CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
4.2 Thực trạng huy động vốn tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế-
tế-xã hội và cá nhân
Bảng 4.3: Biến động nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế năm 2016 – 2018
Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2016 2017 2017/2016 2018 2018/2017
Chỉ tiêu Tuyệt đối Tương đối
Tuyệt
đối Tương đối
- KH bán lẻ 1.697.901 2.602.488 904.587 53,28% 2.835.012 232.524 8,93% - KHDN 2.241.904 1.557.716 (684.188) -30,52% 1.614.163 56.447 3,62%
Tổng 3.939.805 4.160.204 220.399 5,59% 4.449.175 288.971 6,95%
(Nguồn: Vietinbank Cần Thơ)
Biến động nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế được thể hiện trong bảng 4.3. Từ năm 2016 đến năm 2018 đã có sự thay đổi lớn trong cơ cấu nguồn vốn: tỷ trọng nguồn vốn bán lẻ đã tăng từ 43,10% năm 2016 lên đến mức 63.72% năm 2018. Trong đó nguồn vốn bán lẻ tăng nhanh nhất ở năm 2017, mức tăng đến 904.587 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 53,28% so với năm 2016. Nguyên nhân sụt giảm nguồn vốn KHDN là do có sự kiểm sốt nguồn tiền gửi và tiền vay của cùng khách hàng với quy định tuân thủ chênh lệch lãi suất tiền vay và tiền gửi tối thiểu. Điều này dẫn đến những khách hàng doanh nghiệp có dư nợ lớn của Chi nhánh lựa
chọn gửi nguồn tiền nhàn rỗi, chưa đến hạn thanh toán nợ tại ngân hàng khác.Do đó, trong năm 2017 Chi nhánh đã định hướng tăng trưởng nguồn vốn khách hàng bán lẻ để bù đắp vào. Vì vậy, dù nguồn huy động tiền gửi KHDN sụt giảm đến 684.188 triệu đồng năm 2017 so với năm trước thì tổng nguồn vốn huy động vẫn tăng ròng 220.399 triệu đồng.
Về hiệu quả huy động theo thành phần kinh tế hiện nay lãi suất tiền gửi của KHDN và khách hàng bán lẻ khơng có nhiều chênh lệch. Tuy nhiên lãi suất cho vay KHDN lại thấp hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay khách hàng bán lẻ. Đồng thời lãi suất mua bán vốn nội bộ của hai thành phần kinh tế khơng khác nhau. Do đó, về mặt hiệu quả nguồn vốn huy động từ KHDN hay khách hàng bán lẻ khơng có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, khách hàng bán lẻ với số tiền gửi ít sẽ ít gây biến động lớn ảnh hưởng đến hoat động kinh doanh của ngân hàng nếu quyết định rút tiền gửi. Do đó, với nguồn vốn từ khách hàng bán lẻ chiếm tỷ trọng cao ngân hàng sẽ có sự chủ động hơn và giảm được rủi ro về mặt quy mô nếu không giữ chân được khách hàng.
4.3 Nhận xét hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ
4.3.1 Kết quả đạt được
Thứ nhất về tổ chức huy động vốn tại Chi nhánh khá chặt chẽ và phù hợp với quy trình quy định của NHCTVN. Việc giao chỉ tiêu huy động đến từng cán bộ và theo dõi đánh giá thực hiện chỉ tiêu sâu sát sẽ giúp cho công tác điều hành. Ngoài ra cơ chế chủ động lãi suất cũng khá thoáng khi Chi nhánh có thể chủ động ở mức được cho phép.
Thứ hai, quy mô nguồn vốn tăng trưởng khá đều qua các năm. Trong tình hình cạnh tranh khốc liệt về lãi suất và chính sách chăm sóc khách hàng trên địa bàn mà Chi nhánh vẫn có thể giữ vững được quy mơ nguồn vốn là một kết quả đáng ghi nhận. Do đặc thù là một Chi nhánh Ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước chiếm tỷ lệ đa số nên Vietinbank Cần Thơ phải tuân thủ rất nghiêm túc chỉ đạo lãi suất của Trụ sở chính và Ngân hàng Nhà nước. Do đó, Chi nhánh khơng có lợi thế cạnh tranh về lãi suất so với các Chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn.
Một điểm nổi bật trong công tác huy động vốn của Chi nhánh là tương quan giữa cơ cấu nguồn vốn và nhu cầu sử dụng vốn khá hợp lý. Việc duy trì cơ cấu nguồn vốn này cũng giúp giảm thiểu chi phí sử dụng vốn khi nguồn vốn dài hạn chiếm tỷ trọng cao mà dư nợ cho vay ngắn hạn là chủ yếu.
Cuối cùng, nguồn vốn huy động khách hàng bán lẻ của Chi nhánh có sự tăng trưởng rất tốt. Chỉ trong giai đoạn 3 năm từ 2016 đến 2018, tỷ trọng nguồn vốn bán lẻ từ 43% đã tăng lên mức 63% trên tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Điều này giúp cho Chi nhánh có được sự chủ động trong kinh doanh vì nguồn vốn bán lẻ được đánh giá là ít biến động và ít gây ảnh hưởng quá lớn như nguồn vốn của KHDN vì tính quy mơ của nó.