ hiệu ứng chiều dọc mạnh hơn hiệu ứng chiều ngang. Bên cạnh đó, xuất xứ của nước cung cấp nguồn vốn FDI cũng ảnh hưởng đến mức độ lan tỏa, cụ thể như dòng vốn FDI từ các nước Châu âu thường tác động lan tỏa theo chiều dọc.

Görg và Strobl (2002) xem xét ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia đến hoạt động khởi tạo doanh nghiệp ở quốc gia tiếp nhận trong các ngành sản xuất ở Ireland trong

giai đoạn từ năm 1974 - 1995, kết quả tìm thấy một mối quan hệ dương giữa FDI và sự gia nhập thị trường của các công ty mới thông qua việc tạo ra mối liên kết giữa các công ty đa quốc gia với các nhà cung cấp bản địa. Lee và cộng sự (2014) xem xét ảnh hưởng của FDI đối với tinh thần lập nghiệp tại Hàn quốc thông qua bộ dữ liệu gồm 44.434 công ty mới thành lập tại 234 khu vực trong giai đoạn 2000-2004, kết quả cho thấy dòng vốn FDI ảnh hưởng đến quyết định lập nghiệp ở quốc gia tiếp nhận và hiệu ứng lan tỏa của FDI đến việc khởi tạo doanh nghiệp là một hiện tượng cục bộ (localized phenomenon)

Nghiên cứu ở cấp độ một tập hợp các quốc gia, Doytch (2012) xem xét ảnh hưởng của FDI vào mức độ lập nghiệp ở nước sở tại, thông qua tỷ lệ các cơng ty mới ở trong nước được đăng ký. Ơng sử dụng mẫu của 80 quốc gia và dữ liệu trong 5 năm (2004-2008), kết quả cho thấy rằng FDI chỉ ảnh hưởng tích cực đến tinh thần lập nghiệp ở nhóm nước có thu nhập trung bình. Danakol và cộng sự (2016) xem xét ảnh hưởng của FDI đến tinh thần lập nghiệp tại 70 nền kinh tế phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 2000-2009, kết quả cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa FDI và lập nghiệp doanh nghiệp trong nước nói chung và trong ngành cơng nghiệp nói riêng. Ơng cho rằng mặc dù các cơng ty nước ngồi có thể đem lại lợi thế cho sự phát triển của các doanh nghiệp mới trong nước, nhưng các chính sách của chính phủ cũng nên xem xét những tác động tiêu cực của dòng vốn FDI đối với tinh thần lập nghiệp.

Bên cạnh đó, khác với các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa FDI và tinh thần lập nghiệp chủ yếu dựa trên dòng vốn FDI đi vào và tinh thần lập nghiệp tổng thể, Albulescu và cộng sự (2014) đã mở rộng nghiên cứu sâu hơn về tác động của FDI đến tinh thần lập nghiệp ở 16 nước châu Âu trên cơ sở xem xét cả vai trò của cả dòng vốn FDI đi ra và dòng vốn FDI đi vào đến tinh thần lập nghiệp dựa trên động cơ gồm lập nghiệp cần thiết và lập nghiệp cơ hội. Với dữ liệu về tinh thần lập nghiệp được cung cấp từ GEM trong giai đoạn 2005-2011, kết quả cho thấy tác động của dòng vốn FDI đi vào đối với tinh thần lập nghiệp tổng thể là tương đối yếu. Tuy nhiên, khi tách biệt

giữa lập nghiệp cần thiết và cơ hội, những phát hiện đã trở nên thuyết phục hơn. Cụ thể, dòng vốn FDI đi vào có tác động tích cực đến lập nghiệp cơ hội, trong khi dịng vốn FDI đi ra ảnh hưởng tích cực đến các lập nghiệp cần thiết và ảnh hưởng tiêu cực đến lập nghiệp cơ hội. Các kết quả liên quan đến tác động của FDI đối với lập nghiệp cơ hội là mạnh mẽ hơn trong việc mở rộng dữ liệu bảng và các biến kiểm soát. Hiệu ứng tạo cầu là rất quan trọng đối với loại hình lập nghiệp cơ hội và là kết quả quan trọng nhất của nghiên cứu này. Đồng thời phát hiện của ông cho thấy lập nghiệp cơ hội gắn với các nền kinh tế phát triển và đổi mới hơn, trong khi lập nghiệp cần thiết thì gắn liền với các nền kinh tế vận hành hiệu quả của châu Âu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)