- Dịch vụ: Thương mại đang trên đà phát triển, du lịch phát triển chậm,
3.1.3. Giải quyết việc làm trên cơ sở phát triển kinh tế
Lịch sử đã chứng minh được mối quan hệ biện chứng giữa giải quyết việc làm với phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn gốc của cải vật chất, giá trị thặng dư đều do lao động làm ra. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định là cơ sở để nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo ra được nhiều việc làm mới hơn. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình phát triển tất yếu của mỗi xã hội, thể hiện một giai đoạn mới phát triển hơn giai đoạn cũ, nhưng cũng địi hỏi sự tương thích về yêu cầu nhân lực đáp ứng.
Tạo việc làm phải gắn chặt với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc tạo việc làm và sử dụng lao động phải dựa trên xu thế phát triển của xã hội, tránh việc đào tạo dàn trải, khơng có định hướng, khơng có kế hoạch, dư thừa lãng phí.
- Để đảm bảo tốc độ phát triển của nền kinh tế, cần phải định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực có tính chất mũi nhọn, cơng nghệ cao, sử dụng lao động có kỹ thuật là tạo đà cho phát triển kinh tế. Bên cạnh việc định hướng cho lực lượng lao động có tay nghề cũng cần chú trọng đến lực lượng lao động có tay nghề thấp hoặc khơng có nghề (chiếm tỷ lệ tương đối cao), bằng cách khuyến khích những doanh nghiệp tạo được nhiều việc làm cho các đối tượng lao động, khôi phục những ngành nghề truyền thống sử dụng lao động tại chỗ.
- Phát triển kinh tế xã hội phải mang tính hài hịa, tạo ra sự chuyển biến tích cực giữa các thành phần kinh tế, các ngành, đa dạng hóa các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Việc này địi hỏi phải có một cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế cả về số lượng và chất lượng. Một nền kinh tế phát triển thì nhu cầu và khả năng tạo việc làm cho người lao động cũng tăng lên ở mọi lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, từ đó dần hình thành nên thị trường lao động theo đúng nghĩa, thống nhất và linh hoạt. Đối với một thị trường lao động, việc cung cấp thông tin về cung cầu lao động là vô cùng quan trọng; đồng thời cần có một hệ thống về luật pháp hoàn chỉnh để bảo vệ quyền lợi cả hai bên trong việc cung và cầu lao động, một xã hội giàu mạnh là tập hợp của những cá thể giàu mạnh trong một mơi trường bình đẳng, cơng bằng. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc làm giàu chính đáng của các tập thể, cá nhân.
- Giải quyết việc làm phải hướng vào mục tiêu chống thất nghiệp, khắc phục tình trạng thiếu việc làm và nâng cao hiệu quả việc làm, tăng thu nhập. Về mặt kinh tế giảm thất nghiệp cũng có nghĩa là giảm sự lãng phí nguồn nhân lực, về mặt xã hội thì nó góp phần làm ổn định xã hội, chống các hành vi tiêu cực nảy sinh do thất nghiệp.
84