Các nhóm giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

5.3.2 Các nhóm giải pháp

5.3.2.1 Nhóm giải pháp do bản thân Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ thực hiện

 Nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ

Chất lượng phục vụ và dịch vụ đóng vai trị đặc biệt quan trọng khơng chỉ trong công tác huy động vốn mà cịn ảnh hưởng đến tồn bộ hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó, muốn đẩy mạnh huy động vốn tiền gửi đòi hỏi Ngân hàng phải chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ. Thường xuyên đào tạo kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Xây dựng và bố trí quầy giao dịch phù hợp, ưu tiên cho khách hàng tiền gửi, có bộ phận tiếp đón tư vấn và hỗ trợ KH. Dựa trên tiêu chí khách hàng ưu tiên của Vietinbank, xây dựng phương án chăm sóc KH và thiết kế sản phẩm dịch vụ dành riêng cho đối tượng KH này.

 Xây dựng chiến lược marketing để quảng bá tiếp cận khách hàng

Xây dựng kế hoạch hàng năm các chương trình khuyến mại tiền gửi, đồng thời triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu trên các kênh truyền thống lẫn hiện đại. Triển khai các chương trình từ thiện, an sinh xã hội vì lợi ích cộng đồng khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm và hoạt động từ thiện.

 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

Về sản phẩm dịch vụ: Tổ chức đánh giá phân loại các sản phẩm dịch vụ huy động vốn hiện có của Vietinbank về số lượng, hiệu quả, vướng mắc trong quá trình triển khai bán hàng; tổ chức khảo sát ý kiến của KH; đồng thời phân tích khả năng sinh lời của SPDV. Trên cơ sở đó, đề xuất hạn chế hoặc loại bỏ các SPDV không hiệu quả, tập trung phát triển các SPDV được khách hàng ưa thích, có khả năng sinh lời cao.

Về kênh phân phối: Tổ chức đánh giá hoạt động HĐV trong thời gian qua, từ đó có giải pháp cơ cấu sắp xếp lại. Tập trung khai thác kênh tiền gửi thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử để vừa tận dụng được công nghệ ngân hàng vừa tiết kiệm chi phí giao dịch tại quầy.

Tích cực triển khai các giải pháp trọng tâm thúc đẩy nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn. Cụ thể như: các dịch vụ mở tài khoản số đẹp, tài khoản theo yêu cầu với điều kiện duy trì số dư tài khoản. Cung cấp gói tài khoản thanh tốn với chính sách ưu đãi vượt trội đến các khách hàng có nhu cầu giao dịch qua tài khoản lớn, gia tăng tần suất và doanh số giao dịch qua tài khoản tại NHCT. Khai thác khách hàng giao dịch tiết kiệm chuyển sang nhận lãi vào tài khoản. Phát triển đơn vị chi lương mới, đặc biệt khai thác hiệu quả dữ liệu khách hàng doanh nghiệp hiện hữu.

 Nâng cao cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất khang trang, thể hiện đúng chuẩn nhận diện thương hiệu là yếu tố vô cùng quan trọng thu hút khách hàng đến giao dịch. Do đó cần đánh giá điều kiện cơ sở vật chất tại hội sở chi nhánh và các PGD định kỳ để có kế hoạch cải tạo tu sửa thường xuyên. Đảm bảo không gian giao dịch thoải mái sang trọng và tạo sự an tâm cho khách hàng.

5.3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ từ Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thực hiện

Cho phép Chi nhánh thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, hiệu quả để tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đặc biệt với các khách hàng có giao dịch tiền gửi lớn, khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng truyền thống của Chi nhánh.

Cần có giải pháp ngăn chặn hiện tượng cạnh tranh nội bộ như: Chi nhánh nhận tiền gửi sau áp dụng lãi suất cao hơn cùng kỳ hạn so với Chi nhánh khác hiện đang áp dụng; Chi nhánh áp dụng lãi suất khi chưa được sự đồng thuận của Chi nhánh cùng phục vụ... Từ đó dẫn đến chi phí huy động vốn tăng cao nhưng quy mô tăng không tương xứng mà khách hàng lại chỉ chuyển từ Chi nhánh này sang Chi nhánh khác áp dụng lãi suất cao hơn.

Triển khai mạnh mẽ các chương trình khuyến mại dành riêng cho khách hàng tiền gửi. Đồng thời tổ chức các chương trình thi đua khen thưởng về huy động vốn trong hệ thống để khuyến khích chi nhánh.

5.3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước Thành phố Cần Thơ thực hiện

Hệ thống NHTM chịu sự quản lý điều hành trực tiếp từ NHNN. Trên cơ sở thực tế tình hình kinh tế xã hội, các chính sách vĩ mơ của Chính phủ mà NHNN sẽ có những biện pháp và cơng cụ điều tiết, giám sát bắt buộc các NHTM phải tuân thủ. Tuy nhiên, trên thực tế do sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường giữa các NHTM và các TCTD, đã có nhiều trường hợp vi phạm quy định của NHNN. Do đó, kiến nghị NHNN cần phái có chế tài mạnh và quyết liệt đối với những trường hợp vượt trần lãi suất huy động.

NHNN cần xem xét tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý theo hướng khuyến khích NHTM tăng cường huy động vốn tiền gửi của dân cư và tổ chức để góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Bên cạnh đó, NHNN nên xem xét nghiên cứu và triển khai áp dụng lãi suất thỏa thuận trong huy động vốn tiền gửi. Lãi suất được điều chỉnh theo biến động cung cầu trên thị trường tiền tệ. Do đó, kiến nghị NHNN để lãi suất tiền gửi được vận hành theo quy luật thị trường và chỉ can thiệp bằng các công cụ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu...

Cuối cùng NHNN cần thiết đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tốn. Từ đó có biện pháp kịp thời trong xử lý và chấn chỉnh sai phạm yếu kém của các NHTM và TCTD. Khi kiểm tốn tài chính cơng khai minh bạch sẽ làm gia tăng sự tin cậy giữa ngân hàng và khách hàng, tạo sự lành mạnh ổn định cho thị trường tài chính – tiền tệ.

5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Đề tài nghiên cứu dù đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu là tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam – Chi nhánh Cần Thơ. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian đề tài chỉ sử dụng và phân tích số liệu thứ cấp, có phần chủ quan của người nghiên cứu. Đặc biệt khi Vietinbank Cần Thơ sử dụng cơ chế điều tiết vốn nội bộ dẫn đến một số chỉ tiêu được tính tốn chưa chính xác có thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Ngồi ra, đề tài chỉ dựa trên phân tích số liệu thứ cấp tìm ra nguyên nhân nội tại hạn chế hoạt động huy động vốn của ngân hàng mà chưa tìm hiểu được ngun nhân xuất phát từ phía khách hàng. Do đó, trong các nghiên cứu kế tiếp, sau khi đã áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng và có đánh giá kết quả áp dụng giải pháp, cần phải nghiên cứu thêm về thái độ hành vi của khách hàng khi lựa chọn giao dịch tại Vietinbank Cần Thơ, những yếu tố tác động tới sự lựa chọn của khách hàng.

Tóm tắt chương 5

Chương 5 đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Vietinbank Cần Thơ dựa trên cơ sở những phân tích cụ thể ở chương trước đó. Những giải pháp được trình bày rõ ràng, có cơ sở và có những kiến nghị đến trụ sở chính của Vietinbank để có thể đưa vào thực hiện.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu Tiếng Việt

Đỗ Thị Ngọc Trang, 2011. Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội - Habubank. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế.

Đường Thị Thanh Hải, 2014. Ngân hàng Thương mại Việt Nam: Nâng cao hiệu quả huy động vốn. Tạp chí Tài chính số 5 - 2014.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2019. Báo cáo của HĐQT tổng kết

nhiệm kỳ 2014 – 2019 và định hướng nhiệm kỳ 2020 – 2024.

Nguyễn Hồng Yến và Vũ Thị Kim Thanh, 2017. Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại, Tạp chí Cơng thương, Các kết quả

nghiên cứu kho học và ứng dụng công nghệ số 04+05 tháng 04/2017

Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Nguyễn Minh Kiều, 2012. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

Nguyễn Văn Tân, 2017. Huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành, Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Tài chính

Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội

Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trần Thị Thanh Ngọc, 2016. Hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế.

Luận văn thạc sĩ. Học viên Ngân hàng.

Trịnh Thế Cường, 2018. Huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận văn tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh.

Tài liệu tiếng Anh

Richard Tuyishime, Dr. Florancec Memba and Dr. Zenon Mbera, 2015. The effects of deposits mobilization on finacial performance in commercial banks in

Rwada, a case of equity bank Rwada limited, International Journal of Small Business and Eutrepreneurship Research, Vol3, No.6, pp 44-71.

Tafirei Mashamba, Rabson Magweva, Linda C.Gumbo, 2014. Analysis the relationship between Banks’ Deposit Interest Rate and Deposit Mobilization: Empirical evidence from Zimbabwean Commercial Banks (1980 – 2006), Journal of Business and Management, Vol 16, pp 64-75.

Thangam Alagarsamy, 2017. Deposit Mobilization of Commercial Banks: A Study with Special Reference to Western Region in India, International Journal of Advanced Research in Management and Social Sciences, Vol.6, pp24-34.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)