Các thông số dinh dưỡng khoáng

Một phần của tài liệu Theo dõi tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá ngựa đen (hippocampus kuda bleeker,1852) nhập từ nha trang ra nuôi trên bể qua hệ thống lọc tuần hoàn tại cát bà – hải phòng (Trang 45 - 48)

L ỜI CẢM ƠN

3.1.2Các thông số dinh dưỡng khoáng

Các chất dinh dưỡng khoáng hòa tan ammonia, nitrat, nitrit và phốt phát là các thông số rất quan trọng khi theo dõi chất lượng nước cho NTTS. Chúng được sinh ra trực tiếp từ sự vô cơ hóa các hợp chất hữu cơ là thức ăn thừa hoặc sản phẩm bài tiết của sinh vật trong quá trình sinh trưởng. Hàm lượng các thông số này quyết định tới chất lượng nước của hệ thống bể nuôi. Hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng ở các lần thu mẫu được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả quan trắc các thông sốdinh dưỡng khoáng

N-NH4+ (mg/l) N-NO2- (mg/l) N-NO3- (mg/l) P-PO43- (mg/l)

Đợt thu

mẫu Ngày

Thải Lọc Thải Lọc Thải Lọc Thải Lọc

1 3/7/2010 0,25 0,18 0,13 0,09 2,43 2,70 0,12 0,14 2 13/7/2010 0,28 0,20 0,17 0,15 2,85 3,18 0,15 0,17 3 23/7/2010 0,30 0,26 0,25 0,18 3,37 3,49 0,23 0,26 4 2/8/2010 0,33 0,30 0,22 0,12 4,04 4,57 0,26 0,28 5 12/8/2010 0,40 0,29 0,20 0,15 4,58 4,69 0,28 0,31 6 22/8/2010 0,47 0,27 0,28 0,24 5,00 5,33 0,31 0,33 7 1/9/2010 0,42 0,29 0,32 0,29 5,59 6,04 0,32 0,34 max 0,47 0,30 0,32 0,29 5,59 6,04 0,32 0,34 min 0,25 0,18 0,13 0,09 2,43 2,70 0,12 0,14 Giá trị tb 0,35 ±0,081 0,26±0,047 0,22±0,065 0,17±0,069 3,98±1,158 4,29±1,210 0,24±0,077 0,26±0,078 Giới hạn cho phép 0,5 0,5 100 1,0

Ammonia trong nước tồn tại ở 2 dạng là NH3 gọi là ammonia không ion hóa và dạng NH4+ gọi là dạng ion hóa. NH3 là chất độc với thủy sinh vật, nó có tính độc cao gấp 300-400 lần so với NH4+, trong khi đó NH4+ được tảo hấp thụ (Nguyễn Đình Trung, 2004). Ở điều kiện pH = 10, t0C = 32 thì 90,58% NH4+ chuyển thành NH3.

Giá trị ammonia NH4+ qua bảng 3.2 cho thấy theo thời gian nuôi, hàm lượng NH4+ thải ra nhiều hơn do lượng thức ăn cung cấp cho các bể nuôi dư thừa tích tụ dần. Tuy nhiên sự tăng này giữa các lần thu mẫu là không đáng kể. Hàm lượng NH4+ dao động từ 0,18-0,47 mg/l. Hàm lượng này vẫn đảm bảo dưới mức cho phép (< 0,5 mg/l) theo tiêu chuẩn của LSH. Ở tất cả các lần thu mẫu hàm lượng NH4+ có sự chênh lệch giữa nước thải và nước lọc, hàm lượng NH4+ trong nước thải luôn cao hơn nước lọc, điều này chứng tỏ hiệu quả của hệ LSH đã chuyển hóa NH4+ trong nước thải thành NO2-.

Ammonia NH4+ chuyển sang nitrit NO2- dưới tác dụng của vi khuẩn cố định nitrir (nitrosomonas) với sự có mặt của ôxy. Khi NO2- được cá hấp thu nó kết hợp với hemoglobin thành methemoglobin, chất này không có khả năng kết hợp với ôxy. Máu chứa nhiều methemoglobin có màu nâu nên được gọi là bệnh máu nâu [20].

Trong thời gian tiến hành thí nghiệm, hàm lượng NO2- tại bể nuôi vẫn được kiểm soát, dao động trong khoảng 0,09-0,32mg/l nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn LSH (< 0,5mg/l).

Hàm lượng NO2- trong nước thải cao hơn nước lọc đã chứng tỏ sự chuyển hóa tốt NO2- thành NO3-, điều này là do sự hoạt động hiệu quả của vi sinh vật trong hệ thống LSH.

Ion NO2- không bền dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrobacter với sự có mặt của ôxy, chúng bị ôxy hóa tạo thành nitrat NO3-. Nitrat NO3- là sản phẩm cuối cùng của sự vô cơ hóa các hợp chất hữu cơ chứa nitơ và nó không gây độc với thủy sinh vật [20].

Nitrat trong hệ thống LSH được tích lũy theo thời gian. Hàm lượng NO3- của nước lọc cao hơn nước thải. Tuy nhiên, nitrat hầu như không có tác động gây độc đối với các đối tượng nuôi. Hàm lượng cho phép của nitrat trong nước theo tiêu chuẩn lọc sinh học là 100 mg/l. Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng nitrat trong các bể nuôi vẫn được kiểm soát trong giới hạn.

Phốt phát nằm trong nước tự nhiên ở các dạng PO43-, HPO42-, H2PO4- của axit H3PO4 do có sự phân ly. Đối với nước biển ion PO43- có mặt rất ít. Ngoài ra phốt phát

là một trong những yếu tố sinh học quan trọng cần thiết cho sự sống của thủy sinh vật. Trong các nguồn nước tự nhiên hàm lượng các ion PO43-, HPO42-, H2PO4- thường rất thấp, hiếm khi nào hàm lượng PO43- vượt quá mức 1 mg/L ngay cả ở những thủy vực giàu dinh dưỡng [20].

Cũng như hàm lượng NO3-, hàm lượng PO43- được tích lũy theo thời gian và tốc độ tăng trưởng của cá. Hàm lượng PO43- dao động từ 0,12-0,34mg/l, các giá trị này đều nằm trong giới hạn cho phép của LSH (< 1mg/l), đảm bảo cho sự phát triển và sinh trưởng bình thường của cá.

Hàm lượng PO43- của nước lọc cao hơn so với nước thải là do hợp chất này không chuyển thành khí trong hệ thống lọc thoáng khí. Bên cạnh đó là quá trình kết tủa và lắng đọng trong trong môi trường lọc đệm cacbonat.

Một phần của tài liệu Theo dõi tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá ngựa đen (hippocampus kuda bleeker,1852) nhập từ nha trang ra nuôi trên bể qua hệ thống lọc tuần hoàn tại cát bà – hải phòng (Trang 45 - 48)