Kết quả theo dõi sức khỏe và sinh trưởng của cá ngựa đen

Một phần của tài liệu Theo dõi tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá ngựa đen (hippocampus kuda bleeker,1852) nhập từ nha trang ra nuôi trên bể qua hệ thống lọc tuần hoàn tại cát bà – hải phòng (Trang 50 - 54)

L ỜI CẢM ƠN

3.2.1. Kết quả theo dõi sức khỏe và sinh trưởng của cá ngựa đen

Ở Việt Nam, từ lâu, cá ngựa đã được khai thác và sử dụng trong đông y như một loại dược liệu quý. Những năm gần đây, nghề nuôi cá ngựa cũng đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao và ngày càng được mở rộng. Các quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cũng đã từng bước hoàn thiện.

Tuy nhiên, nghề nuôi cá ngựa ở nước ta vẫn chưa phổ biến rộng rãi vì gặp khó khăn về nguồn thức ăn, nguồn nước không ổn định và không đảm bảo về chất lượng. Nếu nguồn nước ổn định về chất lượng và không phải thay nước trong quá trình nuôi sẽ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm công chăm sóc quản lý đồng thời gia tăng tỷ lệ sống của cá.

Tiến hành nuôi cá ngựa đen Hippocampus kuda kích thước từ 52,6±1,02 (mm); 0,416±0,0207 (g) trong 61 ngày trên 3 hệ thống bể lọc sinh học hoàn lưu và 3 bể là hệ thống nuôi không tái sử dụng nước theo quy trình ương nuôi hở (đối chứng). Sau 2 tháng nuôi với mật độ 100 con/m3, cá khoẻ mạnh, không có những biểu hiện bệnh lý trong quá trình nuôi, cá sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống sau khi kết thúc thí nghiệm nuôi trên hệ thống bể lọc sinh học hoàn lưu đạt trung bình 82,97%.

Hình 3.4. Sinh trưởng chiều dài cá ngựaHippocampus kuda khi nuôi trong hệ thống thay nước và lọc tuần hoàn

Bảng 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài (mm) của cá ngựa đen (Hippocampus kuda) trong các bể nuôi với độ tin cậy 95%.

Các loại bể Đợt thu

mẫu THAY NƯỚC1 THAY NƯỚC2 THAY NƯỚC3 LỌC TUẦN HOÀN1 LỌC TUẦN HOÀN2 LỌC TUẦN HOÀN3

4/7/2010 53,5±0,74a 52,6±1,02a 52,8±0,99a 54,4±0,86a 53,1±0,97a 53,8±0,94a 18/7/2010 68,3±0,87b 66,2±0,99ab 65,6±1,06ab 66,7±0,89ab 64,6±1,03a 65,1±1,07a 01/8/2010 77,7±0,77a 77,0±1,24a 74,5±1,21a 77,3±1,28a 74,2±1,45a 75,0±1,06a 15/8/2010 83,0±0,9b 80,0±0,79ab 79,5±0,73a 83,0±0,94b 82,7±0,94b 82,7±1,55b 29/8/2010 84,6±0,97a 80,4±1,34a 80,5±1,39a 84,9±1,05a 83,0±0,61a 83,0±0,6a

Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

Bảng 3.5. Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài của cá ngựa đen (Hippocampus kuda) trong các bể nuôi SGRL(%/ngày).

Các loại bể Đợt thu

mẫu THAY NƯỚC1 THAY NƯỚC2 THAY NƯỚC3 LỌC TUẦN HOÀN1 LỌC TUẦN HOÀN2 LỌC TUẦN HOÀN3

18/7/2010 0,98±0,075 0,91±0,075 0,851±0,1 0,82±0,081 0,79±0,090 0,78±0,091

01/8/2010 0,63±0,074 0,72±0,101 0,59±0,111 0,73±0,081 0,64±0,114 0,73±0,091

15/8/2010 0,36±0,069 0,22±0,110 0,34±0,092 0,38±0,106 0,61±0,119 0,51±0,092

29/8/2010 0,1±0,062 0,02±0,110 0,07±0,098 0,12±0,079 0,03±0,078 0,02±0,104

tb 0,52 0,47 0,46 0,51 0,52 0,51

Qua các đợt thu thập số liệu thể hiện trên bảng 3.4 và 3.5 cho thấy, cá nuôi tại bể lọc tuần hoàn 1 có chiều dài trung bình và tốc độ tăng trưởng về chiều dài lớn nhất (84,9 mm và tăng trưởng 0,52%/ngày). Cá nuôi tại bể thay nước 2 có chiều dài trung bình và tốc độ tăng trưởng thấp nhất ((80,4 mm và tăng trưởng 0,46%/ngày). Tuy nhiên, xét về mặt thống kê, không có sự sai khác sinh trưởng về chiều dài giữa các bể nuôi lọc tuần hoàn và bể thay nước, tốc độ tăng trưởng không chênh lệnh nhiều giữa các bể thí nghiệm.

Xét riêng giữa các bể thí nghiệm tại 2 nghiệm thức lọc tuần hoàn và thay nước, kết quảđạt tương tự . Cá nuôi tại bể thay nước 1 cho sinh trưởng về chiều dài và tốc độ tăng trưởng cao nhất (84,6 mm và tăng trưởng 0,52%/ngày). Cá nuôi tại bể thay nước 3 cho sinh trưởng về chiều dài thấp hơn (80,5 mm và tăng trưởng 0,46%/ngày) và cá nuôi tại bể thay nước 2 cho sinh trưởng về chiều dài thấp nhất (80,4 mm và tăng trưởng 0,47%/ngày) nhưng không có sự sai khác về mặt thống kê giữa các bể thí nghiệm nuôi cá theo phương thức thay nước.

Cá nuôi tại bể lọc tuần hoàn 1 cho sinh trưởng về chiều dài và tốc độ tăng trưởng cao nhất (84,9 mm và tăng trưởng 0,51%/ngày). Cá nuôi tại bể lọc tuần hoàn 2 và 3 cho sinh trưởng về chiều dài thấp hơn (83,0 mm và tăng trưởng 0,51, 0,52%/ngày) nhưng không có sự sai khác về mặt thống kê giữa các bể thí nghiệm nuôi cá theo phương thức lọc tuần hoàn.

Cá nuôi tại bể lọc tuần hoàn 1 có khối lượng trung bình lớn nhất (1,806g). Cá nuôi tại bể thay nước 2 có khối lượng trung bình thấp nhất (1,668g). Tuy nhiên, xét về mặt thống kê, không có sự sai khác sinh trưởng về khối lượng giữa cá tại các bể nuôi lọc tuần hoàn và thay nước.

Xét riêng giữa các bể thí nghiệm tại 2 nghiệm thức lọc tuần hoàn và thay nước, kết quả đạt tương tự. Cá nuôi tại bể thay nước 1 cho sinh trưởng về khối lượng cao nhất (1,768g). Cá nuôi tại bể thay nước 3 cho sinh trưởng về khối lượng thấp hơn (1,681) và cá nuôi tại bể thay nước 2 cho sinh trưởng về khối lượng thấp nhất (1,668g) nhưng không có sự sai khác về mặt thống kê giữa các bể thí nghiệm nuôi cá theo phương thức thay nước. Kết quả các đợt thu thập số liệu thể hiện trên bảng 3.6.

Bảng 3.6. Sinh trưởng về khối lượng của cá ngựa khi nuôi trong trong các bể nuôi (g).

Các loại bể lọc Đợt thu

mẫu THAY NƯỚC1 THAY NƯỚC2 THAY NƯỚC3 LỌC TUẦN HOÀN1 LỌC TUẦN HOÀN2 LỌC TUẦN HOÀN3

4/7/2010 0,477±0,0211a 0,416±0,0207a 0,426±0,0216a 0,472±0,0212a 0,443±0,0228a 0,45±0,0213a 18/7/2010 0,919±0,0345ab 0,865±0,0394ab 0,858±0,0382ab 0,95±0,0298b 0,83±0,0329a 0,853±0,0386ab 01/8/2010 1,345±0,0376ab 1,342±0,0550ab 1,232±0,0438a 1,378±0,0567b 1,207±0,0365a 1,267±0,0435ab 15/8/2010 1,632±0,0360a 1,522±0,0463a 1,516±0,0404a 1,656±0,0451a 1,59±0,0482a 1,603±0,0501a 29/8/2010 1,768±0,0360a 1,668±0,0339a 1,681±0,0668a 1,806±0,0451a 1,69±0,0627a 1,737±0,0399a

Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

Cá nuôi tại bể lọc tuần hoàn 1 cho sinh trưởng về khối lượng cao nhất (1,806g). Cá nuôi tại bể lọc tuần hoàn 2 và 3 cho sinh trưởng về khối lượng thấp hơn (1,737g và 1,69g) nhưng không có sự sai khác về mặt thống kê giữa các bể thí nghiệm nuôi cá theo phương thức lọc tuần hoàn.

Kết quả trên được thể hiện trên hình 26, sinh trưởng về khối lượng của cá tăng theo thời gian nuôi, giai đoạn cuối sinh trưỏng của cá bị chậm lại do ảnh hưởng của thời tiết (nhiệt độ giảm, mưa nhiều) dẫn đến cá kém ăn. Đồng thời, khi cá càng lớn, nhu cầu thức ăn tăng, lượng thức ăn cung cấp cho các bể thí nghiệm tăng dẫn đến lượng chất thải của cá ngựa cũng tăng. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng của các bể nuôi đặc biệt là các bể nuôi thay nước. Cá có triệu chứng lười hoạt động và bơi để bắt mồi mà thường bám vào dây treo làm giá thể. Siphon đã được tiến hành 2 lần/ngày, mỗi lần thay 50% lượng nước trong bể để loại bỏ toàn bộ chất thải lắng đọng dưới đáy bể. Nước biển sạch cũng được cấp lại vào bể ngay sau khi siphon.

Hình 3.5. Sinh trưởng về khối lượng của cá ngựa đen Hippocampus kuda khi nuôi trong hệ thống thay nước và lọc tuần hoàn

Một phần của tài liệu Theo dõi tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá ngựa đen (hippocampus kuda bleeker,1852) nhập từ nha trang ra nuôi trên bể qua hệ thống lọc tuần hoàn tại cát bà – hải phòng (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)